Cơm tấm Sài Thành
1. Ba tôi kể, hồi đầu năm 1962, ông đã được ăn cơm sườn chánh hiệu Sài thành rồi nhưng không phải là sườn nướng mà là cơm sườn “khìa” ở Ngã Sáu Nguyễn Tri Phương bây giờ. Chủ nhân của xe cơm tấm này là hai ông bà người Nam bộ, đã bán cơm tấm từ năm 1946, trước khi ba tôi lên Sài Gòn
Cơm tấm bì sườn chả
Ngoài cơm nấu bằng gạo tấm thơm, mỡ hành béo ngậy và bì, chả…, miếng sườn “khìa” ở đây đặc biệt nhất đất Sài thành, không nơi nào làm giống như vậy được. Thịt nạc dăm có chút mỡ được phay thật mỏng, ướp tỏi, đường, màu dừa, xì dầu… cho thấm rồi “khìa” trên chảo lửa riu riu.
Không như các nơi khác chỉ đặt hũ nước mắm pha chua ngọt trên bàn để khách dùng tùy ý, ở quán này những vị khách quen – như ba tôi chẳng hạn – đều được chủ xe cơm cho thêm chén nước thịt đậm đà, ăn một lần là nhớ mãi. Ba tôi khẳng định: Vậy mới là cơm tấm Sài Gòn chánh hiệu, nhưng đó cũng chỉ là lời khẳng định của một người sành ăn từ Bạc Liêu lên Sài Gòn vào thập niên 60 như ba tôi.
2. Người sành ăn cơm tấm ở Sài Gòn trước năm 1975 lại nhất quyết: chỉ có cơm tấm Trần Quý Cáp là số dzách. Quán nằm trên đường Trần Quý Cáp, nay là đường Võ Văn Tần ở quận 3, nổi tiếng bởi miếng sườn nướng trên than củi, nhúm bì nhiều thịt hơn da heo và nước mắm rất ư vừa khẩu vị Nam bộ.
Trước đây, cơm tấm Sài Gòn nói chung không ai bán đại trà với tôm, xíu mại, hột gà ốp la, đậu hũ nhồi thịt, gà nướng, mắm chưng… như bây giờ. Người ăn cơm tấm Sài Gòn đúng nghĩa cho rằng chỉ có 3 thứ “được phép” bán kèm cơm tấm là sườn, bì, chả.
Video đang HOT
Ảnh travelive.vn
Và nước mắm của cơm tấm Sài Gòn phải để sẵn trong keo chao, đặt trên bàn gỗ, có sẵn một cái vá nhỏ để ai ăn thì tự múc, chan lấy. Nước mắm cũng chỉ có 1 loại kèm theo hũ ớt bằm nhuyễn để cạnh chứ không đầy rẫy đồ chua, dưa leo, cà… như hiện thời. Cơm tấm Sài Gòn ngày đó cũng chưa biết cách trưng ra cái lò than nướng thịt ngoài đường, dùng khói, mùi thơm, tiếng mỡ chảy xèo xèo… để “dụ” thực khách qua lại.
Và hồi đó ăn cơm tấm cũng phải ăn ngay tại quán, không ai mua đem về bằng hộp giấy, bao ny lông như những năm gần đây. Có chăng là bệnh nhân nằm trên giường, thèm quá nên nhờ người nhà xách lon “gui gô”, “gà mên” ra mua một phần, cầm theo cái chén hay hũ chao nhỏ đựng nước mắm mà thôi.
3. Theo hiểu biết ít ỏi, thiển cận của tôi thì khoảng chục năm sau giải phóng, TPHCM không thấy có bán cơm tấm đại trà, chỉ là một vài quán như vừa kể ở trên bán để giữ nghề.
Sau đó, quán cơm tấm Thuận Kiều trên đường Thuận Kiều mới bày ra món gà, sườn nướng ngoài lề đường và trở nên nổi tiếng, mở không biết bao nhiêu chi nhánh 1, 2, 3, 4, 5, 6… thậm chí có quán còn lấy tên là Thuận Kiều em! Cơm tấm Thuận Kiều có miếng sườn cắn ngập răng, cái đùi gà to bự, ngon nhất là đồ chua ăn kèm gồm kim chi, rau muống bóp giấm, giá sống muối, dưa món…
Còn quán cơm tấm Kiều Giang lại được nhiều người biết đến chỉ trong 10 năm trở lại đây do ngon, rẻ (lúc ban đầu). Nằm ở vị trí thuận tiện bên chân cầu Sài Gòn nên các du khách hay khách đoàn thường chọn Kiều Giang làm nơi điểm tâm. Từ một quán cóc, Kiều Giang vươn lên trở thành “đại gia cơm tấm” có tiếng ở các cửa ngõ ra vào TPHCM và dĩ nhiên là giá cả thì không thể “cóc” như hồi mới trình làng nữa.
