Còn 91 doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo kế hoạch trong tháng 12
Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho hay, số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong tháng 12/2020 là 91 doanh nghiệp.
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, trong 11 tháng năm 2020 đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 7 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Công ty TNHHMTV Giống gia súc Hải Dương; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp của Tổng công ty là Công ty mẹ – Tổng công ty Phát điện 2 (EVENGENCO2).
Trong tháng 12 còn 91 doanh nghiệp phải tiến hành cổ phần hóa theo kế hoạch.
Video đang HOT
Lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 11/2020, đã có 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.503 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng. Tuy nhiên trong 178 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch).
Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong tháng 12/2020 là 91 doanh nghiệp (trong đó triển khai xác định và công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là 90 doanh nghiệp).
Cục Tài chính doanh nghiệp nhận định, tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm. Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020: Thành phố Hà Nội cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (4 Tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; Tp.HCM cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 Tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp (3 Tập đoàn, 3 Tổng công ty); Bộ Công Thương cổ phần hóa 4 doanh nghiệp (3 Tổng công ty, trong đó đã công bố giá trị 1 Tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 Tổng công ty.
Chủ tịch Ocean Group: "Thông tin IDS tiếp quản điều hành tại OGC là không đúng sự thật"
Theo lãnh đạo OGC, dự kiến doanh thu hợp nhất năm 2020 của OGC đạt trên 1.100 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch và lợi nhuận trước thúe năm 2020 ước đạt 240 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch đề ra.
Sáng ngày 1/12/2020, CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã tổ chức gặp gỡ nhằm cung cấp thông tin về tình hình điều hành và hoạt động của Công ty cũng như làm rõ một số thông tin liên quan đến cổ đông và các nhà đầu tư.
Ông Mai Hữu Đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị OGC cho biết, thời gian vừa qua OGC đã nhận được một số thư đề nghị gặp mặt của IDS Equity Holdings (IDS) khi công bố trên truyền thông đã sở hữu 51% cổ phần công ty. Tuy nhiên, qua xác minh trong danh sách cổ đông do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cung cấp cho thấy IDS không sở hữu cổ phần của OGC. Trong thư IDS gửi có danh sách ủy quyền của nhóm cổ đông với khoảng 51% cổ phần, ngày chốt danh sách rải rác từ tháng 10 đến tháng 11/2020, không cùng một thời điểm. Điều này khiến ban lãnh đạo OGC chưa xác minh được chính xác tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm nhà đầu tư ủy quyền cho IDS.
"Với tư cách đại diện pháp luật OGC, tôi khẳng định đến bây giờ OGC chưa nhận được bất kỳ khoản đầu tư, hỗ trợ nào của IDS. Hiện tại toàn thể ban lãnh đạo công ty vẫn đang điều hành tốt để từng bước đưa OGC vượt qua khó khăn và trở lại quỹ đạo phát triển", ông Đạt nói.
Ông Mai Hữu Đạt khẳng định những thông tin liên quan đến việc IDS sẽ tiếp quản điều hành tại OGC là không đúng sự thật, gây hiểu lầm cho cổ đông và nhà đầu tư trên thị trường. Các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát công ty do ĐHCĐ bầu ra với nhiệm kỳ là 5 năm (2019 - 2024) vẫn đang hoạt động bình thường theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Luật doanh nghiệp, luật chứng khoán và điều lệ công ty. Các thành viên HĐQT đưa ra quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông và lợi ích doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn công ty đang gặp khó khăn về tài chính.
Liên quan đến Nghị quyết số 15 về chủ trương thông qua việc chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu OCH do OGC sở hữu với mục tiêu thanh toán công nợ và bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty, ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch HĐQT OGC cho biết, trong các biện pháp giải quyết công nợ, OGC phải lên nhiều giải pháp như bán cổ phần, dự án, đàm phán với chủ nợ...Việc ra ra nghị quyết bán cổ phần OCH là một trong những công tác thực thi của doanh nghiệp để giải quyết công nợ và bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiện tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn OGC mất cân đối 550 tỷ đồng, trường hợp khoản nợ đến hạn không trả được chủ nợ có thể kiện doanh nghiệp, do đó, HĐQT đã họp và đưa ra kế hoạch bán vốn tại OCH là giải pháp sau cùng.
Chia sẻ về hoạt động kinh doanh năm 2020, ông Lò Hồng Hiệp - Tổng giám đốc OGC cho biết OGC tiếp tục hoạt động tập trung vào các lĩnh vực BĐS, dịch vụ khách sạn và kinh doanh thực phẩm. Dự kiến doanh thu hợp nhất năm 2020 của OGC đạt trên 1.100 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch và lợi nhuận trước thuế năm 2020 ước đạt 240 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch đề ra.
Theo thông tin chúng tôi nắm được, IDS Equity Holdings hiện không nắm giữ trực tiếp 51% cổ phần OGC nhưng đã có ủy quyền của 51% cổ đông đang sở hữu cổ phần tại OGC, uỷ quyền hoàn toàn cho IDS tất cả các quyền và nghĩa vụ với tư cách cổ đông.
Cơ điện lạnh (REE) chuyển nhượng 11% vốn Thuỷ điện Miền Nam về công ty năng lượng Thuỷ điện Miền Nam hiện có vốn điều lệ hơn 937 tỷ đồng, trụ sở đặt tại Tp.HCM. Công ty hiện vận hành 3 nhà máy thuỷ điện là Nhà máy Đa Siat (công suất 13,5MW), Nhà máy Đa Dâng 2 (công suất 34MW) và Nhà máy Đa M'Bri (công suất 75MW). Công ty TNHH Năng lượng REE vừa nhận chuyển nhượng hơn...