Cơm nị – cà púa, sự kết hợp độc đáo của ẩm thực làng Chăm
Sẽ không ngoa khi nói cơm nị – cà púa là một phép cộng hoàn hảo của nền ẩm thực người Chăm. Hai món ăn, hai bản thể khác biệt nhưng không thể tách rời nhau, luôn đi cùng nhau để tạo nên một hương vị đầy mê hoặc.
Làng Chăm tại xứ An Giang trải dọc theo hai bên bờ sông Hậu và các nhánh sông Hậu với những ngôi nhà sàn bằng gỗ mộc mạc, độc đáo.
Ảnh: Quốc Dũng/Người Lao Động
Cộng đồng dân tộc Chăm nơi đây cuốn hút một cách kỳ lạ bởi những nét văn hóa đặc trưng, luôn rực rỡ, phóng khoáng nhưng không quá phô trương, kiểu cách. Những tinh túy này len lỏi vào trong nếp sống và nở rộ ngay trong nền ẩm thực địa phương.
Với người Chăm, ẩm thực là những thứ không xa hoa, mà ẩm thực chính là tinh tế và sự bình dị. Điều này được thể hiện rõ nét và chuẩn xác nhất trong món cơm nị – cà púa. Đặc sản này đòi hỏi phải có mặt đầy đủ của cả hai món ăn cơm nị và cà púa để cho ra một hương vị sẵn sàng bùng nổ mọi giác quan.
Món cơm nị – cà púa đặc sản An Giang – Ảnh: Cổng thông tin điện tử An Giang
Sự đầu tư và tỉ mỉ ngay từ công đoạn lựa chọn nguyên liệu cũng như cách chế biến đã làm cho món ăn này hoàn hảo trong mọi chi tiết. Trước tiên phải nói về cơm nị.
Video đang HOT
Gạo sau khi đã lựa kỹ sẽ được vo cho sạch, thêm một chút muối rồi xả lại với nước. Tiếp đến, đổ gạo ra rổ lớn, để một lát cho ráo nước. Sau đó xào bơ cùng nụ đinh hương, quế cho dậy mùi thơm rồi đổ gạo vào xào để tạo độ săn và quyện đều nguyên liệu. Phần gạo đã được xào xong sẽ đem trộn cùng bột hạt điều đã rang sẵn. Công đoạn này giúp cơm nị có màu vàng tươi đặc trưng.
Đổ gạo vào hỗn hợp nước bao gồm muối, đường, bột ngọt, cà ri đã quấy đều, đem nấu. Khi cơm đã gần chín thì rưới nước cốt dừa hoặc sữa vào nồi rồi nấu tới khi chín hẳn. Lưu ý, không cho nước dừa và sữa vào từ đầu vì sẽ làm cơm dưới đáy nồi dễ bị cháy khét, không dẻo, thơm.
Để tăng sự mới lạ, người làng Chăm còn cho thêm nho khô trộn cùng cơm. Chỉ với công đoạn nấu cơm nị cũng đã đủ để ta thấy sự công phu, kỹ lưỡng của người Chăm. Và chính phong thái cầu kỳ này đã góp phần tạo nên một món ăn vừa thơm ngon, vừa béo ngậy .
Để đi kèm với cơm nị đầy tinh tế, thành phần cà púa cũng chẳng kém cạnh về độ chỉn chu. Muốn món cà púa ngon đúng vị, người ta khử mùi thịt bò bằng cách đổ rượu và gừng vào. Sau đó, chọn quả dừa bánh tẻ đem nạo sợi nhỏ, một nửa để thắng nước cốt dừa, một nửa để rang cho vàng. Tiếp đến, bắc chảo nóng, cho thịt bò vào xào cùng dừa khô, cà ri tự chế biến theo khẩu vị, ớt muối. Xào đều tay cho đến khi thịt bò thấm đều, rưới nước cốt dừa rồi hầm cho thịt thật mềm. Hành tím, đậu phộng rang, cơm dừa nạo phủ đều khắp bề mặt sẽ là bước cuối cùng làm bật lên vị ngon cho cà púa.
Từng nguyên liệu, từng món ăn khi đứng riêng lẻ cũng đã dư sức làm lay động lòng người. Nên khi hai mảnh ghép này kết hợp lại thì chắc chắn sẽ độ ngon còn tăng lên gấp bội. Hạt cơm vàng tươi, ngậy béo phảng phất mùi dừa nhưng chẳng phải mềm nhừ mà ráo khô, tơi xốp. Khi chan cùng nước cà púa thì lại có thêm vị cay the, đậm đà, khiến du khách phải xuýt xoa ngay từ muỗng đầu tiên.
Phần cơm nị làm bước đệm hoàn hảo cho thịt bò cà púa bật lên hương vị tuyệt vời của tổng thể. Những sớ thịt mềm rục, thấm đẫm gia vị, mọng nước, khi cắn vào thì cái ngọt, cái bùi béo lập tức như những chiếc bong bóng vỡ tan, bung tỏa trong miệng.
