Colombia sắp trục vớt ‘kho báu’ trị giá hàng tỷ USD từ con tàu đắm năm 1708
Chính phủ Colombia hôm thứ Năm (21/12) cho biết sẽ cố gắng trục vớt các hiện vật từ vụ đắm thuyền buồm San Jose năm 1708, nơi được cho là chứa hàng hóa trị giá hàng tỷ USD.
Kế hoạch đưa xác thuyền buồm San Jose 300 năm tuổi cùng lượng hàng hóa chìm với nó lên mặt nước đã gây tranh cãi, bởi tuy nó mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng xác tàu này đồng thời cũng là kho báu có giá trị khảo cổ lớn.
Bức ảnh được chụp bởi một phương tiện tự động dưới nước cho thấy xác thuyền buồm San Jose của Tây Ban Nha chìm ngoài khơi bờ biển Caribe của Colombia. Ảnh: AP
Bộ trưởng Văn hóa Colombia Juan David Correa cho biết những nỗ lực trục vớt đầu tiên sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm sau, tùy thuộc vào điều kiện đại dương ở Caribe. Ông Correa cam kết đây sẽ là một cuộc thám hiểm khoa học.
“Đây là xác tàu phục vụ cho nghiên cứu khảo cổ, không phải kho báu”, ông Correa nói sau cuộc gặp với Tổng thống Colombia Gustavo Petro. “Đây là cơ hội để chúng ta trở thành quốc gia đi đầu trong nghiên cứu khảo cổ dưới nước”.
Nếu được trục vớt thành công, xác tàu này có thể mang lại giá trị hàng tỷ USD với 11 triệu đồng xu bằng vàng và bạc, ngọc lục bảo cũng như hàng hóa quý giá khác từ các thuộc địa do Tây Ban Nha kiểm soát.
Video đang HOT
Ông Correa cho biết có thể dùng robot hoặc tàu lặn để thu thập vật liệu trong xác tàu. Sau đó, chúng sẽ được đưa lên tàu hải quân để phân tích. Dựa trên kết quả, chính phủ Colombia có thể lên kế hoạch tiến hành nỗ lực thứ hai.
Hơn 300 năm trước, thuyền buồm San Jose đã bị đánh chìm trong trận chiến với các tàu của Anh. Đến năm 2015, xác tàu được định vị nhưng đã vướng vào các tranh chấp pháp lý và ngoại giao, do đây vừa là kho báu khảo cổ vừa là kho báu kinh tế. Mỹ, Colombia và Tây Ban Nha tranh chấp về việc ai có thể sở hữu kho báu này.
Năm 2018, Chính phủ Colombia từ bỏ kế hoạch khai quật xác tàu, trong bối cảnh tranh chấp với một công ty tư nhân đòi quyền trục vớt dựa trên thỏa thuận với chính quyền Colombia vào những năm 1980. Cũng trong năm 2018, cơ quan văn hóa Liên hợp quốc kêu gọi Colombia không khai thác thương mại xác tàu.
Một cơ quan bảo vệ di sản văn hóa dưới nước của UNESCO đã gửi thư tới Colombia bày tỏ lo ngại rằng việc trục vớt kho báu để bán thay vì để bảo tồn giá trị lịch sử “sẽ gây ra mất mát không thể khắc phục được đối với di sản quan trọng”.
Colombia chưa ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Công ước này yêu cầu các bên ký kết phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, phải thông báo cho UNESCO về kế hoạch xử lý xác tàu.
Xác tàu được phát hiện cách đây 3 năm với sự trợ giúp của một nhóm chuyên gia quốc tế và phương tiện tự hành dưới nước. Vị trí chính xác của nó là bí mật quốc gia. Con tàu San Jose bị chìm ở đâu đó trong khu vực rộng lớn ngoài khơi bán đảo Baru của Colombia, phía nam Cartagena, trên biển Caribe.
Thuyền buồm San Jose có 3 tầng, được cho là dài 45 m, rộng 14 m, được trang bị 64 khẩu súng. Colombia cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện những khẩu súng thần công bằng đồng ở tình trạng tốt, cùng với các bình gốm sứ và vũ khí cá nhân.
