Cơm 0 đồng cho lao động phải ‘ngồi yên’ giữa mùa dịch
Trong cái nắng gần 40 độ C, ông Phạm Văn Tuân, 71 tuổi, vẫn lái ôtô đi đưa cơm cho xóm lao động quanh Cầu Giấy, thay vì ngồi yên trong điều hòa.
Những ngày bình thường trước đây, tuổi 71 của cán bộ hưu trí như ông Tuân là dậy sớm đi thể dục, rồi về ăn sáng, uống cà phê, chơi cờ với hội bạn. Nhưng nửa tháng Hà Nội cách ly xã hội, ông có thói quen trở dậy trước 6h, mở cửa nhà cho hội bạn thân U70 mang thực phẩm vào nấu cơm hỗ trợ người nghèo.
Nhóm tình nguyện chia cơm trưa trong bếp ăn trên đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội, tháng 8/2021. Ảnh: Hồng Chiêu
Căn nhà riêng rộng khoảng 40 m2 nằm ở 64 Nguyễn Phong Sắc, tuyến đường trung tâm quận Cầu Giấy. Giá cho thuê mặt bằng cả chục triệu mỗi tháng để bán cơm, giờ trở thành bếp ăn mỗi ngày cung cấp 50 suất miễn phí cho người lao động gặp khó, cư trú quanh phường Quan Hoa, Dịch Vọng…
Hà Nội từng trải qua một đợt cách ly xã hội cùng cả nước hồi tháng 4/2020. Ông Tuân biết rõ những lao động chân tay sẽ phải ở yên trong nhà, không ra ngoài thì không kiếm được tiền ăn hàng ngày. Sáng 24/7, ông nghĩ đến việc nấu ăn miễn phí, lên kế hoạch và rủ bạn bè tham gia, rồi lên phường xin xác nhận để thực hiện.
Chỉ 50 suất cơm trưa mỗi ngày, nhưng với thói quen của cán bộ nghiên cứu, ông trình bày thành một kế hoạch cụ thể. Thực phẩm đầu vào, sơ chế, nấu ăn và giao hàng đều tuân thủ quy định phòng dịch. Bếp ăn mỗi buổi có 4 người cố định. Một người nấu, hai người phụ bếp. Ông Tuân trực tiếp giao cơm đến các tổ dân phố theo danh sách hội chữ thập đỏ phường đã lập. Kinh phí các ông bà tự gom góp với nhau hoặc nhận ủng hộ từ vài người bạn.
Trưa ngày đầu tháng 8, hai người phụ nữ đeo bao tay nylon, tấm chắn giọt bắn, xếp hộp nhựa chuẩn bị chia cơm ở gian ngoài. Phía sau, hai bếp ga công nghiệp cùng lúc nổi lửa rì rì. Trong cái nóng 38 độ C, bà Phạm Thị Thủy “hai tay hai súng”, tay cầm muỗng rán đậu, tay trở thịt kho tàu. Người phụ nữ 54 tuổi là chủ một quán cơm bình dân, nghỉ dịch lại xoay sang nấu cơm 0 đồng. Nhân viên quán nghỉ việc về quê hết, bà với bạn xoay trở, nhặt rau, rửa thịt, kiêm luôn đầu bếp.
Hai mẹ con trở về phòng sau khi nhận cơm, trưa tháng 8/2021. Ảnh: Hồng Chiêu
Thực đơn bếp lên mỗi ngày sẽ khác nhau để người nhận đồ ăn không bị ngán. Bán cơm gần ba chục năm, bà Thủy kỹ tính, muốn cơm cho khách ăn sao thì cơm nấu đi tặng cũng phải vậy, còn chăm chút hơn. Bà giải thích, vội thì quả trứng luộc lên bóc vỏ, để vào hộp cơm thêm tí mắm, người ăn có lẽ cũng vui lòng. Nhưng không, bà phải chiên qua, rồi nấu với thịt kho. Bát canh rau muống phải dầm thêm quả sấu chua chua cho dễ ăn những ngày nóng nực. Cá rán phải sốt cà chua, cho hành, thì là. “Của cho không bằng cách cho”, bà nói.
