Con 7 tuổi mẹ mới lần đầu tới trường đón con tan học
“Lúc đi đón mình sợ con không nhận ra, cũng không dám ôm vì sợ con sẽ đẩy ra như những lần trước đây”- Thu Hồng kể lại.
Với nhiều người, ôm con trong vòng tay hay đưa đón con đi học mỗi ngày là chuyện cực kỳ bình thường. Nhưng đôi khi đó là điều xa xỉ với những bố mẹ đi làm xa, không có nhiều thời gian kề cận và chăm sóc con.
Câu chuyện của người mẹ trẻ tên Thu Hồng (27 tuổi, quê Hải Dương) đang thu hút sự quan tâm của dân mạng là một ví dụ. Hồng cho biết sau 7 năm gửi con cho ông bà nuôi để đi làm xa, đây là lần đầu tiên cô được đón con đi học về. “Niềm hạnh phúc tưởng chừng đơn giản nhưng giờ mẹ mới có thể làm được cho em” - cô viết.
Khoảnh khắc cậu bé nhảy chân sáo khi được mẹ đón lần đầu tiên.
Chia sẻ rõ hơn về câu chuyện của mình, Thu Hồng cho biết sau khi học xong cấp 3, cô sang Nhật Bản vừa học vừa làm. Tại đây cô đã quen và yêu chồng – anh Nguyễn Văn Hưng (31 tuổi). Khi cả 2 đang đi học ở trường tiếng thì Hồng phát hiện có em bé nên chưa đủ điều kiện để con ở lại Nhật cùng bố mẹ:
“Theo quy định của trường, mình chỉ được bảo lưu 6 tháng nên bầu 7 tháng, 2 mẹ con về Việt Nam để chờ sinh. Khi con được 3 tháng tuổi, mình phải bỏ con lại cho ông bà 2 bên chăm sóc rồi sang Nhật học tiếp” - Thu Hồng kể lại.
Video đang HOT
Vợ chồng Thu Hồng.
Được ông bà nuôi nấng từ bé nên trong những năm đầu đời, con trai Hồng không nhận ra bố mẹ: “Bình thường, ông bà hay chỉ ảnh cưới của vợ chồng mình để con biết mặt bố mẹ. Đến lúc call video, ông bà cũng chỉ đây là bố, đây là mẹ nhưng con khóc rồi gọi bố mẹ trên ảnh. Lúc đó mình chỉ biết nuốt ngược nước mắt vào trong” .
Đến khi con được 3 tuổi Hồng có tranh thủ về được 1 lần. Nhưng trái với mong mỏi của cô, con trai lại gào khóc khi gặp mẹ, đẩy ra không cho bế hay ngủ chung. Vì vậy Hồng phải chờ con ngủ say mới dám ôm và thơm trộm. “Mình hiểu đó là phản xạ bình thường của con khi xa bố mẹ lâu quá, vừa buồn vừa thương con” - Hồng tâm sự.
Kể về chuyện đi đón con lần đầu tiên, Hồng cho biết cô rất sợ con không nhận ra, sợ bị con đẩy ra như nhiều lần trước đó nên không dám ôm ngay. “Nhưng con nhận ra mẹ và vui lắm. Trên đường về, gặp bạn nào cũng gọi rồi khoe ‘Mẹ tớ này’. Chắc con mong chờ điều này lâu lắm rồi…” - người mẹ trẻ kể.
Thu Hồng và con trai.
Phía dưới câu chuyện, nhiều người đã để lại bình luận xúc động và đồng cảm với mẹ con Thu Hồng:
- Tự dưng rơi nước mắt. Cảnh con xa mẹ thấy tủi thân vô cùng.
- Mình cũng có cảm giác đó vì thi thoảng lắm mình mới có thời gian đi đón con. Khi thấy mình con mừng reo lên luôn đó.
- Vừa lạ vừa quen. Xa mẹ lâu ngày nên em không dám ôm mẹ. Thương em lắm!
- Xem mà rớt nước mắt. Lần đầu tiên trong đời mình được mẹ đón là năm lớp 3. Đó cũng là lần duy nhất vì mẹ còn có gia đình riêng của mẹ.
