Colombia – ‘lò luyện’ lính đánh thuê
Sau khi xuất ngũ, cựu binh Colombia thường bị thu hút bởi cơ hội làm việc ở chiến trường nước ngoài như Iraq hay Yemen, với tư cách lính đánh thuê.
Ít nhất 17 cựu binh Colombia nằm trong số các nghi phạm thực hiện vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise hôm 7/7. Giới chức Haiti miêu tả thủ phạm là nhóm lính đánh thuê người nước ngoài.
Vụ ám sát đẩy Haiti chìm sâu hơn vào tình trạng hỗn loạn chính trị trong bối cảnh bạo lực băng đảng lan rộng. Chưa rõ động cơ của vụ ám sát và những kẻ chủ mưu, khi mạng lưới của những tay súng ngày càng mở rộng cùng với quá trình điều tra, liên quan đến các công dân Colombia và cả người Mỹ gốc Haiti.
Binh sĩ Colombia trong một cuộc duyệt binh tại Bogota vài năm trước. Ảnh: Lima Charlie News.
Đối với những người muốn tuyển lính đánh thuê thực hiện các nhiệm vụ mạo hiểm ở nước ngoài, Colombia là lựa chọn phổ biến. Gần 60 năm nội chiến đã biến đất nước Nam Mỹ này trở thành thao trường tôi luyện các binh sĩ và sau khi xuất ngũ, họ trở thành nguồn nhân lực cho các công ty an ninh tư nhân.
Binh sĩ thuộc các đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ Colombia có thể nghỉ hưu từ khi ngoài 40 tuổi, khiến nhiều người chỉ có lương hưu khiêm tốn và không biết phải làm gì tiếp theo.
Video đang HOT
“Việc tuyển mộ binh sĩ Colombia đến những nơi khác trên thế giới làm lính đánh thuê là vấn đề đã tồn tại từ lâu, vì không có luật nào cấm làm vậy”, tư lệnh lực lượng vũ trang Colombia, tướng Luis Fernando Navarro, nói. “Chẳng hạn, có một số lượng đáng kể cựu binh Colombia ở Dubai”.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là khách hàng quan trọng của các cựu binh Colombia. UAE đã thuê họ đến chiến đấu với phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, sát cánh cùng với các chiến binh được tuyển từ Panama, El Salvador và Chile, theo Sean McFate, chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương.
McFate đã viết trong một báo cáo năm 2019 rằng lính đánh thuê Mỹ Latinh đòi chi phí thấp hơn nhiều so với cựu binh Mỹ hoặc Anh, dù khoản tiền đó đã gấp 4 lần mức lương cũ của họ trong quân đội.
Navarro nói rằng những người lính xuất ngũ có cơ hội tham gia các lớp học trong hệ thống trường cao đẳng kỹ thuật của Colombia, nhưng quân đội không theo dõi các hoạt động sau này của họ. Người Colombia thường được tuyển mộ làm lính đánh thuê “vì giàu kinh nghiệm”, Tổng tham mưu trưởng quân đội Colombia Eduardo Zapateiro nói. “Thật tiếc vì chúng tôi vốn huấn luyện họ cho những thứ khác”.
Các binh sĩ Colombia có kinh nghiệm chống nổi loạn, chống khủng bố đô thị hoặc những người đã được huấn luyện ở các nước như Mỹ và Israel thường là nguồn tuyển mộ ưa thích của các công ty an ninh tư nhân, một nguồn tin quân sự tiết lộ.
Tất cả nam thanh niên Colombia được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc phục vụ trong lực lượng cảnh sát quốc gia ít nhất một năm, mặc dù những người đang theo học đại học và có khả năng trả một khoản phí được miễn nghĩa vụ.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nhiều người có xuất thân nghèo khó, đặc biệt là ở các vùng nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề bởi nội chiến, thường tiếp tục trở thành quân nhân chính thức, vì họ không có nhiều lựa chọn việc làm.
Các binh sĩ được trả lương thấp, phải đối mặt nguy hiểm và phải xa người thân. Họ cũng đối mặt sự ngờ vực của công chúng ở những nơi các binh sĩ bị cáo buộc và đôi khi bị kết tội vi phạm nhân quyền.
McFate nói rằng trong khi các công ty Mỹ như Blackwater vẫn là nhà thầu quân sự tư nhân nổi tiếng nhất, rất nhiều cựu binh từ các quốc gia khác đang học theo các công ty an ninh tư nhân Mỹ chuyên tuyển mộ lính đánh thuê.
