“Cơm đoàn viên” ấm áp tình cảm đại gia đình
Ngày nghỉ, ngày lễ Tết, trong khi nhiều gia đình đi du lịch, nghỉ mát thì đám trẻ nhà tôi chỉ háo hức được về quê.
Vợ chồng tôi lập nghiệp ở Thủ đô nhưng quê nội ở Bắc Giang. Cũng có thể vì quê ở xa, chỉ tranh thủ dịp nghỉ lễ, vợ chồng, con cái mới có dịp về quê nên thành nếp. Nhưng tôi nghĩ, đó chỉ là một phần, điều quan trọng là cả nhà tôi rất thích không khí ấm cúng, tình cảm, vui vẻ mỗi lần về với anh chị cả. Bố mẹ chồng tôi đều đã mất. Mọi người thường bảo, còn cha mẹ thì anh chị em gần nhau chứ cha mẹ mất rồi, anh em thường thiếu sự gắn kết. Nhà tôi thì lại khác. Dù ông bà không còn nhưng không vì thế mà tình cảm gia đình mai một. Thực ra, giữ được điều này, công lao lớn nhất thuộc về vợ chồng anh cả của tôi.
Chị dâu cả ở nhà làm ruộng, lam lũ nhưng rất đảm đang, thảo tính. Từ con gà, chục trứng, hoa quả trong vườn…, hễ có gì ngon chị cũng nhớ để phần, đợi con cháu về, tề tựu cùng ăn cho vui. Thế nên, từ em dâu, em rể, em trai, em gái đến các cháu, ai cũng thích về với “anh chị cả”, với “bác cả”. Nhà có bốn anh chị em, trừ anh cả ở quê, còn lại, người Bắc Ninh, người Hà Nội, người Hưng Yên. Nhà khác, anh em ở xa nhau mỗi năm chắc số lần gặp nhau “đếm trên đầu ngón tay” nhưng nhà tôi, nhiều khi, sáng thứ Bảy, nổi hứng, mấy anh chị em hò nhau bắt xe về quê sớm, chiều tối có việc lại đi ngay. Nói như kiểu con trai tôi là “nhà mình cứ thấy nhớ nhau là về quê”.
Mỗi lần về quê, thương nhất chị dâu cả. Các em đứa nào cũng dặn, chị không phải chợ búa gì hết, ấy thế mà chị cứ luôn chân luôn tay chạy ra chạy vào. Bọn trẻ thích nhất mỗi lần xuống xe vào nhà, khi thì ngô luộc, bánh chuối, bánh rán; lúc táo ổi, mít chín, hồng xiêm thơm lừng. Chả trách, 8 đứa cháu, đứa nào cũng một điều “bác yêu”, hai điều “bác tuyệt vời”. Có lần, chị dâu trêu bé út nhà tôi: “Bác hôi rình, toàn mùi đồng áng”; con bé rúc rúc vào người bác, cười tít mắt âu yếm: “Không, bác thơm mùi ngô luộc, con nghiện mùi ngô luộc”. Cả nhà nhìn hai bác cháu cười giòn tan. Hình ảnh thân thương ấy, đủ thấy chị dâu cả “đẹp” trong lòng con cháu, anh em như thế nào.
Nhà có ba chị em dâu, chị cả vất vả nhất nhưng lần nào về chị cũng bảo tôi và em dâu út: “Các thím đường xa vất vả, không phải lo gì, cứ nghỉ ngơi, để chị. Cả tuần lo cho bố con chúng nó rồi, về đến nhà, thong dong đi”. Chị luôn coi chị em dâu chúng tôi và cô em gái của chồng là em ruột. Thế nên, điều gì không nên, không phải, chị nhẹ nhàng góp ý, luôn công tâm và xây dựng. Thế nên, dẫu bố mẹ chồng đã mất, mỗi lần trở về, chúng tôi có cảm giác chị cả như bóng hình của mẹ.
