Colombia điều tra bê bối giết dân lĩnh thưởng
Giới công tố Colombia đang điều tra hàng chục tướng lĩnh liên quan đến vụ bê bối “hợp thức hóa xác chết” gây chấn động quốc gia Nam Mỹ.
Biểu tình phản đối vụ bê bối chấn động Colombia – Ảnh: The Bogota Post
Trong cuộc họp báo hôm qua, Tổng chưởng lý quốc gia Eduardo Montealegre cho biết 22 sĩ quan hàm tướng, cả đương chức lẫn về hưu sẽ bị điều tra về vụ binh sĩ sát hại dân thường rồi ngụy trang thi thể thành các tay súng thuộc lực lượng nổi dậy FARC để lĩnh công. Theo BBC, kết quả dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Ông Montealegre cho biết thêm đến nay đã có hơn 5.000 thành viên lực lượng an ninh bị phát hiện liên quan đến vụ bê bối và 800 người đã bị kết án tù, chủ yếu là binh lính và sĩ quan cấp thấp. Quá trình điều tra tiếp tục trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng tại Colombia trong bối cảnh chính phủ nước này xúc tiến hòa đàm với lực lượng FARC nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên qua.
Theo tờ The Bogota Post, vụ bê bối bắt đầu bị phanh phui năm 2008 sau cái chết của 22 thiếu niên ở khu ổ chuột thuộc thành phố Soacha, phía nam thủ đô Bogota. Những người này bị lừa đến tỉnh Norte de Santander với lời hứa sẽ có việc làm lương cao. Tuy nhiên, tất cả đều bị sát hại rồi cho mặc đồng phục của FARC để giả thành những tay súng bị tiêu diệt trong giao tranh với lực lượng chính phủ. Từ đó, nhiều vụ tương tự đã bị phát hiện trên khắp Colombia và hiện các công tố viên đã có trong tay hồ sơ của hàng ngàn vụ giết hại dân thường chỉ để được thưởng tiền và có thêm ngày phép. Thậm chí ở một số khu vực, binh lính được phái đi để vây bắt những người vô gia cư về “thế mạng” cho quân nổi dậy. Trang tin laInfo.es ngày 13.4 dẫn lời Tổng chưởng lý Montealegre cam kết sẽ làm rõ mức độ dính líu của các sĩ quan cấp cao “vì đất nước cần biết sự thật”.
BBC nhận định nỗ lực điều tra của chính phủ Colombia nhằm đáp ứng mong mỏi của các gia đình nạn nhân cũng như dẹp bỏ các rảo cản cho hòa đàm với FARC. Lực lượng này đã khẳng định việc điều tra và xử lý các tội ác của lực lượng an ninh là một trong những vấn đề trọng tâm trong tiến trình hòa giải.
Trùng Quang
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Sợ chiến tranh, dân thường châu Âu tập cầm súng
Lithuania dạy dân chúng cách đối phó khi có xung đột, Latvia lên kế hoạch tập huấn quân sự cho sinh viên đại học, trong khi Ba Lan liên tục triệu tập dân thường tham gia các trại huấn luyện bởi nỗi ám ảnh chiến tranh.
Lính dự bị Ba Lan hôm 24/3 được kiểm tra an ninh trước khi tham gia huấn luyện tại một căn cứ quân sự. Ảnh: AP
Giữa căng thẳng Nga - phương Tây, chiến đấu cơ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lượn vòng, gầm rú trên bầu trời miền đông châu Âu. Hồi cuối tháng ba, một đoàn xe thiết giáp Mỹ còn diễu hành qua Estonia, Lithuania, Ba Lan, Latvia, Cộng hòa Czech để sang Đức, nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết với các nước đồng minh Đông Âu nằm gần Nga nhất.
Mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây trở nên xấu đi từ tháng 3 năm ngoái khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga và bởi những bất đồng quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Mỹ và một số quốc gia châu Âu áp nhiều lệnh trừng phạt lên Nga vì cho rằng Điện Kremlin chủ trương hậu thuẫn phe ly khai miền đông Ukraine, làm trầm trọng thêm xung đột. Nga phủ nhận mọi lời buộc tội.
Theo AP, hàng nghìn dân thường ở châu Âu hiện bị cuốn vào những cuộc huấn luyện quân sự nghiêm ngặt, bởi nỗi lo chiến tranh sẽ xảy ra.
Ở Ba Lan, các bác sĩ, chủ cửa hàng, nhân viên nhà nước, nhà lập pháp cùng nhiều tầng lớp khác đều nhận được các cuộc gọi triệu tập tham gia huấn luyện quân sự với lý do đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra. Lithuania đang xúc tiến việc dạy dân chúng cách đối phó trong trường hợp xung đột bùng nổ. Latvia thì lên kế hoạch tập huấn quân sự cho sinh viên đại học vào năm tới.
Cây bút Monika Scislowska từ AP nhận định việc huấn luyện dân thường phản ứng trước kịch bản chiến tranh phản ánh tâm lý lo lắng của các nước châu Âu. Người ta sợ rằng an ninh và nền độc lập phải rất vất vả mới đạt được của họ sẽ bị đe dọa trước căng thẳng Nga - phương Tây.