Gần 11h trưa, ba người phụ nữ chia xong cơm. Ông Tuân tự lái ôtô mang đến điểm nhận tại các tổ dân phố. Dòng chữ “ xe đem biếu suất ăn chống dịch” ông tự viết, dán phía sau để các chốt kiểm tra biết. Cơm được để ở bàn cố định đầu ngõ, người lao động tự đến lấy, hai bên không tiếp xúc với nhau.
Video đang HOT
Những người nhận cơm của nhóm U70 hôm là một phụ nữ có chồng bị mù, con nằm một chỗ vì tai nạn giao thông; hoặc đôi mẹ con chân đi tập tễnh, nhiều ngày không thể ra ngoài kiếm việc.
Từng là sinh viên trường Mỏ – Địa chất, rồi xếp bút nghiên ra chiến trường năm 1972, sống qua bao năm bao cấp, ăn cơm độn bo bo, ông Tuân hiểu giá trị bữa cơm trong ngày thiếu thốn. “Nếu cho tiền, người ta có thể vẫn ăn cơm với rau muống luộc. Nhưng nếu tặng một bữa cơm đầy đủ, thì họ không thể nhịn ăn”, ông tâm niệm.
Nhiều bạn hưu trí biết chuyện, góp thêm tiền. Nhưng bếp không nhận nhiều, chỉ nhận một phần rồi quy ra bữa ăn, hoặc trao trực tiếp một số người cực kỳ khó khăn. “Già rồi, lượng sức mình mà làm thôi”, ông Tuân nói.
Một công nhân ở Phú La chia đồ ăn sau khi nhận được cơm từ bếp ăn của nhóm “Bình an trở lại”, một trong hai bếp thuộc chương trình Triệu bữa cơm – Hà Nội nghĩa tình. Ảnh: Hồng Chiêu
Cách Cầu Giấy hơn 13 km, 200 công nhân xây dựng ở Phú La (Hà Đông) mười ngày nay đều đặn nhận cơm chiều 0 đồng từ một bếp ăn của nhóm thiện nguyện Bình an trở lại .
Công trường xây dựng đã tạm ngừng hoạt động từ sáng 24/7, công nhân không thể đi làm, cũng không bước ra khỏi cổng lán trại khi thành phố hạn chế người dân ra đường.
Bếp ăn đặt tại một khu tập thể thuộc quận Đống Đa. Bảy tình nguyện viên tham gia đều là giáo viên, phụ huynh có tay nghề nấu nướng, với mong muốn người lao động yên tâm giãn cách. Họ đã được tiêm vaccine, tự nguyện một tuần đi xét nghiệm Covid-19 một lần.
Trưởng nhóm Đỗ Thu Hương, một cô giáo ở Ba Đình, cho biết mỗi suất cơm khoảng 25.000 đồng và thực đơn luôn được thay đổi theo ngày. Giá trị có thể không lớn, nhưng bao nhiêu suất cơm chuyển đi là bấy nhiêu hy vọng người lao động không bị đứt bữa.
Từ ngày 4/8, bếp tăng thêm 33 suất cho người lao động không còn thu nhập thuê trọ ở Kiến Hưng, tổng cộng 233 suất. Có một lần, nồi nhỏ gặp trục trặc, cơm nấu ra không được ngon như mọi khi. Đội vận chuyển đã chờ sẵn, bếp đành đơm đầy thêm thức ăn vào hộp khi không kịp nấu nồi cơm mới. Chỉ một lần ấy thôi, nhưng cả nhóm áy náy mãi, cô Hương kể.
Bình an trở lại – cái tên như nguyện ước cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại với tất cả, được lập ra từ đầu đại dịch, thường kêu gọi hỗ trợ tuyến đầu. Nhóm dự tính hỗ trợ suất ăn đến ngày 8/8, khi Hà Nội hết đợt giãn cách. Nếu thủ đô phải kéo dài Chỉ thị 16, các cô sẽ bàn bạc thêm, tùy vào sức lực và khả năng tham gia của các thành viên. Vì cuối tháng 8, cũng là lúc học sinh chuẩn bị trở lại trường.
