Cơm bò làng Chăm – món ngon nhớ lâu, muốn ăn phải đến trước 8 giờ sáng ở Châu Đốc
Muốn ăn cơm bò làng Chăm, trước tiên bạn phải đi phà qua làng Chăm Châu Giang, sau đó phải dậy thật sớm để chắc chắn còn cơm. Tuy nhiên phần cơm rất xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.
Người ta bảo những người giống nhau thường tìm thấy nhau. Có lẽ là thế thật khi một sáng lang thang trong chợ Châu Đốc ăn quà, tôi lại được run rủi cho gặp một chàng trai trẻ Châu Đốc có tình yêu với ẩm thực chẳng kém mình. Và trong câu chuyện của những người mê ăn, món cơm bò người Chăm đã được nhắc đến với đủ lời khen tặng.
Muốn ăn cơm bò làng Chăm phải đi qua phà để sang làng Chăm Châu Giang.
Có điều món ngon không dễ nếm, muốn ăn cơm bò, rất định phải đến làng người Chăm và hơn cả, cơm chỉ bán từ khoảng 5 giờ đến 8 giờ… nên đừng có hòng mà ngủ nướng. Nhưng thôi, vất vả tí để thử đặc sản cũng đáng mà. Vậy là 5 giờ 30 hôm sau, chúng tôi lục tục kéo dậy, đi tới phà để đến làng Châu Giang, nhằm thưởng món cơm bò trứ danh.
Làng Châu Giang có đến mấy quán cơm bò, theo hai kiểu khác nhau là cơm bò người Chăm và cơm bò người Việt. Từ bến phà quẹo tay phải đi chút xíu xuống là có tới 2 tiệm cơm bò nằm khá gần nhau, một quán của người Chăm, một quán người Việt. Theo chân chàng trai thổ địa, chúng tôi ghé quán cơm người Việt.
Cái quán tận dụng chút mặt tiền để buôn bán nên bé xíu, nhưng thau thịt bò tươi đỏ hồng và cả vỉ thịt đang bốc khỏi ì xèo trên bếp đủ để chúng tôi biết rằng, mình hoàn toàn có quyền kì vọng. Ngôi sao sáng của món này tất nhiên là thịt bò. Bò của người Chăm vốn nổi tiếng là ngon và sạch. Hưng, chàng trai Châu Đốc dẫn chúng tôi đến quán bảo là, nếu muốn ăn bò ngon, người Châu Đốc phải chịu khó dậy sớm sang Châu Giang về lấy nguyên liệu để nấu.
Vốn liếng của quán có nồi cơm, nồi cháo, ít mỡ hành, đồ chua, nước mắm và tất nhiên không thể thiếu ngôi sao là thịt bò tươi.
Thịt bò tươi ngon bản thân đã quá ngon nên chẳng cần tẩm ướp gì nhiều. Chủ yếu là cần đến tay nghề người nướng thịt để lật trở cho khéo, sao cho miếng thịt trở nâu nhưng khi cắt ra bên trong vẫn còn hơi hồng là được. Có thế thịt mới mềm ngọt.
Thịt bò nướng mới liên tục nên ngọt, mềm, mọng.
Nhìn đĩa cơm được dọn ra với những miếng thịt hồng e ấp, tôi không khỏi liên tưởng đến miếng beefsteak chọn độ chín medium, ngoài đã xém nhưng cắt miếng thịt bên trong lại phải bất ngờ về độ mềm, mọng theo đúng chuẩn “juicy”. Có điều thường bò beefsteak ăn kèm bánh mì, nước sốt, còn bò nướng ở Châu Giang dọn kèm cơm, ít đồ chua và một bát nước mắm ớt pha ngon lành.
Video đang HOT
Một đĩa cơm ngoài thịt bò nướng còn có lòng bò, đồ chua.
Bò tươi nướng vừa tới ngọt, mềm.
Cơm dọn ra, cứ việc chan nước mắm vào cơm, vào thịt, rồi xúc ăn, nghe cái thơm của gạo mới, cái ngọt mềm của bò tươi, cái mặn cay của mắm lan ra từ đầu lưỡi đến chân răng. Ăn phần cơm như thế, lâu lâu đế thêm miếng cà rốt hay ngó sen chua ngọt mới thật ngon quên lối về. Chưa kể phần cơm của chúng tôi còn có thêm vài ba miếng lòng nướng, ăn giòn giòn, bùi bùi rất đã miệng.
