Cơm khô ngào đường Món ăn xa xỉ ngày xưa lúc khốn khó bạn còn nhớ không?
Ngày xưa ấy, còn nhớ những ngày trời có nắng to, bữa cơm còn thừa một ít cơm, mẹ thường đem phơi khô để làm nguyên liệu cho món cơm khô ngào đường. Đây là món ăn vặt dễ làm và ít tốn thời gian.
Cơm cháy giòn tan hòa quyện cùng vị ngọt của đường, ngọt thơm làm ta chẳng dừng được.
Cơm thừa sẽ được các mẹ dàn đều ra mẹt rồi hong cho khô.
Tuổi thơ còn nhớ cơm khô ngào đường
Bữa ăn thời nhà nghèo không phải khi nào cũng có cơm dư. Nên sau một thời gian mới đủ cơm khô để ngào thành một mẻ rồi chia nhau ăn. Mẹ mang tất cả cơm khô phơi thêm một nắng cho thật già, thật khô, rồi lấy mỗi lần một ít cho vào chảo rang lên.
Những ngày nắng hè gay gắt, được mẹ giao cho trông chừng lũ chim, nhiều hôm gió thổi nhè nhẹ. Dựa vào gốc cây nhìn vào sân mà mắt ríu lại, giật mình tỉnh dậy thì đã mất đi một góc lúc nào chẳng hay.
Rang gạo phải để lửa nhỏ riu riu và đảo thật đều cho vàng vẹ. Khi cơm rang vàng rộm, giòn bung, hạt gạo nở và mùi thơm bay khắp gian nhà nhỏ. Rồi mẹ đổ cơm ra rá và bảo tôi lấy quạt mo cau quạt cho thật nguội.
Thường thì những hạt cơm được phơi khô sẽ dính vào nhau, nên phơi xong các bà các mẹ phải giã nhẹ tay cho vừa đủ rời hạt.
Mỗi lần nghe nói mẹ sắp làm món cơm khô ngào đường là mấy đứa cả lũ trẻ hàng xóm lại vội vàng phủi tay đầy đất vào quần. Lúc đang chơi rồi chạy vào bếp xem mẹ đảo cơm trên bếp củi nhỏ lửa.
Chúng reo lên thích thú khi thấy hạt cơm nhảy múa trên chảo. Lũ trẻ vừa lấy tay xua khói vừa “bàn bạc” mãi cho đến khi hạt cơm nở bung, căng phồng màu vàng ươm. Tất cả đều háo hức nhìn mẹ đổ nước đường pha sệt để hạt cơm phủ bóng cả chảo mà thèm thuồng. Mẹ đảo đều tay nhanh để chúng không bị cháy đen và vón cục. Đứa nào đứa nấy chăm chú nhìn, nước miếng ứa ra chỉ muốn ăn ngay thôi.
Video đang HOT
Cơm khô rang đường râm ran trò chuyện vào những ngày đông là món ăn “rẻ tiền” . Vậy mà lại xa xỉ của tuổi thơ khó khăn, thiếu thốn. Bởi vì cái thời hạt thóc, hạt gạo quý như ngọc ấy không phải bữa nào lúc nào cũng có cơm thừa.
Để bây giờ vào những ngày đông giá rét, hay những ngày mưa rả rích dài dẵng. Nhìn bầu trời bỗng thấy sống mũi cay cay nhớ thời thơ ấu. Lòng chợt nôn nao thèm một nắm cơm rang đường thuở nào.
Cơm khô rang đường xưa đơn giản chỉ có mỗi đường Những cũng có những lần được thêm chanh, ớt, tỏi dậy mùi thơm tỏa đều căn bếp làm lũ trẻ thèm đến “nhỏ dãi”.
Chưa kịp bắc ra cho nguội đã thấy cái rột roạt giòn ngọt vui tai .Từng hạt cơm tan dần trong miệng, có đứa lén nhón một ít mà bị bỏng tay. Nhưng vẫn đưa vào miệng vừa nhai vừa thổi phù phù cho đã.
Rồi anh em chúng tôi lớn dần lên theo năm tháng với đôi chân bước đi nơi phố thị phồn hoa. Má vẫn ở lại mái nhà xưa ấy, vẫn phơi từng nắm gạo đợi các con về cùng nhau “tranh giành”.
Bếp lửa ngày xưa ấy, má vẫn ngồi với những chuyện nhỏ đời thường. Để rồi khi rời nhà, tôi ôm chặt keo cơm nguội ngào đường vào lòng như mang theo cả tấm lòng bao la của má qua mọi nơi.
