Coin và token khác nhau như thế nào?
Coin và token là hai khái niệm trong thế giới blockchain. Nhiều người dùng bị nhầm lẫn về hai loại tiền số này.
Người dùng thường sử dụng các khái niệm “coin” và “token” để chỉ chung các loại tiền mã hoá. Tuy nhiên, khái niệm và cơ chế hoạt động của coin và token khác nhau.
Coin hoạt động trên nền tảng độc lập
Theo Business Insider, tiền mã hoá được tạo ra để sử dụng như tiền mặt thông thường. Trong đó, coin giúp người dùng có thể thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Đồng thời, chúng có thể được chia thành các phần lẻ như 0,000067 Bitcoin.
Nói một cách dễ hiểu, coin là một loại tài sản kỹ thuật số, hoạt động trên chuỗi khối riêng. Ví dụ: Bitcoin hoạt động trên chính chuỗi khối của nó, Ether chạy trên mạng lưới Ethereum.
Một số loại coin phổ biến là Bitcoin, Ether, Litecoin, Dogecoin, Monero… đều được phát triển trên một nền tảng blockchain độc lập. Bên cạnh đó, việc tạo ra coin mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu. Nhà phát triển có thể quản lý nguồn cung của coin, mức độ an toàn và cách chúng hoạt động.
Bitcoin, một loại tiền mã hoá hoạt động trên blockchain độc lập
Người dùng được phép chuyển coin trên cùng một mạng lưới. Tuy nhiên, người dùng không chuyển được coin từ mạng này sang mạng khác. Điều này có nghĩa họ không thể bán Bitcoin và mua Litecoin trên cùng mạng lưới blockchain của Bitcoin.
Từ đó, các sàn giao dịch (như Binance, Coinbase) là trung gian, giúp người dùng giao dịch trên từng mạng lưới riêng của các loại coin này. Với coin, người dùng có thể sử dụng với hai chức năng là trao đổi và trả phí giao dịch. Về mặt lưu trữ, người dùng cần sử dụng ví phù hợp với blockchain để trữ coin.
Token được phát triển trên nền tảng blockchain sẵn có
Theo Business Insider, token đại diện cho một loại tài sản kỹ thuật số. Token không có cơ sở hạ tầng độc lập, nó được phát triển trên các chuỗi khối hiện có. Một số token thường thấy là Tether (USDT), Uniswap (UNI), Chainlink (LINK), Polygon (MATIC).
Video đang HOT
Bên cạnh các sàn tập trung, nhà đầu tư còn có thể dùng token trên các ứng dụng phi tập trung (DApps). Người dùng có thể nắm giữ các token này để sử dụng các tiện ích của nền tảng, giao dịch, stake (khóa token trên nền tảng và nhận lãi) hay tham gia quản trị nền tảng… Ví dụ: người dùng nắm giữ token tiện ích NEAR để tham gia staking, trả phí giao dịch và lưu trữ dữ liệu trên Near Protocol.
Token được phân chia thành nhiều loại khác nhau gồm token bảo mật, token tiện ích, token giao dịch, token không thể thay thế (NFT), token quản trị. Trong đó, NFT thường đại diện cho một loại tài sản riêng biệt, không thể chia nhỏ. Các đội ngũ phát triển thường dùng loại token này để phát hành những tác phẩm nghệ thuật vì tính chất của nó.
Tether (USDT) chạy trên nhiều blockchain khác nhau gồm Bitcoin, Ethereum, Tron, EOS, Algorand và OMG.
Polygon là một trong các nền tảng tiền mã hóa chạy trên chuỗi khối Ethereum, cung cấp các giao dịch nhanh, có phí rẻ. Hơn thế nữa, từ năm 2021, số lượng lớn DApps được phát triển trên blockchain Ethereum, dùng mã hợp đồng thông minh. Các token này thường dùng đồng ETH để làm phí nội bộ mạng lưới.