Ngoài ra, các tiệm cơm đều bán thêm cả cháo bò để đổi món hoặc ăn thêm. Tô cháo ngọt đậm vị xương ninh, thịt bò, hạt gạo nở bung, thịt thà không quá nhiều nhưng đủ chất lượng để phải gật gù. Buổi sáng bắt đầu bằng một phần cơm bò, đế thêm một tô cháo có đến 3, 4 miếng lớn huyết, có vẻ hơi quá tải nhưng thật kì lạ, chúng tôi đã gần như xử lý gọn ghẽ hết sạch phần của mình. Và bất ngờ hơn, giá một phần cơm như thế chỉ 30 ngàn, cháo chỉ 20 ngàn/tô.
Phần cháo ăn kèm chất lượng.
Trên đường về, dù rất no nhưng chúng tôi vẫn ghé lại quán cơm của người Chăm để ăn thử cho đủ lệ bộ, nhưng rất tiếc khi đó đã chừng 8 giờ và quán đã hết hàng. Anh chủ quán khi biết chúng tôi đã ăn ở tiệm khác bảo cả nhóm rằng “Thế là ăn nhầm chỗ rồi”. Vì bò của quán anh là bò tẩm ướp nên không nên chỉ có đủ số lượng nhất định.
Thịt bò nướng do người Chăm làm sẽ được tẩm ướp với màu đỏ đặc trưng.
Có tiếc không khi không được ăn thêm món cơm bò người Chăm? Có! Nhưng nếu bảo phải tiếc nuối vì ăn nhầm quán chúng tôi vừa ăn thì không. Vì bữa cơm của chúng tôi không hề tệ, thậm chí có thể nói rằng chất lượng hoàn toàn ổn và xứng đáng để cả nhóm dậy từ 5 giờ 30 sáng đi ăn. Nhưng vẫn hi vọng lắm, một lần trở lại Châu Đốc sớm nhất và khám phá thêm cơm bò ở tiệm này và những món ngon của làng Chăm Châu Giang.
Theo Helino
Chiều cuối tuần mà được lai rai những món bò nướng thơm lừng ở Sài Gòn thì còn gì sướng bằng
Những miếng bò nướng thơm ngon, ngọt mềm chắc chắn sẽ khiến mọi con tim phải "đánh rơi" mất mấy nhịp đấy!
Thịt bò luôn khiến người ta phải tấm tắc với vị ngọt cùng với độ mềm dai hấp dẫn. Đặc biệt, trong các cách chế biến thì dường như kiểu nướng được ưa chuộng hơn hẳn nhờ mùi thơm cùng những xớ thịt đậm đà hương vị. Và Sài Gòn cũng rất biết cách "lấy lòng" thực khách khi có hàng loạt những món bò nướng hấp đẫn, rất đáng để thử này đây.
Nem bò lụi sả
Nem bò lụi sả tạo ấn tượng trong hình thức "dễ mến" của phần thịt bò xay trộn thêm gia vị rồi quấn quanh thanh sả cho thật chắc. Tùy mỗi hàng sẽ có cách nêm nếm riêng biệt, có nơi xen lẫn chút mặn ngọt hài hòa, có hàng thì lại tạo ấn tượng với vị cay the kích thích. Khi chín đều, lớp vỏ chuyển sang màu vàng nâu cháy xém cùng với đó là mùi thơm từ sả dìu dịu lan tỏa vô cùng hấp dẫn.
@thaolinh, @kenzy
Thịt mềm ngọt, đậm đà hòa cùng chút béo béo của mỡ hay gân sẽ làm bạn thích thú. Bạn có thể ăn kèm cùng rau muống ngâm chua hay rau răm the the để cân bằng giúp món đỡ ngấy. Nem bò lụi sả hiện đang thu hút nhiều bạn trẻ khi đến khu chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10) bởi mức giá rất bình dân, chỉ 10k mỗi cuộn bò mà thôi. Còn không bạn có thể đến những quán đồ nướng để thưởng thức món ăn này nhé!
