Cơm lam Hòa Bình món đặc sản tuy lạ mà lại quen
Cơm lam Hòa Bình của người dân tộc Mường từ lâu đã trở thành 1 trong những món ăn đặc sản được nhiều du khách ưa thích mỗi khi đặt chân đến vùng đất này.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu đôi nét về món cơm lam – món đặc sản của Hòa Bình qua bài viết sau nhé!
Món cơm lam Hoà Bình:
Cơm lam không ai biết có từ bao giờ, chỉ được nghe các già làng kể lại rằng: xa xưa trong những lần đi nương rẫy, dân trong bản thường chỉ mang theo mình ít gạo nếp, một con dao, một hòn đá và ít bùi nhùi đánh lửa.
Đói lúc nào dừng lại ở đó, sẵn có dao chặt lấy vài ống nứa, sẵn gạo mang theo, sẵn nước suối và lửa trong tay thế là có thể có cơm để ăn.
Nguyên liệu để có món cơm lam ngon:
Nhưng muốn làm được món cơm lam ngon không đơn giản. Bắt đầu từ khâu chọn tre làm ống, ống tre được dùng đựng cơm phải là ống tre cái, có gióng dài, còn tươi phần ngoài, không mỏng cũng không dày quá.
Chặt lấy một gióng ở lưng chừng giữa, thường thì bao giờ cũng có sẵn thứ nước tinh khiết còn đọng lại trong đó. Người Mường cho rằng đó là thứ tinh hoa của trời còn vương lại.
Điều đặc biệt làm món cơm lam Hòa Bình khác với các vùng khác là thứ gạo nếp ngon nổi tiếng được trồng trên nương, thu hoạch vào khoảng tháng 8, tháng 9 mà người Mường gọi là nếp nương.
Video đang HOT
Cách nấu món cơm lam Hòa Bình:
Gạo nếp sau khi vo sạch, ngâm nước khoảng 2 tiếng, vớt ra cho ít muối, đổ thêm ít nước được lấy từ suối và nút lại bằng lá chuối. Các ống cơm được dựng xung quanh đống lửa. Để cơm được chín đều thì tay người làm phải khéo léo xoay và trở ống lam.
Dùng ngón tay nhấn, thấy cơm mềm là chín. Dằn mạnh ống lam xuống đất để cơm dồn hết xuống phần dưới, dùng dao róc phần vỏ cháy bên ngoài.
Nướng cơm lam trên lửa
Thưởng thức món cơm lam:
Đợi cho nguội hẳn bóc lớp vỏ còn lại sẽ để lộ ra lớp cơm vẫn được bao bọc bởi phần vỏ lụa trắng ngà của ruột tre, nứa khiến cơm lam có một màu sắc thuần hậu và ta muốn nâng niu mãi.
Ngày nay, cơm lam cũng đã xuất hiện trong các nhà hàng lớn, nhưng chỉ có cơm lam được làm nên từ những tinh hoa của núi rừng, từ bàn tay và tâm hồn của những con người quanh năm gắn bó với nương rẫy mới là thứ cơm lam ngon và đáng quý.
Nếu có dịp lên Hòa Bình bạn đừng quên thưởng thức món cơm Lam ở đây để cảm nhận sự khác biệt nhé!
Đặc sản Đắk Nông khiến thực khách say quên lối về
Đặc sản Đắk Nông có nhiều món ăn ngon và cả loại rượu đặc biệt khiến say đắm lòng người khi được thưởng thức.
Nếu có dịp đến Đắk Nông bạn nhớ đừng quên thưởng thức những món đặc sản này nhé!
Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món đặc sản Đắk Nông ngon nức tiếng qua bài viết sau nhé!
Đặc sản Đắk Nông khiến thực khách say quên lối về
Đặc sản Đắk Nông khiến thực khách say quên lối về:
Cá lăng sông Sêrêpốk:
Đây là loài cá da trơn sinh sống ở nhiều nơi, nhưng có lẽ với môi trường sinh thái sông Sêrêpốk là đặc biệt hơn cả nên cá lăng ở đây có số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn.
Cơm lam:
Trong miếng cơm lam, người ta có thể cảm nhận đầy đủ vị ngọt thơm của gạo dẻo lẫn trong mùi nứa nướng nồng hương.
Mặc dù được làm từ loại gạo dẻo hoặc gạo nếp nhưng khi dùng cơm lam, người ăn không hề biết ngán.
Canh thụt đọt mây:
Đây là món ăn đặc sản của người M'nông, Mạ, phổ biến ở vùng phía nam của tỉnh như Đắk R'lấp, Tuy Đức, Đắk Glong, Đắk Song, thị xã Gia Nghĩa.
Món ăn này thường được dùng để đãi bạn bè, khách quý và dùng trong các lễ hội.
Cà đắng:
Cà có quả thon dài, trái có vằn dọc trắng xanh như trái dưa. Vị cà đắng đăng đắng như khổ qua rừng rất hấp dẫn. Người trong buôn thường dùng cà để nấu canh, kho cá khô hoặc kho tép.
Lẩu lá rừng:
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau.
Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Rượu cần:
Bất kể lễ hội, lễ tết nào trong năm, người Tây Nguyên nói chung và người dân Đắk Nông nói riêng đều quây quần bên nhau bên ché rượu cần, say điệu cồng chiêng và nhảy múa dưới ánh lửa bập bùng.
Rượu được cho một sản vật được Trời (Yang) sai thần linh mách bảo con người làm ra để cúng tế.
Nếp nương đồ trong ống nứa của người Mường khiến thực khách "mê tít" Xuất phát từ việc người dân phải đi rừng vất vả từ sáng sớm đến tối muộn, họ phải mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt ống nứa ở rừng, bỏ gạo và nước suối vào nướng lên thành cơm lam ngày nay. Đã bao đời nay, cơm lam hiện hữu trong đời sống của người dân tộc Mường ở...