4. Bây giờ, khắp TPHCM vào buổi sáng hay trưa, tối, quán cơm tấm xuất hiện nhan nhản như nấm sau mưa. Chỉ một đoạn ngắn từ Cầu Bông đến Lăng ông Bà Chiểu, ăn theo tiệm cơm tấm Ma (tên thật là quán Mai), mấy chục quán cơm tấm xuất hiện ngót 10 năm nay.
Các phố cơm tấm trên đường Ngô Gia Tự, quận 10; trên đường Võ Văn Tần, quận 3… đều có thực khách riêng vì những “gu” ăn cố định. Tôi cũng vậy, biết rằng cơm tấm Sài Gòn đâu đâu cũng ngon nhưng vẫn chọn cho mình một quán “ruột”. Đúng 7 giờ 30 sáng (quán không bán sớm và đến 10 giờ 30 là nghỉ), một chiếc xe cơm cũ kỹ được người bán dọn lóc cóc ra lề đường.
Phía trước xe cơm có tượng ông Nguyễn Tri Phương tay cầm kiếm, tay chỉ xuống dưới đất, nơi dòng người dập dìu qua lại và mấy bộ bàn ghế thấp tè hiện hữu trên nửa thế kỷ. Tôi ngồi ngay ngã 6 đông đúc ấy, nhớ về hình ảnh người cha sớm khuất núi, chờ chị bán cơm dọn ra 1 chén nước thịt “khìa”.
Vẫn là cái “gu” mà ba tôi đã đưa chúng tôi đi ăn từ thuở bé xíu, vẫn là một quán cóc, vẫn hũ nước mắm đặt trên bàn, vẫn một chiếc xe nhỏ nhắn chứa tô thịt, tô bì, mâm chả, nồi cơm bốc khói… như lời ba kể, chỉ duy nhất người bán đã thay đổi đến thế hệ thứ 3. Tôi ngồi ăn mà như lạc vào tiềm thức của Sài Gòn xưa với món cơm tấm đã làm rạng danh một vùng đất.
Theo BĐVN
King BBQ: Vua nướng Hàn Quốc.
Trong nghệ thuật ẩm thực, hương vị lạ luôn là một trong những điểm hấp dẫn người sành ăn. Tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây, món nướng kiểu Hàn Quốc đã hiện diện nhưng vẫn còn mới mẻ với đa số thực khách.
Bên cạnh đó, thịt bò Mỹ, mà đặc biệt là sườn bò, càng xa lạ hơn trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Vậy mà cả hai "điều lạ" ấy lại hiện diện song hành tại King BBQ.
Trong suy nghĩ của nhiều người, món nướng được xem là ngon nhất trong tất cả các kiểu chế biến thức ăn. Điều này, có lẽ bắt nguồn từ lịch sử phát triển của nhân loại. Khi phát hiện ra lửa thì món ăn đầu tiên của thủy tổ loài người chính là món nướng. Thực tế kiểu chế biến thức ăn này dù đơn giản nhưng hấp dẫn vì nó luôn mang đến cho người thưởng thức hương vị thơm ngon và nóng hổi một cách mộc mạc và tự nhiên.
Trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm tiến hóa, dẫu cuộc sống có nhiều đổi thay, món ăn ngày càng được sáng tạo thêm nhiều hương vị thì món nướng vẫn là đỉnh cao của ẩm thực. Thế nên chữ "King" trong cái tên KING BBQ dường như muốn nhắc lại ý nghĩa món nướng là "vua" trong tất cả các phương cách chế biến thức ăn. Điều đó được thấy rất rõ trong món sườn bò Mỹ nướng kiểu Hàn Quốc. Quả thật, khi thử qua miếng sườn nướng vàng ươm, nóng hổi và thơm lừng tại đây, không ít thực khách sẽ phải thừa nhận, món nướng ở KING BBQ xứng danh là "vua sườn nướng".
Theo bếp trưởng của nhà hàng - ông Park Seong Min với trên 20 năm kinh nghiệm làm việc tại nhà hàng chuyên về sườn bò nướng nổi tiếng tại Seoul Hàn Quốc đã chia sẻ, thao tác đầu tiên trong qui trình chế biến là ông cắt miếng sườn bò với một đầu là xương sườn và phần còn lại là khoảng thịt dài. Kế đến ông tẩm vào sườn bò nước sốt và một vài nguyên liệu đặc biệt của Hàn Quốc để tạo độ mềm cho thứ thịt bò vốn đã mềm hơn so với nhiều loại thịt bò khác. Sau đó, ông cuốn miếng sườn bò rất nhiều thịt thành một khoanh tròn và sắp lên một đĩa sứ.
