Coi thường nhau – dấu hiệu báo trước ly hôn
Khinh thường, ngược lại với tôn trọng, thường là thể hiện qua trạng thái phán xét tiêu cực, hay mỉa mai về giá trị của bạn đời. Có 4 loại giao tiếp, mà khi trò chuyện, cố ý hay vô tình thể hiện sự khinh thường.
Cách giao tiếp của bạn đời nâng bạn lên hay hạ bạn xuống? Tiến sĩ John Gottman, Đại học Washington (Mỹ), chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về hôn nhân đã tổng kết sau hơn hai mươi năm nghiên cứu rằng dấu hiệu lớn nhất, đầu tiên của ly hôn là khi một hay hai người thể hiện sự khinh thường trong mối quan hệ.
Ảnh minh họa: Forum.santabanta.com.
Nói kiểu đổ lỗi, đi kèm sự chỉ đạo
Nói kiểu đổ lỗi bao gồm những thông báo bắt đầu bằng “Anh/em là…”, Anh/em nên…”, “Anh/em cần…”, Anh/em phải…” và “Tốt hơn là anh/em….”. Sự chỉ đạo là những câu thông báo kiểu phán xét tiêu cực hay chỉ trích. Ví dụ về sự đổ lỗi kèm chỉ đạo là:
“Anh không tốt…”
“Anh nên dành sự chú ý…”
“Anh nên làm việc này ngay đi…”
Anh phải đứng vào vị trí của em mà hiểu chứ…”
Hầu hết mọi người đều không thích bị phán xét hay bắt phải làm việc gì đó, và khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ đổ lỗi, sẽ khơi dậy trong lòng người khác cảm giác oán giận và phòng thủ. Loại giao tiếp này cũng có vấn đề, ở chỗ nó có khuynh hướng tạo ra phản ứng phản bác, kết quả là sự bất đồng và mâu thuẫn kéo theo.
Kết tội chung chung
Những câu kết tội chung chung thể hiện sự khái quát về tính cách hay hành vi của một người theo cách tiêu cực. Các loại câu kiểu này phổ biến nhất bao gồm việc sử dụng những từ như “lúc nào cũng”, “chẳng bao giờ”, “lại”, “quá”, “mọi lúc”, “đồ”… Những câu này thường dùng kết hợp ngôn ngữ chỉ trích. Chẳng hạn:
“Anh luôn luôn không chịu lật bệ ngồi bồn cầu lên”
“Anh chẳng bao giờ đậy nắp hộp kem đánh răng cho tử tế”
“Anh lại bày bừa ra rồi”
Video đang HOT
“Anh quá lười”
“Lần nào anh cũng quên làm điều này”
“Anh là đồ ngớ ngẩn”
“Ai cũng biết là anh quá tệ”
Những câu kết tội chung chung có vấn đề theo nhiều cách. Đầu tiên, trong suy nghĩ của người nói, người nghe không có bất cứ điều gì khác tốt. Khả năng thay đổi không được đếm xỉa tới. Thứ hai, vì những chỉ trích chung chung nhằm vào “những điều sai” thay vì “làm thế nào tốt hơn” nên thực sự không khuyến khích sự thay đổi. Cuối cùng, với ví dụ về ngôn ngữ ra lệnh, kết tội chung chung có thể dễ dàng gây bất đồng.
Nếu tôi nói với bạn “Em chẳng bao giờ rửa bát” thì tất cả những gì bạn làm là cố tìm ra một ngoại lệ “không đúng, em có rửa bát, một lần, vào năm ngoái” và bạn đã phủ nhận thành công lời kết tội của tôi. Những kết luận chung chung khiến người ta dễ tổn thương và phản pháo.
