Colombia ghi nhận 540 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ
Bộ Y tế Colombia cho biết nước này ghi nhận số ca tử vong trong ngày do COVID-19 cao nhất từ trước đến nay với 540 ca tử vong ngày 29/5, theo đó nâng tổng số ca không qua khỏi tại nước này lên 87.747 ca. Số ca mắc tại quốc gia Nam Mỹ cũng tăng thêm 20.494 ca lên 3.363.061 ca.
Đến nay, Colombia đã tiêm hơn 9,3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó hơn 3,2 triệu người đã được tiêm đủ liều vaccine.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Bogota, Colombia ngày 22/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Thái Lan đã vượt 1.000 ca với 24 ca được xác nhận trong ngày 30/5.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, giới chức y tế Thái Lan ngày 30/5 cho biết nước này ghi nhận thêm 4.528 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 1.902 ca trong các nhà tù. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới được ghi nhận vượt mốc 4.500 ca. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại Thái Lan từ trước tới nay là 154.307 ca, trong đó có 1.012 người không qua khỏi.
Hiện nay, các quan chức y tế Thái Lan đang đặt ưu tiêu phân phối vaccine ngừa COVID-19 ở Bangkok trong chiến dịch tiêm chủng quốc gia vào tháng tới để tiêm chủng cho ít nhất 70% người dân vào tháng 7 tới. Đối với các tỉnh khác, việc phân bổ vaccine sẽ thay đổi tùy theo mức độ lây nhiễm của từng khu vực.
Video đang HOT
Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) Opas Karnkawinpong cho biết DDC chịu trách nhiệm đảm bảo số lượng vaccine từ các hãng AstraZeneca, Sinovac, Pfizer và Johnson & Johnson. Ông Opas cho biết số lượng này sẽ gần đạt mục tiêu 150 triệu liều của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.
Kết quả thăm dò dư luận do Đại học Suan Dusit Rajabhat thực hiện được công bố cùng ngày cho thấy đa số người dân Thái Lan muốn Chính phủ xúc tiến việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 và cải thiện nền kinh tế đang chùng xuống của đất nước.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Yala, Thái Lan, ngày 28/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc thăm dò được tiến hành theo hình thức trực tuyến đối với 1.713 người trên cả nước trong thời gian từ 24-27/5 để đánh giá tinh thần của người dân trong thời dịch COVID-19, trong đó người được hỏi được phép đưa ra nhiều câu trả lời.
Về trạng thái tinh thần, 75,35% số người được hỏi cho biết họ bị căng thẳng và lo lắng; 72,95% cảm thấy tuyệt vọng; 58,27% cảm thấy nhàm chán; 45,19% sợ hãi; và 13,50% trong trạng thái bình thường.
Khi được hỏi về nguyên nhân, 88,33% cho rằng đại dịch COVID-19 đã trở nên nghiêm trọng hơn; 74,53% cho rằng nền kinh tế đi xuống; 51,89% chỉ ra những lo ngại về tiêm chủng; 36,50% đề cập đến điều kiện đi lại và giao thông; và 15,98% chỉ ra những lo ngại về sức khỏe.
Khi được hỏi họ muốn Chính phủ, các cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân giúp gì trong tình hình này, 74,96% cho biết nên xúc tiến việc tiêm chủng đại trà; 60,52% muốn tất cả các bên liên quan đẩy mạnh những nỗ lực giải quyết các vấn đề kinh tế; 56,51% muốn cung cấp cho mọi người thông tin rõ ràng và không gây nhầm lẫn về COVID-19; 54,86% muốn các biện pháp khắc phục hậu quả cho những người bị ảnh hưởng được phân bổ đồng đều; và 49,91% muốn các xét nghiệm COVID-19 được thực hiện trong tất cả các khu vực.
Colombia mở trở lại cửa khẩu biên giới với các nước láng giềng
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 19/5, Bộ Ngoại giao Colombia thông báo chính phủ nước này đã quyết định mở trở lại các cửa khẩu biên giới trên bộ, đường sông và đường biển với các nước láng giềng, ngoại trừ Venezuela. Các cửa khẩu này đã tạm ngừng hoạt động từ năm ngoái nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bogota, Colombia ngày 7/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo chính thức của Bộ Ngoại giao Colombia nêu rõ các cửa khẩu biên giới với Panama, Peru, Ecuador và Brazil được mở trở lại từ 0h00 ngày 19/5. Mặc dù tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng Chính phủ Colombia cho rằng việc mở cửa biên giới là một biện pháp cần thiết để thúc đẩy khôi phục kinh tế tại các vùng giáp biên. Colombia cũng đề nghị chính phủ các nước láng giềng có cửa khẩu chung được mở lại, tiếp tục phối hợp để thống nhất các biện pháp cần thiết để việc đi lại của người dân và hoạt động vận chuyển hàng hóa được thông suốt, bảo đảm quy trình về vệ sinh dịch tễ.
Colombia hiện là một trong những nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất ở Mỹ Latinh với hơn 3,1 triệu trường hợp, trong đó có 82.291 người tử vong.
Cũng trong ngày 19/5, nhà chức trách Mexico cho biết các trường học ở thủ đô Mexico City sẽ được mở cửa trở lại trong tháng tới, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại đây cơ bản đã được kiểm soát và số ca mắc mới ghi nhận theo ngày đã giảm đáng kể.
Người dân đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Mexico City, Mexico, ngày 16/3/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo quyết định mới nhất nêu trên, 1,5 triệu học sinh tại thủ đô Mexico City sẽ có thể trở lại các lớp học theo hình thức trực tiếp kể từ ngày 7/6 tới trên cơ sở tự nguyện. Ông Luis Humberto Fernandez, một quan chức phụ trách giáo dục của Mexico, cho biết việc mở cửa trở lại các trường học "sẽ là một yếu tố rất quan trọng giúp giảm số lượng học sinh bỏ học".
Theo Thị trưởng Mexico City - bà Claudia Sheinbaum, cuối tuần này, toàn bộ đội ngũ giáo viên ở thủ đô sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19, trong khi việc sử dụng khẩu trang và nước sát khuẩn cũng sẽ được đưa vào quy định tại các trường học. Trong trường hợp xuất hiện các ca mắc bệnh, trường học sẽ đóng cửa trong 15 ngày để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Mexico hiện đứng thứ 4 thế giới về số ca tử vong do COVID-19 với hơn 220.000 trường hợp. Nước này đã đình chỉ các hoạt động học tập theo hình thức trực tiếp kể từ tháng 3/2020 trên hầu khắp cả nước để ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh. Hàng triệu học sinh tại Mexico đã được học từ xa theo các chương trình truyền phát trên truyền hình từ tháng 8/2020. Tuy nhiên, điều này lại đặt ra thách thức cho những hộ gia đình nghèo, không có máy thu hình hoặc Internet.
Ngoại trưởng Colombia từ chức Ngày 13/5, Bộ Ngoại giao Colombia thông báo Ngoại trưởng nước này Claudia Blum đã đệ đơn từ chức trong bối cảnh Colombia đang đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối các chính sách kinh tế của Tổng thống Ivan Duque nổ ra từ cuối tháng 4 vừa qua. Ngoại trưởng Colombia Claudia Blum phát biểu tại Bogota, Colombia. Ảnh (tư...