Tether (USDT) là token được phát triển trên nhiều blockchain, nhằm tăng tốc giao dịch và giúp người dùng giảm chi phí. Do đó, token không phụ thuộc vào một chuỗi khối nhất định, có tính linh hoạt, giúp người dùng dễ giao dịch hơn.
Theo B usiness Insider, các DApps sử dụng token được cho là dễ phát triển hơn coin. Điều này đã dẫn đến đợt bùng nổ của các ứng dụng phi tập trung và token không thể thay thế (NFT).
DeFi được xem là các công cụ tài chính sử dụng tiền mã hoá. Người dùng có thể mua token và cho vay để thu lợi nhuận cao hơn việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Với việc lưu trữ token, người dùng có thể sử dụng chung với ví coin nhưng cần địa chỉ ví có nền tảng tương ứng.
Token lừa đảo
Các token rác được tạo ra trên nền tảng Binance Smart Chain và Ethereum, vốn chỉ cần khoảng vài giờ để hoàn thành. Bên cạnh đó, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra tiền mã hoá hoạt động trên các blockchain này.
Trên các sàn phi tập trung thường xuyên xuất hiện các token giả mạo. Kẻ lừa đảo có thể thao túng giá, rút thanh khoản của đồng tiền số này để thu lợi nhuận cá nhân, khiến nhà đầu tư mất trắng tài sản.
Dự án Teller Finance cảnh báo về token giả mạo hồi tháng 8/2020.
Theo BSC News, loại token giả mạo thường có tên, ảnh đại diện giống hệt các dự án chính thống, chỉ khác mã hợp đồng thông minh (smart contract). Trước khi giao dịch, người dùng cần kiểm chứng smart contract của dự án trên các trang thông tin lớn như CoinMarketCap, CoinGecko, GitHub… để tránh mua nhầm token giả mạo.
Đồng thời, nhà đầu tư cũng có thể kiểm tra mã hợp đồng thông minh trên dữ liệu blockchain của nền tảng tương ứng. Trước khi đầu tư vào bất kỳ dự án tiền số nào, người dùng cần tìm hiểu kỹ trang chủ, lộ trình, đội ngũ phát triển nhằm tránh trở thành nạn nhân của trò lừa đảo.
Đây là lý do tại quyết định nắm giữ Bitcoin trong dài hạn của Elon Musk là khoản đầu tư hiệu quả
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng tiền số là một khoản đầu tư rủi ro, mang tính đầu cơ cao. Tuy nhiên, một số khác lại đồng tình với chiến lược nắm giữ lâu dài của Musk, cho rằng đây là một cách đầu tư hiệu quả.
Bất chấp những lời chỉ trích gần đây về hoạt động khai thác Bitcoin và tác động đến môi trường, tỷ phú Elon Musk lại xác nhận rằng ông đang sở hữu một số lượng Bitcoin và đã nắm giữ trong một thời gian dài. Dù không nói rõ giá trị là bao nhiêu, nhưng ông cho biết Bitcoin là loại tiền số lớn nhất ông nắm giữ, nhiều hơn cả Ether và Dogecoin.
Trong sự kiện "The B-Word" diễn ra hôm thứ Tư, vị CEO của Tesla chia sẻ, ông không có kế hoạch bán Bitcoin trong thời gian tới. Ông nói: "Nếu giá Bitcoin đi xuống, tôi sẽ mất tiền nhưng sẽ không bán ra. Tôi chắc chắn không làm việc chờ giá cao để bán ra hoặc bất kỳ điều gì tương tự. Tôi muốn chứng kiến Bitcoin thành công."
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng tiền số là một khoản đầu tư rủi ro, mang tính đầu cơ cao. Tuy nhiên, một số khác lại đồng tình với chiến lược nắm giữ lâu dài của Musk, cho rằng đây là một cách đầu tư hiệu quả.
Hiểu rõ về những mối rủi ro
Trước khi quyết định đầu tư vào Bitcoin hoặc bất kỳ đồng tiền số nào khác, bạn nên tìm hiểu để hiểu về những mối rủi ro liên quan.
