Cơm nị – cà púa: Món ăn độc đáo chỉ có ở An Giang
Cơm nị – cà púa là món ăn độc đáo, thể hiện văn hóa ẩm thực đa dạng của người Chăm Châu Giang, An Giang.
Về An Giang, một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, người ta hay nhắc đến những làng Chăm bên dòng sông Hậu. Cộng đồng dân tộc Chăm Châu Giang cuốn hút kỳ lạ bởi ngôi làng mang kiến trúc độc đáo và nét văn hóa ẩm thực đặc sắc.
Món ăn là sự kết hợp lạ nhưng hài hòa của cơm nị và cà púa, tạo nên hương vị truyền thống của ẩm thực nơi đây. Cơm nị được nấu rất khéo. Gạo sau khi đã tuyển chọn, vò sạch, cho một chút muối rồi xả sạch. Đổ gạo ra rổ lớn, để mọt lát cho ráo nước. Sau đó xào bơ cùng nụ đinh hương, quế cho dậy mùi thơm rồi đổ gạo vào xào săn cho thấm. Gạo sau khi xào xong trộn cùng bột hạt điều đã rang sẵn. Đổ gạo vào hỗn hợp nước bao gồm muối, đường, bột ngọt, cà ri đã quấy đều, đem nấu. Khi cơm gần chín thì rưới nước cốt dừa hoặc sữa vào nồi rồi nấu tới khi chín hẳn. Không cho nước dừa và sữa vào từ đầu vì sẽ làm cơm dưới đáy nồi dễ bị cháy khét, không ngon. Để tăng khẩu vị, người Chăm Châu Giang còn cho thêm nho khô trộn cùng cơm.
Cà púa lại được người Chăm chế biến từ thịt bò. Để món cà púa ngon, người ta khử mùi thịt bò bằng cách đổ rượu và gừng vào. Sau đó chọn quả dừa bánh tẻ đem nạo sợi nhỏ, một nửa để thắng nước cốt dừa, một nửa để rang vàng. Bắc chảo nóng, cho thịt bò vào xào cùng dừa đã rang khô, cà ri tự chế biến theo khẩu vị, thêm ớt muối. Sau khi thịt bò ngấm đều, rưới nước cốt dừa rồi hầm cho thịt thật mềm. Cuối cùng trộn đều thịt bò cùng dừa nạo, hành củ. Rắc đậu phộng rang giòn lên trên.
Thưởng thức cơm nị – cà púa, cảm nhận được vị ngọt béo của sữa, bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt của thịt bò, nho khô, cay nồng của ớt, mang lại cảm giác thơm ngon, lạ miệng. Cơm nị và cà púa kết hợp, bổ sung cho nhau, tạo nên hương vị độc đáo trong cách thưởng thức món ăn cầu kỳ của người Chăm Châu Giang.
Video đang HOT
4 món ăn độc đáo ở Long Xuyên
Những món ăn mang dấu ấn riêng miền sông nước mà du khách có thể thử khi đến thành phố Long Xuyên.
Long Xuyên (An Giang) là thành phố lớn thứ hai tại Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thành phố sôi động và trẻ trung, nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sắc khiến du khách ấn tượng.
Lẩu trâu
Khác với hương vị của món lẩu trâu nhúng mẻ, món ăn ở Long Xuyên có những điểm riêng mà du khách sẽ khó tìm thấy ở nơi khác. Nước lẩu được ninh từ xương và thịt trâu tạo nên hương vị đậm đà.
Các món nhúng lẩu bao gồm: thịt trâu thái lát mỏng, nạm, gân, bò viên, trứng gà. Lẩu ăn kèm với các loại rau củ gồm: mồng tơi, cải xanh, bắp cải, cà rốt...giúp trung hòa vị béo, đậm của nước dùng. Nước chấm của món Lẩu Trâu có 2 loại là tương đậu nành xay nhuyễn hoặc cơm mẻ. Nếu đã quen thuộc với món lẩu bò, thì đây sẽ là một trải nghiệm ẩm thực mới nhiều lý thú cho du khách khi ghé Long Xuyên.