Bò nướng bơ Campuchia
Thịt bò được thái nhỏ, xiên thành từng que rồi ướp tẩm đậm đà cùng nước sốt gia vị của người Campuchia. Món ăn được nướng trên lửa than riu riu và khi những xiên thịt dần chuyển màu vàng nâu thì người bán quệt thêm bơ để phủ lên lớp ngoài óng ánh.
Xiên bò ấm nóng, kết hợp ăn cùng miếng bánh mì giòn hay đu đủ chua mới gọi là "đúng bài". Tuy nhiên do món thiên về vị béo của bơ, phần mỡ tương đối nhiều nên sẽ dễ gây ngấy.
Lâu lâu có đi ngang khu Cống Quỳnh thì hãy thử ghé hàng Bò nướng bơ Campuchia A Tùng để khám phá món ăn này nhé, mỗi xiên chỉ 10k thôi.
Bò lá lốt
Một kiểu bò nướng cũng được lòng người Sài Gòn khi muốn tìm món gì đó nóng thơm để lót dạ, đó chính là bò lá lốt. Thịt bò sẽ được trộn cùng thịt lợn băm nhuyễn, khéo léo cuốn trong lá lốt và nướng trên bếp than hồng. Tuy lớp lá dễ bị cháy đen nhưng khi khám phá bên trong, phần thịt béo thơm sẽ làm bạn thích thú.
Cuốn bò thơm lừng hài hòa trong độ béo béo, dai dai. Mỗi quán sẽ tạo điểm nhấn riêng ở cách nêm nếm, tỉ lệ thịt trộn nhưng nét đặc trưng chung chính là cái giòn thanh của lá lốt đọng lại cuối vị giác. Tuy nhiên món thường ngấn mỡ và có mùi khói do nướng trực tiếp. Có một số quán nướng không khéo sẽ làm phần lá lốt bị rách làm giảm đi phần nào độ hấp dẫn.
Những quán bò lá lốt được nhiều người Sài Gòn "đánh tiếng" ghé thăm chính là: Quán Thanh Vy (quận 6), quán Cô Liêng (quận 3), quán Bò lá lốt Cô Giang (quận 1)...
Bò nướng ngói
Thay vì dùng vỉ, người Sài Gòn lại có một kiểu sáng tạo thú vị khi dùng những miếng ngói nhỏ để nướng bò. Nhưng nhờ thế mà lát thịt có độ ẩm mềm và thấm vị sốt ướp hơn. Tùy khẩu vị mà bạn có thể chọn loại nước sốt theo ý thích, khi miếng ngói dần nóng lên, người ta rưới một vài muỗng dầu để tạo độ béo và giữ cho món không bị cháy khô.
Thịt bò thường được ướp cùng tỏi, nước mắm và tiêu nên đầy đủ vị mặn - ngọt, cay - the hài hòa. Thưởng thức món này đúng vị là bạn phải cuốn thêm bánh tráng, rau sống, bún... Tuy nhiên hạn chế của kiểu nướng này chính là thịt dễ bị dính vào miếng ngói nên bạn phải chú ý thêm dầu thường xuyên.
Món bò nướng ngói phù hợp cho những ngày tụ tập nhóm bạn, họp mặt gia đình. Những địa chỉ bạn có thể tham khảo để thưởng thức món ăn này như: Quán Nướng Ngói Sài Gòn, Quán 87A hay hệ thống Nướng Ngói Bắc Hải...
Theo Trí Thức Trẻ
Ở Hà Nội có 4 phố ăn đêm gắn liền với đủ các món lai rai, xì xụp những ngày trở gió, bạn đã đi hết chưa? Phố gà, phố mực nướng hay phố bò nướng... đâu sẽ là địa chỉ ruột của bạn trong những ngày lạnh Hà Nội? Sau nhiều ngày nắng ấm, cuối cùng Hà Nội cũng nổi chút gió, đúng với một Hà Nội tháng 11 mà người ta thường nghĩ đến. Với các tín đồ ăn uống, trời chuyển lạnh cũng là lúc chuyển "gu"...