Tây Ban Nha lên kế hoạch trục vớt con tàu 2.500 tuổi của nền văn minh Phoenicia
Một nhóm nhà khảo cổ Tây Ban Nha đang tìm cách trục vớt con tàu đắm 2.500 năm tuổi của người Phoenicia trước khi cơn bão phá hủy nó vĩnh viễn.
Theo nghiên cứu của nhóm khảo cổ Tây Ban Nha, con tàu tồn tại từ nền văn minh cổ đại Phoenicia trong thời kỳ từ năm 1.550 TCN đến năm 300 TCN với trung tâm nằm dọc vùng eo biển Liban, Syria, và bắc Israel ngày nay.
Con tàu đắm Mazarron II dài 8 mét, được đặt tên theo thành phố ở vùng Murcia, phía đông nam Tây Ban Nha. Nó được tìm thấy ngoài khơi cách bờ biển Playa de la Isla của thành phố Mazarron 60 mét. Phát hiện về sự tồn tại của con tàu dưới đáy đại dương là mảnh ghép độc đáo cho lĩnh vực kỹ thuật hàng hải cổ đại.
Nhóm thợ lặn từ Đại học Valencia lập bản đồ và đánh giá tình trạng của một con tàu Phoenicia 2.500 năm tuổi. (Ảnh Reuters)
Tháng 6 vừa qua, 9 kỹ thuật viên từ Đại học Valencia, Tây Ban Nha trải qua 560 giờ lặn biển kéo dài hơn hai tuần để ghi lại tất cả các vết nứt trên thân tàu nhằm phác thảo sơ đồ chi tiết về nó.
Theo hãng tin Reuters, các chuyên gia đề xuất cách bảo vệ và trục vớt xác tàu vào cuối năm nay. Nếu kế hoạch diễn ra đúng như dự kiến, quá trình trục vớt sẽ được thực hiện sớm nhất vào mùa hè năm sau.
Carlos de Juan, nhà khảo cổ học từ Đại học Valencia thuộc Viện Khảo cổ Hàng hải và là người điều phối dự án cho biết, con tàu có thể được trục vớt bằng cách kéo rời từng mảnh theo các vết nứt hiện có và lắp ráp lại trên cạn sau khi hoàn tất như trò chơi ghép hình.
"Chúng tôi muốn giải cứu con tàu, xử lý nó và trưng bày trong bảo tàng để mọi người cùng chiêm ngưỡng thay vì lo lắng mỗi khi bão lớn ập đến", ông nói với Reuters.
Con tàu nằm dưới khoảng 1,7 mét nước Địa Trung Hải, được bao quanh bởi các bao cát và cấu trúc kim loại bảo vệ. (Ảnh: Reuters)
Con tàu được cho là đã đóng vào khoảng năm 580 TCN. Hiện nó nằm dưới khoảng 1,7 mét nước Địa Trung Hải, được bao quanh bởi các bao cát và một cấu trúc kim loại bảo vệ.
Xác tàu bị chôn vùi trong lớp trầm tích hơn 2 thiên niên kỷ và chỉ được lộ ra khi những thay đổi của dòng hải lưu, do hoạt động xây dựng trên bờ làm trôi lớp trầm tích này vào khoảng 30 năm trước.
Ngay sau khi phát hiện ra xác tàu cổ, các nhà sử học vận chuyển nhiều khối kim loại như chì từ Bán đảo Iberia xuống đáy đại dương để xây dựng một cấu trúc vững chắc bảo vệ Mazarron II.
Tuy nhiên, cấu trúc kim loại này đang có dấu hiệu sạt lún mạnh dưới lớp cát với tốc độ nhanh hơn so với xác tàu, nguy cơ nghiền nát con tàu. Đây chính là lý do khiến việc trục vớt Mazarron II trở nên cấp bách.
Tình cờ tìm thấy con tàu mất tích suốt 130 năm, nhà thám hiểm ngỡ ngàng với cảnh tượng trước mắt Trong khi đang quay một bộ phim tài liệu, hai nhà làm phim Yvonne Drebert và Zach Melnick đã tình cờ bắt gặp một con tàu bị đắm từ năm 1895. Khám phá đáng kinh ngạc này được thực hiện bởi hai nhà làm phim trong khi họ đang quay một bộ phim tài liệu về vẹm quagga, một loài xâm lấn bao...