"Một cảm giác lo sợ thật sự đang len lỏi trong xã hội chúng ta", bà Aija Jakubovska, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Latvia, cho biết. Việc tăng cường huấn luyện giới sinh viên "là một cách để ta nâng cao năng lực phòng thủ", bà nói thêm.
Zygmunt Wos, công dân Ba Lan sống tại thành phố Bialystok, phía đông nước này, vẫy tay chào đoàn xe thiết giáp Mỹ với một tâm trạng đầy ái ngại. "Những binh sĩ này đáng nhẽ nên ở lại với chúng tôi chứ không phải quay về Đức", anh chia sẻ. Hầu hết người dân Ba Lan nói riêng và các nước châu Âu nói chung đều trông chờ vào sức mạnh quân sự của NATO và coi đó như một sự bảo đảm về an ninh.
Ba Lan là đất nước đi đầu trong công tác chuẩn bị và cảnh báo người dân về mối nguy hiểm của cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Chỉ nằm cách vùng chiến sự 17 giờ đi ô tô, nước này đang đẩy mạnh nâng cấp, hiện đại hóa kho vũ khí, trong đó, cân nhắc mua thêm một số tên lửa Tomahawk từ Mỹ. Ba Lan năm sau cũng sẽ tổ chức một cuộc tập trận quy mô với sự góp mặt của khoảng 10.000 lính NATO và đồng minh. Quân đội chính quy Ba Lan hiện có khoảng 100.000 lính tinh nhuệ và 20.000 quân nhân dự bị.
Chính phủ Ba Lan còn thành lập khoảng 120 đơn vị bán quân sự với hàng chục nghìn thành viên. Họ thường xuyên tiến hành tập trận riêng nhằm làm quen với các hoạt động quân sự.
Phát ngôn viên Quốc hội Ba Lan Radek Sikorski hồi tháng 5/2014 thúc giục các nhà lập pháp cho phép mở những khóa đào tạo quân sự tại hệ thống trại huấn luyện của nước này. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Tomasz Siemoniak lại kêu gọi người dân, bất kể đàn ông hay phụ nữ, độ tuổi từ 18 đến 50, chủ động tham gia các khóa tập huấn dù không có kinh nghiệm trong quân đội.
"Chúng ta đang bước qua một giai đoạn với nhiều mối nguy hiểm, vì thế ta cần làm mọi việc trong khả năng nhằm nâng cao sức mạnh để bảo vệ lãnh thổ", Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski tuyên bố trong chuyến thăm một đơn vị quân đội.
Khoảng 550 lính dự bị Ba Lan tuần trước được triệu tập tới một căn cứ quân sự để tham gia huấn luyện. Ở độ tuổi 20 đến 30, mặc quần bò và đi giày thể thao, họ tập trung trong nhiều ngày tại căn cứ Tarnowskie Gory, miền nam Ba Lan, để tập bắn. Krystian Studnia, cựu binh, 35 tuổi, cũng có mặt trong khóa huấn luyện. Anh cho rằng động thái này "hoàn toàn bình thường". "Tất cả dân chúng cần được chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước khi cần", anh nhấn mạnh.
Tại thủ đô Warszawa của Ba Lan, Mateusz Warszczak, 23 tuổi, tỏ ra khá phấn khích khi đến đăng ký tại một trung tâm tuyển mộ binh sĩ tình nguyện. "Tôi muốn bảo vệ gia đình, người thân của mình khỏi mọi hiểm nguy", anh cho hay.
Ngay cả lớp người lớn tuổi ở Ba Lan cũng cảm thấy phải có trách nhiệm đối với sự an toàn của quốc gia. Hồi tháng 9 năm ngoái, bác sĩ Wojciech Klukowski, 58 tuổi, cùng vài người bạn lập một nhóm dân quân gồm khoảng 50 người, cả nam và nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau, và gọi đó là đội Vệ binh Quốc gia. Họ cũng luyện tập ứng phó với các cuộc đụng độ giả định hay tập bắn với mục tiêu trở thành những dân quân tại quê nhà Szczecin, gần biển Baltic.
"Chúng tôi không cảm thấy hoàn toàn bình yên", ông Klukowski nói. "Mọi người muốn được luyện tập để có thể bảo vệ mái nhà, nơi làm ăn sinh sống, và gia đình mình".
Thành viên đội Vệ binh Quốc gia vùng Szczecin, Ba Lan, hôm 11/3 tập huấn đối phó với khủng hoảng. Ảnh: AP
Vũ Hoàng
Theo AP
Việt Nam dự phiên họp đặc biệt của LHQ về Nhóm khủng bố Boko Haram Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 1/4 , đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã tham dự Phiên họp Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) về những vi phạm nhân quyền do Nhóm khủng bố Boko Haram gây ra". Cuộc họp được tổ chức theo yêu cầu của 20 nước thành viên và quan sát...