Coi trọng nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong tố tụng hình sự
Cơ quan tư pháp, cơ quan điều tra có trách nhiệm phải tìm được bằng chứng chứng minh vô tội song song với việc tìm bằng chứng chứng minh có tội.
Suy đoán vô tội hay giả định vô tội, là một trong những nguyên tắc cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại trong việc bảo vệ quyền con người và được quy định trong Hiến pháp.
Vì vậy, khi cho ý kiến về một số nội dung lớn của Dự án Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), các Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, cần quy định rõ về nguyên tắc suy đoán vô tội, vấn đề bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can… để đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử.
Cử tri cho rằng, bên cạnh việc sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Hình sự để đẩy mạnh cải cách tư pháp, tranh oan sai. Cử tri cũng mong muốn, Quốc hội tăng cường giám sát để kịp thời phát hiện khăc phục những hạn chế bất cập trong công tác tư pháp, bảo vệ quyền con người, tránh oan sai do hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
Ông Nguyễn Thanh Chấn – một trong những “nạn nhân” của án oan sai (Ảnh: Việt Đức)
Từ thực tế áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong thời gian qua, nhiều Ủy viên UBTVQH cho rằng, các cơ quan tư pháp có trách nhiệm, nhất là cơ quan điều tra phải tìm được bằng chứng chứng minh vô tội song song với việc tìm bằng chứng chứng minh có tội. Cơ quan có trách nhiệm phải thực hiện song song hai công tác này mới có thể không để lặp lại lỗi thường được cơ quan điều tra mắc phải là không chú ý đến các tình tiết gỡ tội, chỉ tập trung chứng minh tội phạm, buộc bị can phải chịu tội, chịu trách nhiệm cho một vụ việc, nên có thể dẫn đến oan sai mà vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang là ví dụ điển hình.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Ksor Phước cho rằng, chứng minh trong tố tụng hình sự là hoạt động cực kỳ phức tạp. Mọi sai lầm trong chứng minh nhiều khi có thể phải trả giá bằng sinh mạng của con người. Do đó, nếu chỉ chứng minh theo hướng suy đoán có tội thì rất dễ dẫn đến việc coi tố tụng hình sự chỉ đơn thuần là việc bắt người và ra bản án kết tội kèm theo những hình phạt cụ thể. Nó đồng nhất người bị tình nghi, bị can, bị cáo là người có tội kéo theo đó là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng thiếu căn cứ, nhiều trường hợp khi vụ án được xem xét lại thì họ hoàn toàn vô tội. Lúc đó, có bồi thường oan sai đi chăng nữa thì hậu quả đối với họ không thể nói là đã bù đắp được toàn bộ.
Ông Ksor Phước đề nghị: “Giai đoạn điều tra ban đầu của cơ quan điều tra hay dẫn đến sai sót. Các cơ quan Toà án, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phải coi trọng nghiên cứu suy xét kỹ lưỡng. Kiên quyết không cho phép lặp lại sai phạm trong quá trình truy tố, xét xử”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng, Dự luật chưa toát lên được “xuất phát của nguyên tắc suy đoán vô tội”. Khi điều tra phải chú ý đến tình tiết ngoại phạm của họ, xem có tình tiết nào vô tội và chú ý tình tiết bị can nói không phạm tội chứ không phải ngay từ đầu đã xác định họ có tội để thu thập chứng cứ buộc tội họ.
Video đang HOT
“Khi xét hỏi thì ai hỏi trước, hỏi sau rất quan trọng bởi nó liên quan đến đổi mới xét hỏi hay không. Ví dụ kiểm sát viên đọc cáo trạng rất dài sau đó lại đi hỏi. Nếu hỏi phải là người khác hỏi vì kiểm sát viên vừa đọc cáo trạng xong. Vậy bị cáo có được quyền hỏi lại không? Cho nên cần nghiên cứu để xem xét lại thì mới khách quan”, ông Phan Trung Lý đề nghị.
