Colombia điều tra thương vụ mua phần mềm gián điệp Pegasus
Ngày 4/9, Tổng thống Colombia Gustavo Petro đã yêu cầu cơ quan công tố nước này điều tra thương vụ mua phần mềm gián điệp Pegasus trị giá 11 triệu USD.
Theo Tổng thống Petro, phần mềm này có thể đã được sử dụng để do thám các chính trị gia đối lập trong chính quyền trước đây.
Phần mềm Pegasus của tập đoàn NSO được cài đặt trên điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN
Phần mềm Pegasus, do công ty NSO của Israel phát triển, có thể âm thầm xâm nhập vào điện thoại thông minh để trích xuất dữ liệu hoặc kích hoạt camera và micro để nghe lén, quay lén mà người dùng không hề hay biết.
Video đang HOT
Phát biểu trên truyền hình, ông Petro nói rõ đã yêu cầu Đơn vị thu thập và xử lý thông tin (UIAF) và cơ quan cảnh sát chuyển giao phần mềm Pagasus cùng các tài liệu liên quan cho cơ quan công tố để phục vụ điều tra. Ông bày tỏ lo ngại bản thân và các chính trị gia khác có thể là mục tiêu của phần mềm gián điệp này.
Công ty NSO thu hút sự chú ý sau khi xuất hiện một số vụ bê bối liên quan đến việc khách hàng sử dụng sai mục đích phần mềm Pegasus. Năm 2021, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin các chính phủ trên khắp thế giới đã sử dụng phần mềm này để do thám các đối thủ.
Trong một tuyên bố, NSO khẳng định phần mềm Pegasus chỉ được bán cho các cơ quan chính phủ để phục vụ mục đích chống tội phạm và khủng bố, qua đó giúp lực lượng an ninh ở nhiều nước ngăn chặn tội phạm và các vụ tấn công bạo lực.
Lý do Tổng thống Colomiba đề xuất người dân rời thủ đô vào cuối tuần
Tổng thống Colombia Gustavo Petro đã yêu cầu người dân Bogota rời thủ đô vào cuối tuần để giảm bớt áp lực lên các hồ chứa nước.
Một hồ chứa nước tại thị trấn Usme ở Bogota, Colombia ngày 8/4. Ảnh: /Getty Images
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) dẫn thông tin từ văn phòng thị trưởng Bogota Carlos Fernando Galan cho biết các hồ chứa chính cung cấp nước cho thành phố đã giảm xuống còn 15,3% tổng công suất vào ngày 16/4. Toàn bộ Colombia đang chịu ảnh hưởng của hạn hán bắt nguồn từ hiện tượng thời tiết El Nino, trong đó thủ đô chịu tác động nặng nề nhất.
Mực nước trung bình của các hồ chứa trên khắp Colombia đã giảm xuống dưới 29% tổng công suất, ngay trên mức "nguy kịch" 27%, có thể gây ra tình trạng mất điện.
Tổng thống Petro cảnh báo cuộc khủng hoảng có khả năng làm tê liệt đất nước. Khoảng 2/3 lượng điện tại Colombia được khai thác từ thủy điện.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, trước đây là Twitter, Tổng thống Petro kêu gọi người dân Colombia cử hành "ngày công dân" vào 19/4 và cố gắng tiết kiệm điện để đất nước có thể bước vào mùa mưa sắp tới mà không cần phải áp dụng phân phối năng lượng.
Theo trang web chính thức của Botoga, Colombia đã trải qua giai đoạn dài hiếm mưa kể từ tháng 6/2023 do El Nino. Thị trưởng Fernando Galan trong tháng 4 đã đăng lên X: "Mực nước tại các hồ chứa nơi cấp nước sinh hoạt cho Bogota đang ở mức nguy cấp. Do vậy, chúng tôi phải áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm nước và giảm lượng nước tiêu thụ từ 17 mét khối/giây xuống còn 15 mét khối/giây".
Bộ trưởng Năng lượng Colombia Andres Camacho vào ngày 18/4 nhắc lại rằng chính phủ không cân nhắc việc cắt điện mà thay vào đó thực hiện các biện pháp như chỉ thị các nhà máy nhiệt điện hoạt động hết công suất và tạo ra các chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân nhằm giảm sử dụng nước và điện.
Colombia từ chối cung cấp vũ khí của Nga cho Ukraine Phía Colombia nhấn mạnh rằng kho vũ khí do Nga sản xuất của nước này sẽ không được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine. Tổng thống Colombia Gustavo Petro. Ảnh: AP Ngày 24/1, hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Colombia Gustavo Petro xác nhận rằng Chính phủ Mỹ đã đề nghị Colombia chuyển giao vũ khí quân sự do...