Lẩu trâu Long Xuyên góp phần tạo nên nét riêng cho nền ẩm thực của thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long này. Ảnh: Nguyễn Toàn.
Lẩu cháo cua đồng
Cua đồng vốn là đặc sản của vùng sông nước, từ lâu đã trở thành nguyên liệu chế biến nên các món ăn quen thuộc như: canh cua, bún riêu cua, cua rang me... Ở Long Xuyên, người dân chế biến cua đồng thành một món lạ mà ngon là lẩu cháo.
Điểm đặc biệt của món này là ăn cháo theo cách thức ăn lẩu. Nồi cháo với tràn ngập những miếng riêu cua được đặt trên lò than nóng, đợi đến khi cháo sôi thì nhúng các loại rau: mồng tơi, mướp, bồ ngót, rau má... Sự kết hợp giữa những nguyên liệu dân dã đem đến món ăn thanh mát và bổ dưỡng.
Món lẩu cháo cua đồng là sáng tạo đặc sắc của người dân ở Long Xuyên. Ảnh: Nguyễn Toàn.
Bún cá
Món ăn có nguồn gốc từ Campuchia, khi đến với Long Xuyên thì được thay đổi mùi vị để cho phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương. Bún cá nơi đây có màu vàng của nghệ là điểm đặc trưng cũng như kích thích thị giác hơn.
Bún cá Long Xuyên thường được nấu bằng cá lóc đồng, nước dùng có màu vàng của nghệ là một đặc trưng giúp kích thích thị giác. Thịt cá được làm sạch, ướp vừa ăn, xào sao cho có màu vàng đẹp mà miếng cá không bị bể. Rau ăn kèm phải có đủ bắp chuối bào, rau muống sợi, giá, bông điên điển kèm theo rau nhút; chấm với nước mắm me chua ngọt, cộng với ớt hiểm cay cay tạo nên một tổng thể hòa quyện.
Bún cá Long Xuyên là một trong top 50 món ăn đặc sản của Việt Nam vào năm 2012. Ảnh: Nguyễn Toàn.
Cơm tấm nhuyễn
Cơm tấm vốn là món ăn không xa lạ với người miền Nam, đặc biệt là ở TP.HCM. Tuy nhiên cơm tấm ở Long Xuyên lại có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên thương hiệu nổi tiếng từ lâu.
Đa phần gạo dùng nấu cơm tấm đều là loại tấm hạt to, riêng ở Long Xuyên dùng loại hạt tấm nhuyễn. Hạt cơm nhỏ bằng một nửa loại bình thường, vì vậy cách thức nấu cũng phức tạp hơn để cơm không bị nhão. Hương vị hạt cơm tấm có mùi thơm, bùi, vị ngọt nhẹ và dường như tan ra trong đầu lưỡi khi ăn.
Cơm tấm Long Xuyên đem đến một diện mạo mới mẻ về món cơm tấm mà thực khách đã quá quen thuộc. Ảnh: Nguyễn Toàn.
Cơm không ăn kèm với sườn miếng, mà kết hợp với thịt ram thái sợi, thêm bì và trứng kho được cắt mỏng, đồ chua, mỡ hành vừa miệng để tạo cảm giác không ngấy cho người thưởng thức. Cơm ăn kèm với nước mắm chua ngọt hoặc có nơi dùng nước kho thịt để ăn cùng.
Bánh bò thốt nốt: Đượm vị vùng Bảy Núi An Giang Đến từ quê hương miền Tây An Giang, bánh bò thốt nốt là loại bánh ngọt với màu vàng ươm khiến ai nấy ăn đều tấm tắc gật đầu khen ngon! An Giang không chỉ nổi tiếng với các loại mắm mà còn tạo dựng hình ảnh trong lòng du khách gần xa nhờ món bánh bò. Tuy vậy, tùy vào từng khu...