Video đang HOT
Tự bao giờ, từ những thói quen nhỏ nhặt trong cuộc sống, từ những tình cảm chân thành, đời thường đã tạo nên nếp nhà của chúng tôi. Thật bất ngờ khi chính “chị dâu nông dân” lại là người lập nhóm Zalo gồm tất cả anh chị em con cháu trong nhà với cái tên giản dị “Gia đình tôi”. Chính nhờ có nhóm “Gia đình tôi” mà suốt những ngày dịch dã, anh chị em chúng tôi tuy chẳng ở gần nhau nhưng ngày nào cũng cập nhật kịp thời tình hình của nhau.
Cứ mỗi ngày chuẩn bị nghỉ lễ, chị dâu cả luôn là người đầu tiên nhắn tin trong nhóm: “Nhà mình lại chuẩn bị cơm đoàn viên nhé! Ai thích món gì, nhắn bác”. Từ ấy, chúng tôi luôn có thói quen gọi những ngày về quê với anh chị cả là “đi ăn cơm đoàn viên”.
* Theo lời kể của chị Đỗ Thuỳ Phương, Hà Nội
Ra mắt mẹ anh quý như vàng, đêm nghe bác khấn trước ban thờ, tôi tái mặt muốn chia tay
Đăng là một chàng trai ưa nhìn và khéo miệng, tôi đã có cảm tình với anh ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.
Sau 4 tháng yêu nhau, anh dẫn tôi về nhà ra mắt, háo hức không thể chờ đợi được nữa, chỉ mong nhanh chóng rước tôi về dinh.
Tôi cũng đã 26 tuổi, có được tình yêu chân thành và nồng nhiệt từ Đăng khiến tôi rất hạnh phúc, trong thâm tâm đã coi anh là chồng mình. Bố Đăng mất rồi, hiện tại mình mẹ anh sống ở ngoại ô, hai chúng tôi thì thuê nhà làm việc trong thành phố.
Về tới nơi, mẹ Đăng ngắm tôi một lượt từ trên xuống dưới, mỉm cười gật đầu hài lòng. Trong suốt buổi gặp gỡ, bác ấy luôn tỏ ra thân thiện, hết mực quan tâm đến tôi. Đăng nhấm nháy nói nhỏ rằng mẹ anh quý tôi lắm. Bữa cơm, thậm chí bác ấy còn tâm lý hỏi trước con trai món ăn mà tôi thích để chuẩn bị thết đãi. Mọi thứ suôn sẻ và vui vẻ như mơ vậy khiến tôi vô cùng mãn nguyện.
Tôi cũng đã 26 tuổi, có được tình yêu chân thành và nồng nhiệt từ Đăng khiến tôi rất hạnh phúc. (Ảnh minh họa)
Tối đó tôi ngủ chung một phòng với mẹ Đăng, hai bác cháu trò chuyện, tâm sự mãi, cho đến khi tôi mệt quá thiếp đi lúc nào không hay. Đến khi tỉnh lại, nhìn giờ trên điện thoại thì cũng đã 1 giờ đêm rồi. Không thấy mẹ đang nằm cạnh, có lẽ bác ấy dậy đi vệ sinh. Tôi cũng muốn vào toilet, ai ngờ vừa bước chân ra khỏi cửa phòng ngủ thì thấy một bóng người ngoài phòng khách đang thắp nhang trên ban thờ. Từ bóng dáng có thể dễ dàng nhận ra người đó là mẹ Đăng.
Tôi nhẹ bước lại gần, không muốn quấy rầy bác ấy. Để rồi khi những lời thủ thỉ rì rầm của mẹ Đăng lọt vào tai, tôi không khỏi rùng mình. Bác ấy đang trò chuyện với người chồng đã khuất:
- Hôm nay con trai đưa con bé ấy về ông ạ. Tôi thấy rất ưng, con bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn, chắc chắn sẽ sinh được vài đứa cháu cho mình. Khi trước chúng ta hiếm hoi chỉ có mỗi một đứa con trai duy nhất, tôi mong ngóng có cháu bế vô cùng, đáng tiếc vợ cũ nó chưa kịp sinh đứa nào thì chúng nó đã ly hôn...