Yếu tố tạo nên thành công của đặc sản này chính là nước cốt dừa và cà ri. Không quá ngầy ngậy mà độ béo dịu, sánh đặc và màu sắc tươi sáng của chúng đã giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt béo của sữa, bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt của thịt bò, nho khô, cay nồng của ớt, mang lại cảm giác thơm ngon, lạ miệng chưa từng thấy. Các hương vị tuy khác nhau nhưng rất đỗi hòa quyện, tạo cảm giác dễ chịu, hài hòa không tưởng.
Món ăn này được người Chăm làm nhiều ở những dịp trọng đại, bữa tiệc truyền thống, mâm cơm gia đình hay cúng lễ tại thánh đường… Và chỉ khi đến làng Chăm, du khách mới được dịp thưởng thức món cơm nị – cà púa đúng chuẩn.
Không khó để nhận thấy cơm nị và cà púa là một “cặp bài trùng” không thể tách rời, bổ trợ nhau, tạo nên nét riêng khó lẫn trong kho tàng ẩm thực Chăm. Không những thế, đây còn là đặc sản đại diện cho cách thưởng thức món ăn cầu kỳ, tinh tế của người dân châu thổ.
Tin rằng, cơm nị – cà púa sẽ mang đến trải nghiệm hiếm có cho du khách khi đến với làng Chăm An Giang – ngôi làng hàng trăm năm nép mình bên dòng Châu Giang mộng mơ, e ấp.
Bánh phồng cá linh đặc sản An Giang ngon lạ cho ngày tết
Bánh phồng cá linh là món đặc sản nổi tiếng của vùng đất An Giang. Miếng bánh khi chiên lên giòn rụm vừa xốp vừa béo ngậy, vừa mằn mặn lại mang mùi vị hải sản.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu về cách làm món cá phồng cá linh ngon tuyệt của An Giang qua bài viết sau nhé!
Bánh phồng cá linh đặc sản An Giang
Cá linh An Giang:
Cá linh là một đặc sản dân dã của người dân miền Tây đặc biệt là người dân của xứ An Giang. Mỗi năm, cá linh chỉ xuất hiện một lần vào mùa lũ từ cuối tháng 8 cho đến tháng 11. Đầu mùa chính là thời điểm cá ngon nhất bởi khi đó cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá có mỡ nên ăn rất béo.
Món ăn ngon từ cá linh :
Cá linh có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như đem kho lạt, kho khô, kho mía, kho bứa, làm chả, nấu canh chua bông điên điển... và được chế biến thành bánh phồng
Cách làm bánh phồng cá linh:
Để làm ra những chiếc bánh phồng ngon, người ta phải chọn con cá linh non còn tươi; cắt đầu đuôi, moi bỏ ruột, rửa sạch rồi để ráo nước rồi mới cho vào cối giã nhuyễn.Cá linh được trộn với lòng trắng trứng và bột mỳ theo tỷ lệ nhất định, nêm các loại gia vị tỏi, hành, bột ngọt, nước mắm, muối đặc biệt là tiêu sọ trộn đều.Cuối cùng, người ta đem gói kín như bánh tét, cho vào bọc nylon bịt kín, hấp cách thuỷ rồi đem ra để nguội, dùng dao cắt từng lát mỏng phơi khô khoảng bốn nắng là được.
Thưởng thức bánh phồng cá linh:
Khi ăn, các bạn chỉ cần bắc chảo nóng lên và cho từng miếng bánh phồng vào chiên như bánh phồng tôm. Các bạn cũng nên lưu ý chiên vừa đủ chín, tức là bánh ngả vàng là gắp ra luôn, để cháy quá ăn sẽ mất ngon và không tốt cho sức khỏe.
Thưởng thức bánh phồng cá linh
Bánh phồng cá linh mua ở đâu ?
Cá linh chỉ xuất hiện đầu mùa lũ, từ tháng 8 đến tháng 11; nếu bạn đến An Giang vào đúng thời điểm này sẽ mua được những mẻ bánh phồng tươi mới. Các bạn có thể tìm mua tại chợ Tịnh Biên, An Giang.
Nếu có dịp về An Giang vào thời điểm này các bạn nhớ mua món bánh phồng cá linh này về cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Văn hóa ăn uống của người Chăm An Giang trong những ngày hội "Rona Pittak" Người Chăm ở An Giang có tháng Thánh lễ rất thiêng liêng, gọi Ramađan, cũng gọi "tháng ăn chay" (chỉ nhịn ăn ban ngày) diễn ra từ ngày 1-9 đến 30-9 theo lịch Hồi giáo. Mâm cơm của người Chăm An Giang tuyệt nhiên không thấy có rượu, bia. Ảnh minh họa: N.H.H. Đây là một dịp để mọi người tự kiểm điểm,...