Anjali Jariwala - nhà lập kế hoạch tài chính và sáng lập Fit Advisors, cho biết: "Đối với một người mới đầu tư, điều quan trọng là họ phải hiểu rằng đây là một loại tài sản rất dễ mất giá. Bạn phải cảm thấy thoải mái với sự thay đổi đó và không quá bất ngờ khi mất tiền."
Bà nói thêm rằng, không gian tiền số vẫn chưa được kiểm soát trên diện rộng và chưa mang tính chính thống. Do đó, khi đầu tư, bạn phải đảm bảo rằng có thể chi trả số tiền sẽ mất.
Đầu tư dài hạn
Sau đó, nếu bạn quyết định đầu tư vào Bitcoin, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên gắn bó với một chiến lược dài hạn, chứ không phải chỉ là giao dịch ngắn hạn.
Amy Arnott - chiến lược gia danh mục đầu tư tại Morningstar, cho hay: "Đó chắc chắn là chiến lược hiệu quả nhất nếu bạn dự định sở hữu Bitcoin. Vấn đề với việc cố gắng giao dịch dựa theo biến động giá hàng ngày hoặc tuần là tiền của bạn rất dễ 'bốc hơi'."
Theo Arnott, bạn nên có kế hoạch nắm giữ trong ít nhất 10 năm. Ngoài ra, chi phí giao dịch tiền số có thể tương đối cao, do đó việc mua và nắm giữ lâu dài cũng có thể có lợi theo khía cạnh này.
Jariwala đồng tình với quan điểm trên: "Để giảm bớt căng thẳng và lo ngại về biến động giá lớn, cách tiếp cận tốt hơn là coi Bitcoin như một thứ mà bạn sẽ nắm giữ trong một thời gian dài."
Dù những lời bàn luận trên mạng xã hội sẽ khiến bạn dao động, nhưng các chuyên gia cảnh báo điều này là không nên. Jariwala giải thích: "Bạn nên có cách tiếp cận gắn bó nhất quán và không phải thường xuyên theo dõi thị trường để đưa ra quyết định đầu tư."
Duy trì giá trị khoản đầu tư ở mức thấp
Ngoài ra, điều quan trọng là đa dạng hóa danh mục đầu tư, chỉ giới hạn tiền số ở một phần tương đối nhỏ.
Khi khách hàng chia sẻ sự quan tâm đến việc đầu tư vào tiền số, Jariwala cho biết trước tiên bà sẽ đánh giá về khả năng tài chính của họ. Bà nói: "Quy tắc chung của tôi là phân bổ không quá 3% vào loại tài sản này." Bà giải thích, việc này giúp bạn không quá lo lắng trong trường hợp khoản đầu tư này về 0.
Tương tự như Jariwala, Arnott cũng khuyên nhà đầu tư chỉ nên nắm giữ Bitcoin với giá trị thấp. Bà cho hay: "Đây là một loại tài sản dễ mất giá trị ngay cả khi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong danh mục đầu tư. Bitcoin có thể làm tăng tỷ lệ rủi ro và có khả năng khiến danh mục của bạn bị sụt giảm giá trị."
Chọn cách khởi đầu chậm
Khi đã xác định khoản tiền đầu tư cho Bitcoin, bạn không nên vội chi tiêu toàn bộ cùng một lúc.
Jariwala nhận định: "Cũng giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác, bạn không thể nhận thấy giá trị hoặc hiệu suất thực sự là bao nhiêu cho đến khi bạn thực sự dành thời gian cho nó. Nếu nắm giữ trong 5-10 năm, bạn thực sự sẽ nhận thấy tác động và hiệu suất của khoản đầu tư đó."
Hành trình từ trò đùa thành tiền ảo giá cao của Dogecoin Đồng tiền ra đời như một trò đùa đã tăng giá trị 13.000% kể từ đầu năm nay và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Dogecoin là đồng tiền lấy ý tưởng từ meme Doge - hình một con chó shiba với khuôn mặt ngơ ngác, được tạo bởi kỹ sư máy tính Billy Markus và chuyên gia marketing của Adobe Jackson...