- Thương em bé thật. Hạnh phúc chỉ thực sự có khi cả gia đình nhỏ được ở với nhau. Dù biết mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nhưng chỉ mong những em nhỏ luôn được vui vẻ.
Trong tương lai, vợ chồng Hồng rất muốn đón con qua Nhật nhưng hơn hết, cả 2 muốn tôn trọng quyết định của con: “Mình hiểu rằng con đã gắn bó với ông bà rất lâu rồi và chưa quen với bố mẹ. Vì vậy mình sẽ để con tự lựa chọn, miễn con thấy vui và thoải mái nhất, không ép buộc gì. Nếu con muốn ở lại với ông bà thì vợ chồng mình cũng sẽ ủng hộ, cố gắng đi đi về về để có nhiều thời gian bên con hơn và cố gắng bù đắp cho con nhiều nhất có thể”.
Đổi giờ vào học và tan học của học sinh: Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết: Những gì chưa hợp lý về giờ vào học, ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến kết quả kỳ học của học sinh và gây khó khăn cho việc đi lại của cha mẹ thì nhất thiết phải điều chỉnh.
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, báo chí nêu ý kiến: Việc thay đổi giờ vào học và tan học của học sinh hiện nay là chưa phù hợp, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh và gây khó khăn cho cha mẹ khi đưa đón các con đến trường.
Giải đáp vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn nhận định: Việc tưởng chừng là nhỏ khi điều chỉnh giờ học của học sinh nhưng nó có tác động rất lớn.
"Số giờ ngủ của học sinh là rất quan trọng đối với việc học tập và việc này phải nghiên cứu rất kỹ, bởi nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh", ông Sơn nói.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn nêu thực tế: Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu, không chỉ học sinh ở Việt Nam mà học sinh trên thế giới có xu hướng đi ngủ muộn. Vì vậy nếu như đi học sớm thì sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập. Tất nhiên, điều này còn tùy theo từng địa phương, thời tiết theo mùa. Ví dụ như ở châu Âu, học sinh và sinh viên thường bắt đầu giờ học rất là muộn. Và cũng giống như ở Việt Nam, thời tiết mùa đông cũng khác thời tiết mùa hè nên có nơi điều chỉnh giờ học cho phù hợp.
Ngoài ra, theo ông Sơn, việc này là còn liên quan đến giờ làm việc của cha mẹ, giờ hành chính ở các địa phương. Theo quy định về phân cấp quản lý nhà nước thì việc quyết định giờ học ở các địa phương thời gian qua nhìn chung là tương đối phù hợp.
Vừa rồi cũng có nhiều ý kiến của các phụ huynh, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh, phản ánh việc thay đổi giờ học, và Sở Giáo dục và Đào tạo của Thành phố đã có quyết định điều chỉnh khung thời gian học của học sinh.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Những gì chưa hợp lý về giờ vào học, ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến kết quả kỳ học của học sinh và gây khó khăn cho việc đi lại của cha mẹ thì nhất thiết phải điều chỉnh. Cách làm của Thành phố Hồ Chí Minh là khảo sát ý kiến, quyết định theo đa số ý kiến 93% người được hỏi để điều chỉnh lại giờ học cho học sinh là hợp lý. Tất nhiên là tùy từng địa phương, tùy tình hình giao thông, như ở Hà Nội hay các vùng nông thôn thì lại khác. Vì vậy, ở các địa phương cần có khảo sát, đánh giá kĩ.
Trong việc liên quan đến giao thông như ở Hà Nội, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, cần ưu tiên giờ học của học sinh trước, từ đó tính toán, điều chỉnh giờ làm việc của viên chức, công chức./.
TP.HCM điều chỉnh giờ vào học cụ thể ở các cấp Liên quan đến vấn đề lùi giờ vào học của học sinh trên địa bàn TP, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Hồ Tấn Minh cho biết, trước đây Sở đã có quy định khung giờ vào học cho các cấp học, tuy vậy việc quy định giờ giấc cụ thể do các trường chủ động quyết định. Theo chỉ...