Nở rộ chiêu trò bán cắt lỗ căn hộ chung cư trong mùa dịch
Trên nhiều trang mua bán bất động sản xuất hiện rầm rộ thông tin rao bán cắt lỗ căn hộ chung cư, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cảnh báo, khách mua nhà cần tìm hiểu kỹ thông tin, giá cả kẻo mắc bẫy chiêu trò của môi giới trong mùa dịch.
Căn hộ cắt lỗ nhưng giá vẫn ngang thị trường
Khảo sát qua nhiều trang mạng mua bán bất động sản, PV không khó nhìn thấy các thông tin rao bán căn hộ cắt lỗ căn hộ chung cư. Đơn cử như, một căn hộ tầng 21, diện tích 73,5 m2, nội thất liền tường, 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, view bể bơi nằm trong dự án trên đường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang được chào bán cắt lỗ gần 200 triệu đồng.
Trong vai người mua nhà, PV được người rao bán tên C.T. giới thiệu, căn hộ được mua cách đây 2 năm với mục đích đầu tư. Giá mua vào hơn 3 tỷ đồng (40 triệu đồng/m2), giờ bán ra hơn 2,8 tỷ đồng (37,3 triệu đồng/m2).
Theo chia sẻ anh T., anh là một trong những nhà đầu tư cá nhân, chuyên "săn" các căn hộ chung cư, mua vào từ khi đào móng và bán ra khi dự án cơ bản hoàn thiện hạ tầng. Bình thường, mỗi căn hộ đều có lãi từ 10 - 30%. Nếu không vì dịch Covid-19, anh phải bán giá tầm 3,2 - 3,4 tỷ đồng.
Thông tin rao bán cắt lỗ căn hộ chung cư tại một dự án ở quận Hai Bà Trưng (Ảnh chụp màn hình).
"2 năm nay, nhiều đợt dịch Covid-19 đã xảy ra, tài chính khó khăn nên đành bán cắt lỗ để lấy vốn quay vòng. Căn này view đẹp, hướng Đông Nam rất mát, nếu chốt luôn mình hỗ trợ thêm chi phí sang tên, không phải nghĩ", anh T. nói.
Mặc dù rốt ráo giục khách đặt cọc chốt căn hộ nhưng anh T. nhiều lần từ chối cung cấp hợp đồng gốc với lý do không mang theo và khẳng định sẽ cung cấp đầy đủ khi nào ký hợp đồng.
Đáng chú ý, khi PV tìm kiếm các thông tin rao bán liên quan, một số căn hộ cùng diện tích ở tòa nhà anh T. đang rao bán cũng chỉ có giá 2,7-2,8 tỷ đồng.
Tương tự, chị Thu Minh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng đang rao bán căn hộ tầng 12, diện tích 32 m2 (căn hộ Studio) tại một khu đô thị thuộc địa bàn phường Tây Mỗ. Theo nội dung rao bán, căn hộ có giá mua vào 1,2 tỷ đồng (37,5 triệu đồng/m2), giờ chỉ bán giá 1 tỷ đồng, chịu lỗ gần 200 triệu đồng.
Giới thiệu PV căn hộ về căn hộ đang rao bán cắt lỗ, chị N.T.Đ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, mục đích ban đầu chị mua để đầu tư. Hiện chị còn khoảng 4 căn có diện tích khác nhau. Như mọi năm, dự án cơ bản hoàn thiện hạ tầng là ra hàng, thanh khoản tốt nên khoản nọ gối khoản kia.
Từ năm ngoái tới nay, không có khách mua vì dịch nối tiếp dịch. Gánh trên vai 5,3 tỷ đồng tiền nợ ngân hàng, mỗi tháng chị Đ. phải trả ngót nghét 100 triệu đồng nên đành cắt lỗ để lấy tiền trả cho các khoản vay.
"Từ giờ tới cuối năm vãn dịch, ra được hàng thì may có cơ gỡ gạc. Riêng căn này tới cuối năm chắc chắn sẽ lên 20 - 30% nhưng chị kẹt quá phải bán. Em cứ xem, nếu ưng, chị sẽ ra lộc thêm khi về nhà mới", chị Đ. thúc giục.