Nhiều thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với quan điểm này và cho rằng, nguyên tắc suy đoán vô tội là phải coi họ không có tội trước khi bản án của Tòa án có hiệu lực, để tránh việc không chú ý đến tình tiết gỡ tội cho bị can, bị cáo mà chỉ chứng minh phạm tội để buộc tội. Thực tế nhiều khi lỡ bắt rồi nên vẫn cố chứng minh để xử 1 tội cho tương xứng, điều đó khiến người ta bị treo lơ lửng bởi tội danh trong khi thực tế họ không mắc phải. Như vậy là vi phạm quyền con người.
Ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội cho rằng, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng đặt ra yêu cầu cao hơn cho những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm. “Nguyên tắc suy đoán vô tội là phải nghĩ đến việc tìm chứng cứ gỡ tội cho người ta. Pháp luật các nước quy định cơ quan điều tra ngoài việc đưa ra chứng cứ buộc tội thì cũng phải đưa ra chứng cứ ngoại phạm cho bị cáo”, ông Đinh Xuân Thảo bày tỏ.
Để đảm bảo chống bức cung, nhục hình, minh bạch trong quá trình hỏi cung, các ý kiến thành viên UBTVQH cho rằng, việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung là cần thiết, để vừa bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, vừa bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ người hỏi cung tránh bị vu cáo. Trong điều kiện hiện nay, việc trang bị thiết bị ghi âm, ghi hình đối với hoạt động hỏi cung tại các cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra là khả thi. Vì vậy, Dự thảo đã được chỉnh lý, quy định cụ thể vấn đề này./.
Thùy Trang
Theo_VOV
Hội thảo quyền im lặng và việc ghi âm, ghi hình trong hỏi cung
8h30 sáng 15/9, hội thảo công nhận quyền im lặng và việc ghi âm, ghi hình trong hỏi cung - Tác động đa chiều đã diễn ra tại văn phòng Hội luật gia Việt Nam.
Buổi hội thảo có sự tham dự của GS. TSKH Đào Trí Úc - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viên Chính sách công và Pháp luật; TS. Nguyễn Văn Hương - Phó bộ môn Luật hình sự, Khoa pháp luật hình sự, Đại học Luật Hà Nội; LS. Nguyễn Văn Chiến - Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Trung tướng, PGS.TS. Trần Văn Độ - Phó Chánh án TAND tối cao, Chánh án Tòa án quân sự TƯ, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội; Thiếu tá Ngô Đức Thắng - Trưởng phòng V19, Cục pháp chế và cải cách thủ tục hành chính tư pháp, Bộ Công an cùng đông đảo các luật sư, luật gia, các đơn vị thông tấn báo chí.
Mở đầu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia VN bày tỏ hi vọng, những nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn sẽ đưa ra những nhận xét, đóng góp ý kiến xác đáng.
Trên cơ sở đó, hiểu đúng để có thể kiến nghị đưa vào bộ luật tố tụng hình sự vấn đề về quyền im lặng, ghi âm, ghi hình khi hỏi cung hiện đang được nhiều người quan tâm.
Buổi hội thảo diễn ra với sự thảo luận rất sôi nổi từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Mở màn buổi thảo luận, GS.TSKH Đào Trí Úc chia sẻ quan điểm, quyền im lặng không phải khái niệm pháp lý, thực chất của nó là quyền của người bị buộc tội không khai báo chống lại mình; quyền được cảnh báo để tự bảo vệ mình và chúng đều xuất phát từ quyền tự do con người, nhằm bảo đảm an toàn cá nhân, an toàn tự do cho người bị buộc tội.
Ngoài ra, GS.TSKH Đào Trí Úc cũng cho rằng, khi bàn về quyền im lặng trong tố tụng hình sự sẽ có rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Và tranh luận xảy ra vì không xác định được mục đích của tố tụng hình sự.
Thảo luận về vấn đề này, Trung tướng, PGS. TS Trần Văn Độ - Phó chánh án TAND Tối cao, Chánh án TAQS TW, Ủy viên UBPL Quốc hội cho rằng, quyền im lặng còn gọi là quy tắc Miranda, là quyền con người được ghi nhận đầu tiên trong Pháp luật Hoa Kỳ trên cơ sở phán quyết của Tòa án tối cao năm 1966.