“Mỗi ngày, các nhóm quân sự tư nhân mới lại xuất hiện từ các quốc gia như Nga, Uganda, Iraq, Afghanistan và Colombia. So với Blackwater, họ nhận nhiệm vụ táo bạo hơn, cung cấp sức mạnh chiến đấu lớn hơn và sẵn sàng làm việc cho người trả giá cao nhất mà ít quan tâm đến nhân quyền”, McFate viết trong báo cáo. “Họ là lính đánh thuê đúng nghĩa 100%”.
Thế giới chật vật tìm giải pháp cho Haiti Kho súng của nhóm sát thủ bắn chết Tổng thống Haiti Lời khai đầu tiên của nghi phạm bắn chết Tổng thống Haiti Vụ ám sát Tổng thống Haiti khiến Biden thêm đau đầu Chiến dịch truy lùng nhóm ám sát Tổng thống Haiti
Băng đảng Haiti xuống đường phản đối vụ ám sát Tổng thống
Một trong những thủ lĩnh băng đảng quyền lực nhất Haiti cho biết đàn em sẽ xuống đường phản đối vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise.
Jimmy Cherizier, cựu cảnh sát được biết đến với bí danh Barbecue, người đứng đầu liên đoàn G9 gồm 9 băng đảng, cáo buộc cảnh sát và các chính trị gia đối lập thông đồng với "giai cấp tư sản hôi hám" để biến Moise "thành vật hy sinh".
"Đó là âm mưu quốc gia và quốc tế chống lại người dân Haiti", ông nói trong video ngày 10/7. "Chúng tôi yêu cầu tất cả cơ sở huy động thành viên và xuống đường để làm sáng tỏ vụ ám sát tổng thống".
Thủ lĩnh băng đảng Jimmy Cherizier và đàn em tại Port-au-Prince ngày 23/6. Ảnh: Reuters .
Trước đó, góa phụ của Moise đã cáo buộc những kẻ thù trong bóng tối tổ chức vụ ám sát ông để ngăn chặn sự thay đổi dân chủ, khi cuộc tranh giành quyền lực diễn ra ngày càng gay gắt ở quốc gia vùng Caribe.
Moise bị bắn chết rạng sáng 7/7 tại tư dinh ở Port-au-Prince. Chính quyền Haiti cho biết sát thủ là nhóm lính đánh thuê gồm 26 người Colombia và hai người Mỹ gốc Haiti. Tuy nhiên, nghi ngờ đã gia tăng về cách giải thích này, khi gia đình của ít nhất hai người Colombia nói rằng họ đã được thuê làm vệ sĩ.
Cố tổng thống từng nói về các thế lực đen tối đứng sau giật dây nhiều vấn đề sau nhiều năm đất nước bất ổn dưới sự cầm quyền của ông. Moise cho rằng các chính trị gia đối thủ và các nhà tài phiệt tức giận về những gì ông gọi là nỗ lực "làm sạch" các hợp đồng chính phủ và chính trường, đề xuất một cuộc trưng cầu dân ý để thay đổi hiến pháp Haiti.
Cuộc trưng cầu dân ý, dự kiến diễn ra ngày 26/9 cùng các cuộc bầu cử tổng thống và lập pháp, có thể bãi bỏ vị trí thủ tướng, định hình lại nhánh lập pháp và tăng quyền lực cho tổng thống.
Việc Moise bị giết đã làm lu mờ những kế hoạch đó và dẫn đến tình trạng hỗn loạn chính trị ở Haiti, nơi chính phủ lâm thời đang kêu gọi Mỹ và Liên Hợp Quốc gửi quân. Tuy nhiên, Mỹ cho biết họ không có kế hoạch cung cấp hỗ trợ quân sự cho Haiti vào lúc này, còn yêu cầu với Liên Hợp Quốc cần sự cho phép của Hội đồng Bảo an.
Haiti đã chìm trong nhiều khủng hoảng từ trước khi vụ ám sát Tổng thống xảy ra, như hứng chịu nhiều thiên tai nặng nề, lạm phát tăng cao, thực phẩm và nhiên liệu trở nên khan hiếm khi 60% dân số kiếm được ít hơn hai USD một ngày. Những vụ bắt cóc, trộm cướp và bạo lực băng đảng đã khiến nhiều vùng của Haiti rơi vào tình trạng vô chính phủ, nhiều người sợ hãi đến mức rời bỏ nhà cửa, một số tổ chức viện trợ phải cắt giảm hoạt động dù họ là nguồn sống của rất nhiều người.
Xác định danh tính 13 nghi phạm ám sát Tổng thống Haiti Bộ Quốc phòng Colombia xác định danh tính 13 nghi phạm trong vụ ám sát Tổng thống Haiti, cho biết tất cả đều là cựu quân nhân nước này. Các quan chức Colombia hôm 9/7 cho biết hai trong 13 nghi phạm là cựu quân nhân nước này đã bị tiêu diệt, 11 người còn lại đang bị giam. Theo các tài liệu...