Cẩn trọng với chiêu trò môi giới
Trao đổi với Dân Việt, anh Trần Mạnh Quân - một nhân viên môi giới bất động sản ở Hà Nội thừa nhận, hiện nay, một số môi giới sử dụng những chiêu bài quảng cáo, rao bán cắt lỗ căn hộ chung cư để thu hút sự chú ý của người có nhu cầu mua nhà.
Chỉ rõ chiêu thức này, anh Quân cho biết, khách hàng có thể làm phép đối chiếu thực tế thì thấy ngay, giá bán cắt lỗ vẫn ngang bằng với giá bán trên thị trường, không có chuyện giảm giá vài trăm triệu đồng như những người này quảng bá.
"Trước khi thực hiện giao dịch, khách mua nhà cần tìm hiểu kỹ thị trường, giá cả, tránh tin vào thông tin "cắt lỗ" mà dễ bị mua hớ", anh Quân nhấn mạnh.
Giá căn hộ chung cư đang có xu hướng tăng (Ảnh: M.K).
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Khải, Giám đốc công ty địa ốc ở Việt Nam cũng khẳng định, thông tin cắt lỗ là hoàn toàn phi lý. Theo ông Khải, so với những ngày cuối năm 2020, hiện nay giá vật liệu xây dựng đã tăng 20 - 70%, chưa nói đến giá nhân công, tiền sử dụng đất tăng cùng với tâm lý sở hữu nhà trong mùa dịch... Chi phí đầu vào tăng buộc chủ đầu tư dự án phải tăng giá bán, vô hình chung đẩy giá thị trường tăng, thiết lập một mặt bằng giá mới.
Ông Khải phân tích, năm 2017, giá chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân trung bình khoảng 26 triệu đồng/m2; năm 2020 mặt bằng tăng lên 30 - 33 triệu đồng/m2; đến nay tiếp tục lên 42 - 50 triệu đồng/m2.
Như vậy nếu chủ nhà bán thấp hơn thị trường 1 - 2 giá chỉ có thể gọi là bán rẻ chứ không thể gọi là cắt lỗ. Giả sử giá mua vào 26 triệu đồng, bán ra 25 triệu đồng mới gọi là cắt lỗ. Ở đây, mua vào 26 triệu đồng bán ra 49 triệu đồng, là lãi 23 triệu đồng chứ không lỗ.
Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh nguyên nhân khan hiếm nguồn cung, giá chung cư đang được dự báo sẽ tăng mạnh khi giá nguyên vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, cát... đang "leo thang". Chi phí xây dựng (vật liệu, nhân công, lắp đặt thiết bị,...) thường chiếm khoảng 60% giá thành xây dựng của bất động sản. Trong chi phí xây dựng thì chi phí vật liệu lại chiếm khoảng 60%. Do đó, khi giá vật liệu xây dựng tăng thì giá bất động sản đương nhiên sẽ tăng theo.
"Có quá nhiều yếu tố đang tác động lên giá nhà và sự tác động này đều theo chiều hướng buộc thị trường phải tăng giá bán trong tương lai.
Giá trị tiền sử dụng đất và chi phí phát triển dự án là hai yếu tố chủ chốt sẽ khiến giá nhà tăng cao trong các năm tới đây. Quỹ đất ngày càng khan hiếm, giá trị tiền sử dụng đất gia tăng kéo theo chi phí phát triển của doanh nghiệp tăng lên.
Việc giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá thép tăng cao buộc các chủ đầu tư phải tăng giá bán. Chính vì vậy, việc tăng giá bán bất động sản là sự điều tiết bình thường trong cấu thành giá", bà Hằng nhận định.
Mùa giãn cách, hai cô cháu SG giúp TNV trẻ "sạc pin" trà sữa mỗi ngày Tình nguyện viên là một lực lượng góp sức không nhỏ trong cuộc chiến chống dịch của thành phố. Đội hình này phần lớn là các bạn trẻ. Dù biết có thể gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng các bạn vẫn hăng hái tham gia hỗ trợ người dân. Chính vì thế mà cô Nguyễn Bảo Lan (Q.10, TP.HCM) đã mỗi ngày...