Quyền im lặng cũng được quy định trong pháp luật nhiều nước thuộc hệ thống khác nhau, và nội dung quy định này cũng có sự khác nhau ở mỗi quốc gia, tùy theo các điều kiện kinh tế, xác hội và truyền thống pháp luật mỗi quốc gia.
Theo đó, quyền im lặng có một số nội dung cơ bản: Nghi phạm có quyền không khai báo để buộc tội mình; nghi phạm có quyền có luật sư để hỗ trợ pháp lý nói chung, hỗ trợ khi khai báo nói riêng; nghi phạm có quyền có luật sư chứng kiến khi lấy lời khai.
Trung tướng, PSG. TS Trần Văn Độ phát biểu tại hội thảo.
Vì thế, các điều tra viên, công tố viên cần giải thích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền khai báo sau khi giải thích về quyền im lặng.
Tuy nhiên, quyền im lặng không loại trừ quyền khai báo của người bị buộc tội. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền khai báo sau khi được giải thích về quyền im lặng. Việc nhận tội của bị can, bị cáo luôn được xem là hình thức giảm nhẹ đặc biệt trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.
Quan niệm trên loại trừ quan niệm không chính xác hiện nay ở nước ta khi cho rằng, quyền im lặng là quyền của bị can, bị cáo chỉ cho đến khi có người bào chữa, khi có người bào chữa, bị can, bị cáo có nghĩa vụ phải khai báo.
Ngoài ra, bài tham luận của Trung tướng Trần Văn Độ còn đề cập đến quyền im lặng và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến - Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư (LS) VN, Chủ tịch Đoàn LS TP Hà Nội đưa quan điểm, im lặng bảo đảm người ta thực hiện quyền cơ bản mà Hiến pháp quy định. Nó phù hợp với trách nhiệm của Cơ quan thi hành tố tụng.
LS Chiến cho rằng, quyền im lặng là yêu cầu, đòi hỏi. Quy định quyền im lặng trong Luật tố tụng hình sự là phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và nâng cao năng lực nghiệp vụ của những người liên quan đến hoạt động này.
Nếu chúng ta có quyền im lặng sớm, năng lực nghiệp vụ được nâng cao thì sẽ không có oan sai. Chúng ta cần thay đổi tư duy, phải từ chứng (chứng cứ - PV) để xác định cung (lời khai - PV). Trên thực tế, chúng ta đang đi theo trình tự ngược.
Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, không dùng lời của người ta để buộc tội mà phải có bằng chứng đầy đủ mới kết tội. Và chứng cứ đó phải thông qua Tòa án thì mới đưa ra kết luận.
Nhiều trường hợp nói cơ quan điều tra bức cung, nhục hình; nhiều trường hợp bị cáo ra tòa không nhận tội sau bảo do Luật sư "xúi". Vì thế, quy định quyền im lặng sẽ góp phần giải oan cho các CQ điều tra, CQ thi hành tố tụng và đội ngũ Luật sư về các điều tiếng đó.
Ngoài ra, LS Chiến cho rằng, nếu quyền im lặng được quy định vào luật thì luật quy định phải được in to, rõ ràng, treo trong buồng hỏi cung. Hơn nữa, việc người ta tự khai nhận thì được hưởng khoan hồng, còn nếu không khai báo thì nó không phải tình tiết tăng nặng. Về vấn đề giám sát bằng lắp đặt camera, theo ông nó không chỉ giám sát thuần túy, mà để xác định được vấn đề hỏi cung và những vấn đề khác liên quan, chống bức cung, nhục hình.
M.M (ghi)
Theo_Người Đưa Tin
Vụ án Hồ Duy Hải: Kết án tử là "có căn cứ pháp luật" Kết luận cho rằng việc kết án Hồ Duy Hải là "có căn cứ pháp luật, quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án". Theo tin tức trên báo Infonet, ngày 5/6, Quốc hội thảo luận về báo cáo kết quả giám sát về "Tình hình oan, sai trong việc...