Còn 667 doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa lên sàn chứng khoán
Theo Văn phòng Chính phủ, tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ tổ chức, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra sáng nay (ngày 21/11), Bộ Tài chính sẽ công khai hiện trạng doanh nghiệp sau cổ phần hóa tiếp tục chây ỳ đưa cổ phiếu lên thị trường chứng khoán (TTCK).
Theo rà soát của Bộ Tài chính, hiện còn tới 667 doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK. Con số này giảm không đáng kể so với 747 doanh nghiệp chưa lên sàn được bộ này công khai trong năm 2017.
Việc nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên TTCK, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.
Kết thúc Hội nghị quan trọng trên, theo kế hoạch, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nghiêm túc thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK; xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc chậm trễ đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK.
H.Hòe
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Video đang HOT
Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa kinh doanh rất ấn tượng
Tổng hợp kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa cho thấy, so với năm trước khi cổ phần hóa, bình quân lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước, vốn điều lệ, tổng tài sản, doanh thu, thu nhập bình quân của người lao động đều tăng.
Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có xu hướng tăng trưởng ổn định
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính, doanh nghiệp Nhà nước là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với những biến động thị trường; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội.
Ông Tiến cũng cho biết, theo báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra ngoài đều có lãi, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư vốn chỉ tập trung vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà nước duy trì doanh nghiệp làm chủ sở hữu không còn hiện tượng đầu tư vốn dàn trải.
Đối với cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính cho biết, cổ phần hóa là giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Thông tin từ Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính cho hay, so với năm trước khi cổ phần hóa, bình quân lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước, vốn điều lệ, tổng tài sản, doanh thu, thu nhập bình quân của người lao động đều tăng.
Cụ thể, giai đoạn trước năm 2015: Tổng hợp kết quả hoạt động của trên 300 doanh nghiệp sau cổ phần hóa năm 2015 cho thấy: so với năm trước khi cổ phần hóa, bình quân lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.
Điển hình như Công ty cổ phần giống cây trồng trung ương có doanh thu tăng 20 lần, lợi nhuận tăng 40 lần, tổng tài sản tăng 22 lần, vốn chủ sở hữu tăng 40 lần. Công ty cổ phần sữa Việt Nam có doanh thu tăng 10 lần, nộp ngân sách tăng trên 6 lần, vốn chủ sở hữu tăng 13 lần.
Năm 2017: Theo báo cáo của 294 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (các số liệu so sánh xét trong cùng số lượng 294 doanh nghiệp cổ phần hiện có năm 2016) thì tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần là 543.858 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2016; Tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp cổ phần theo báo cáo hợp nhất là 337.627 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần năm 2017 là 210.035 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2016; tổng doanh thu đạt 482.545 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2016; tổng lợi nhuận kế toán trước thuế theo báo cáo hợp nhất là 36.633 tỷ đồng, tăng 11% so với số thực hiện năm 2016.
Vẫn còn một số doanh nghiệp cổ phần hoạt động kém hiệu quả
Theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần thì có 35 doanh nghiệp với tổng số lỗ phát sinh là 844 tỷ đồng. Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước đạt 47.297 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2016. Trong đó, một số doanh nghiệp cổ phần có số lỗ phát sinh lớn như Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh lỗ phát sinh 70 tỷ đồng; Tổng công ty LICOGI lỗ phát sinh 59 tỷ đồng....
Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp cổ phần hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu như Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam (âm vốn chủ sở hữu 79 tỷ đồng); Công ty CP XNK Đà Nẵng (âm vốn chủ sở hữu 41 tỷ đồng)...
Liên quan đến công tác cổ phần hóa, Bộ Tài chính cho biết, tiến độ triển khai cổ phần hóa trong 9 tháng đầu năm 2018 còn chậm, có khả năng không đạt được theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong đó, TP Hồ Chí Minh theo kế hoạch phải thực hiện cổ phần hóa 39 doanh nghiệp, chiếm 44% tổng số doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa năm 2018; đến nay chưa triển khai được đơn vị nào.
Thành phố Hà Nội phải thực hiện cổ phần hóa 14 doanh nghiệp (kế hoạch năm 2018 là 11 doanh nghiệp và 3 doanh nghiệp thuộc kế hoạch năm 2017 chuyển sang), chiếm 16% tổng số doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa năm 2018; đến nay chưa triển khai được đơn vị nào.
Về thoái vốn, theo Quyết định của Chính phủ, năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, tuy nhiên lũy kế đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị; 9 tháng đầu năm 2018 có 18 đơn vị). Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước còn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra.
Đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Bộ Tài chính cho biết, một số Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
Yến Nhi
Theo vnmedia.vn
Đã "rút" được gần 2.500 vốn nhà nước khỏi các lĩnh vực nhạy cảm Theo Bộ Tài chính, trong 11 tháng đầu năm 2018, cả nước thoái được 5.067 tỷ đồng, thu về 10.499 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Bộ Tài chính cho biết, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017 - 2020 sẽ thực hiện thoái 406 danh mục, khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các...