Hành trình trong cuộc sống mang theo ý thức tuổi thơ
Đoạn đường đi dường như trở nên khó bước hơn. Má vẫn còn ở lại nơi thuộc về má với những chiếc nia, rau ốc vườn nhà, còn chúng tôi thì vẫn chưa dừng lại…
Hiện nay, cuộc sống phần nào đã được cải thiện, không còn quá thiếu thốn khó khăn như ngày xưa. Nhưng người dân quê tôi vẫn thích món cơm khô ngào đường, “món ăn huyền thoại”.
Chúng tôi xa quê vì cuộc mưu sinh, nhưng cứ mỗi lần về thăm mẹ mẹ vẫn không quên. Không bao giờ mẹ quên cho một gói cơm khô ngào đường vào túi hành trang nhỏ của tôi…
Mỗi lần tôi về quê, má lại mang mớ cơm nguội phơi khô ra ngào đường. Hương vị vẫn như xưa, chỉ khác bên bếp lửa đã thưa vắng bớt những cái đầu chụm vào nhau.
Đâu đó vẫn còn hương vị ngọt ngào của cơm khô ngào đường mẹ nấu.
Trở về tuổi thơ với bánh quy bơ vỏ cam hạnh nhân
Mẹ bảo rằng, hạnh nhân là một loại hạt rất béo và có giá trị dinh dưỡng cao, tuổi thơ của mẹ là những ngày cùng ông bà ngoại rang hạnh nhân, hạt điều để bỏ mối trong chợ...
Ông ngoại còn nấu sữa đậu nành lá dứa, làm bánh tart dừa và bán một số quà vặt, tạp hóa trong xóm; nên từ nhỏ, ngoài công việc nấu cơm và trông em, mẹ tôi còn phụ ông bà ngoại làm các món bánh nho nhỏ để bán. Bánh quy bơ là một công thức đơn giản, ông ngoại làm bánh này bằng bơ thực vật, bột mì và đường vàng. Nhưng giờ đây, tôi thay đổi một tí cho món bánh này, cho thêm hạnh nhân thái lát và vỏ quả cam thái sợi, thay bơ thực vật bằng bơ động vật, bánh nướng vị béo hơn và tôi lại tặng được niềm vui nho nhỏ cho mẹ, giữ gìn những kỷ niệm đáng quý trong gia đình.
Nguyên liệu
250g bơ nhạt (để nhiệt độ phòng)
60g đường xay nhuyễn
300g bột mì
3g muối
150g hạnh nhân thái lát (hoặc hạt điều/hạt óc chó/đậu phụng... tùy thích)
1 thìa cà phê tinh chất vani
Vỏ một quả cam thái sợi nhỏ 1cm
Đường xay để làm áo bánh
Thực hiện
- Bật lò nóng 180C (cả lửa trên và lửa dưới), lót giấy nến vào khuôn chữ nhật dài.
- Đánh bơ và đường xay cho thật mịn. Rây bột từ từ vào hỗn hợp bơ đường, thêm muối và dung dịch vani vào, dùng máy đánh trộn với tốc độ thấp nhất.
- Cho vỏ cam thái nhuyễn và hạnh nhân thái lát, dùng tay trộn nhẹ nhàng, lưu ý không dùng máy đánh để trộn ở khâu này, vì các hạt sẽ bị máy đánh bể, bánh nướng ra không ngon.
- Vo viên hỗn hợp sau khi đã hoàn tất, mỗi viên chừng 3cm đường kính, cho vào lò nướng khoảng 12-15 phút, lưu ý ta chỉ nướng bánh cho đến khi vừa chín tới, chứ không để bánh ngả sang màu vàng. Vì nếu bánh nướng lâu quá sẽ bị khô cứng và vỏ cam ăn có vị đắng.
- Lấy bánh ra, để nguội hẳn, áo bánh với đường bột. Tùy theo khẩu vị độ ngọt, bạn có thể điều chỉnh lượng đường áo bánh cho phù hợp.
Lưu ý:
- Cam trong công thức này là cam tây, quả màu cam.
- Chỉ áo bánh với đường bột trước khi dùng, không nên áo trước vì bơ trong bánh sẽ làm đường tan chảy. Bánh nên bảo quản trong hộp kín, dùng trong vòng một tuần.
Trên đây là công thức làm Bánh quy bơ vỏ cam hạnh nhân của Yun - chàng đầu bếp bánh tài hoa. Góc của Yun trên Em đẹp sẽ còn cập nhật nhiều món bánh hấp dẫn, thơm ngon khác cho bạn. Đừng quên ghé qua!
"Về sông ăn cá, về đồng ăn cua"... Chẳng biết từ bao giờ, câu ca "Gió đưa gió đẩy/ về rẫy ăn còng/ về sông ăn cá/ về đồng ăn cua" đã thấm vào suy nghĩ của thế hệ chúng tôi. Có lẽ, những ai sinh ra và lớn lên ở chốn quê nghèo, đều gắn tuổi thơ với con cá, con cua và ký ức đó vẫn còn vẹn nguyên...