Hi vọng thằng Đăng và bạn gái nó sẽ sớm có tin vui. Chuyện thằng Đăng từng ly hôn, tôi với nó vẫn giấu con bé, đợi khi nào ván đã đóng thuyền thì mới tiết lộ, chỉ sợ vợ cũ nó vẫn còn ghi hận tìm tới phá đám thôi. Mong là mọi chuyện sẽ suôn sẻ, thuận lợi ông ạ.
Tôi bàng hoàng cả người, lập tức quay trở lại phòng, không muốn mẹ Đăng phát hiện ra mình. Hóa ra những tình cảm nồng nàn say đắm Đăng dành cho tôi từ lúc quen biết tới giờ còn chứa đựng cả sự giả dối. Anh giấu tôi chuyện từng ly hôn. Vậy nhưng tại sao Đăng phải giấu, họ chưa có con chung thì việc gì phải lén lút bằng mọi cách giữ kín? Tại sao người phụ nữ kia phải ghi hận Đăng?
Về tới nơi, mẹ Đăng ngắm tôi một lượt từ trên xuống dưới, mỉm cười gật đầu hài lòng. (Ảnh minh họa)
Lát sau mẹ Đăng vào phòng nằm xuống, tôi phải giả vờ ngủ nhưng thực ra vẫn tỉnh táo. Đợi một lúc mẹ Đăng ngủ say, tôi sang gõ cửa phòng anh, thẳng thừng nói chia tay vì đã biết chuyện Đăng lừa dối rồi. Đăng sụp xuống cầu xin. Đã quyết định chia tay nhưng tôi vẫn muốn biết tại sao anh và vợ cũ lại ly hôn. Gặng hỏi gay gắt, Đăng đành thừa hận họ ly hôn vì vợ cũ Đăng bị tai nạn nặng, trở thành người tật nguyền, cả đời phải ngồi trên xe lăn.
- Anh không muốn ly hôn vì vợ chồng một ngày cũng nên nghĩa, sướng khổ phải có nhau. Nhưng cô ấy tự ti về bản thân, không muốn trở thành gánh nặng cho anh. Cô ấy đơn phương đòi ly hôn, bảo rằng không muốn phá hoại nửa đời còn lại của anh, vì cô ấy sẽ không thể làm tròn vai trò làm vợ, làm mẹ nữa. Anh không phải kẻ bạc tình bạc nghĩa đâu, xin em tin anh. Tụi anh chia tay lâu rồi, anh vẫn thi thoảng thăm hỏi cô ấy nhưng tình cảm thì xa mặt cách lòng. Giờ anh chỉ yêu em...
Tôi hoang mang không biết phải làm sao, nên tin Đăng hay không. Nếu lời Đăng nói là sự thật, hà cớ gì vợ cũ lại hận anh? Nhìn anh buồn bã sầu khổ cầu xin, bày tỏ thành ý, tôi lại thấy mềm lòng, do dự. Tôi có nên bỏ qua cho Đăng? Nếu tiếp tục yêu anh thì tôi có nên tìm vợ cũ Đăng để hỏi rõ ngọn ngành?
Nguyên nhân tưởng chừng đơn giản nhưng dễ khiến hôn nhân tan vỡ Một khi vợ chồng không còn gì để nói với nhau thì nghĩa là tình đã hết hoặc giữa vợ chồng thực sự có vấn đề lớn khác xảy ra. Khi giao tiếp bắt đầu tuột dốc thì cuộc hôn nhân có thể đi vào vùng nguy hiểm. (Ảnh: ITN). Khi đã kết hôn được một thời gian dài, bạn có thể nghĩ...