Khi đĩa sườn bò đỏ au đã được tẩm ướp gia vị mang ra bàn, người phục vụ sẽ trải dài từng miếng sườn lên vỉ nướng, rồi cẩn thận lật trở sao cho từng mặt của miếng sườn được chín đều. Lúc miếng thịt sườn vừa chín tới, những giọt mỡ li ti bám trên bề mặt miếng sườn đang sôi đều và tỏa ra một mùi thơm hấp dẫn, nhân viên phục vụ sẽ cắt thành từng miếng vừa đủ có thể đặt vừa vặn lên rau salad hoặc lá nhíp ăn kèm và nhẹ nhàng mời thực khách thưởng thức. Điều đặc biệt khi thực khách trải nghiệm món nướng tại nhà hàng King BBQ là trong suốt quá trình nướng, thực khách không hề phải khó chịu với mùi đồ ăn cháy hay mùi khói ám vào quần áo vì sườn bò được nướng với công nghệ bếp hiện đại, sử dụng công nghệ nướng mới nhất của Hàn Quốc.
Một phần không thể thiếu của món sườn bò nướng ở KING BBQ là đĩa rau tươi xanh. Thực khách sẽ nhẹ nhàng và chậm rãi cuốn từng miếng thịt bò nướng vào xà lách hoặc rau nhíp, trước khi cho thêm lát tỏi, miếng ớt xanh, mẫu cà rốt hay miếng dưa leo. Sau cùng là chấm với một loại tương đặc biệt của Hàn Quốc. Lúc này, hương vị mà người dùng khám phá được trong món ăn là mùi thơm dịu nhẹ và vị ngọt tự nhiên của thịt bò pha lẫn với cái vị hơi nồng của tỏi và rau nhíp và vị cay của ớt. Những loại rau ăn kèm này có công dụng làm cân bằng cho món ăn, kích thích tỳ vị, giúp người thưởng thức không bị ngán cho dù ăn nhiều thịt. Theo các chuyên gia ẩm thực, đồ ăn Hàn Quốc không chỉ ngon và hấp dẫn mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hàm lượng chất xơ đủ tốt cho quá trình tiêu hóa và giúp phòng tránh bệnh tật. Tại King BBQ, chất xơ còn được tăng cường cho bữa ăn với 05 loại panchan (món ăn phụ), trong đó có kim chi cải thảo đỏ, kim chi su hào, bánh hẹ, namul xà lách son, kim chi cải thảo trắng....
Thông thường sau khi thưởng thức món nướng, nhiều thực khách sẽ dùng thêm món soup như là cách để giảm bớt sự khô khan và tạo sự đang dạng trong vị giác. Tại đây, có món soup Kim Chi đậm đà hương vị truyền thống Hàn Quốc là lựa chọn hàng đầu cho mục đích này . Dù vậy, canh sườn bò cũng là một món rất được ưa thích tại KING BBQ. Trong món ăn này, thịt bò mềm thơm và nước soup có vị ngọt thanh phảng phất mùi thơm tổng hợp từ nấm linh chi, nấm đông cô, táo tàu, và nhân sâm. Nếu uống thêm một chút rượu sochu thực khách sẽ cảm thấy thức ăn được tiêu hóa nhanh và nguồn năng lượng chảy tràn trong cơ thể.
Tiếp nối thành công của King BBQ TP.HCM, nay King BBQ chính thức được khai trương tại Hà Nội vào ngày 10/10 - khi tiết trời bắt đầu se se lạnh. Nhân dịp khai trương, nhà hàng sẽ triển khai chương trình khuyến mãi "giảm 20% trên tổng giá trị hóa đơn thanh toán cho đến hết ngày 31/11".
Đến với King BBQ để cảm nhận món sườn nướng của "vua"!
Địa chỉ nhà hàng King BBQ:
- Tại TP HCM: gian hàng B3-03B, tầng B3, Vincom Center - 70 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.
ĐT: 08.39939486
- Tại Hà Nội: tầng 1, tòa nhà 24T2, Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội.
ĐT: 04.62557755
Theo báo mới
La Cà - Khám phá quán ăn mang phong cách miền viễn Tây Thức ăn ở đây ngon và có thể nói là cực rẻ, nếu so với với cái không gian đậm chất "ngoại quốc" này. Đây là một quán có khung cảnh tuyệt vời. Khu trên lầu với phong cách cao bồi cổ điển, giữa phòng là một cái bánh xe bò thật to treo trên không dùng để đốt nến, bàn ăn và...