Nhằm vào con người, bỏ qua vấn đề
Trong mỗi tình huống giao tiếp bao gồm người khác, có hai yếu tố có mặt: người bạn nói đến và vấn đề hay hành vi bạn nhắm tới. Giao tiếp tỏ vẻ khinh thường nhắm vào cá nhân, trong khi lại giảm thiểu hoặc bỏ qua vấn đề hay hành vi. Ví dụ:
Giao tiếp tỏ vẻ coi thường: “Anh thật ngớ ngẩn”
Giao tiếp hiệu quả: “Anh là một người thông minh, và việc anh làm sáng nay thì chẳng sáng dạ chút nào”
Giao tiếp tỏ vẻ coi thường: “Anh chẳng bao giờ làm việc nhà. Anh thật vô dụng”
Giao tiếp hiệu quả: “Em thấy anh không làm việc nhà tuần này”
Giao tiếp tỏ vẻ coi thường: “Anh lúc nào cũng có nhớ gì đến em đâu”
Giao tiếp hiệu quả: “Em biết anh đang có nhiều việc phải lo tới, và em nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng ta có một buổi đi chơi tối để gắn kết hơn”
Chỉ trích vào con người mà giảm nhẹ vấn đề có thể dễ dàng khơi dậy phản ứng tiêu cực từ người nghe – và kết quả là họ cảm thấy tức giận, bực bội, tổn thương hay chống đối. Hãy nhớ rằng nhắm vào con người và giảm nhẹ vấn đề cũng liên quan đến việc thường xuyên sử dụng câu ra lệnh và chỉ trích chung chung.
Cảm giác vô nghĩa lý
Cảm giác vô nghĩa lý xuất hiện khi chúng ta nhận ra những cảm xúc, tiêu cực hay tích cực của mình, vô nghĩa với một người, và thậm chí người đó chẳng thèm đếm xỉa đến, phớt lờ hay phán xét tiêu cực những cảm giác này. Ví dụ:
“Mối quan tâm của em chẳng có nghĩa lý gì với tôi”
“Những phàn nàn của em hoàn toàn chẳng có căn cứ gì”
“Em đang thổi phồng mọi việc đấy”
“Ai thèm quan tâm việc em tức giận chứ. Đừng có phản ứng thái quá nữa”
Khi chúng ta làm vô hiệu cảm xúc của người khác, chúng ta có thể gây ra sự bất bình ngay lập tức. Những người cảm thấy họ không được chúng ta quan tâm sẽ cảm thấy bị tổn thương và tức giận. Trong một số trường hợp, một người cảm thấy vô giá trị có thể sẽ đóng sập cánh cửa cảm xúc trước bạn, vì không muốn lại tiếp tục bị tổn thương.
4 đặc điểm của giao tiếp tỏ vẻ coi thường mô tả ở trên như chất độc – chúng phá hoại sức khỏe và sự gần gũi, gắn kết. Nếu mối quan hệ của bạn có dấu hiệu của điều này, hãy tìm cách cải thiện bằng khả năng giao tiếp.
“Giao tiếp là kỹ năng mà bạn có thể học. Nó như đi xe đạp hay gõ máy tính. Nếu bạn sẵn sàng học hỏi, bạn có thể dần dần cải thiện chất lượng một phần cuộc đời bạn”, John Gottman nói.
Theo Vnexpress
Chồng sẽ "ghi hận", không tha thứ nếu như bạn mắc phải 6 sai lầm này!
Người vợ làm điều này bảo sao chồng không ngoại tình, gia đình tan vỡ - hãy tránh ngay để có được hạnh phúc trọn vẹn nhé.
1. Khi ban lưa dôi chang đê ngoai tinh
Nêu như ban co thê năm lân bay lươt tha thư cho chang khi bi chang lưa dôi thi đan ông lai không co đu bao dung va long si diên đê co thê tha thư cho ban du chi 1 lân chư chưa noi gi đên viêc chang se tha thư cho ban lân 2 nêu co tai pham.
Trên thưc tê, đan ông se cam thây bi tôn thương va nhuc măt khi đa bi ban lưa dôi. Ho se không bao giơ hoăc kho co thê châp nhân môt ngươi phu nư lưa dôi ho đê len lut qua lai vơi ngươi đan ông khac hoăc thâm chi la "lên giương" vơi ngươi đan ông khac.
Môt sô ngươi đan ông co thê rông long tha thư môt lân duy nhât cho ban khi đa phan bôi ho vi ho muôn niu keo va yêu ban thât long. Song ban đưng tin răng, ho co thê tha thư lôi lâm nay cho ban hoan toan nhe. Thât ra, trong thâm tâm đan ông vân luôn nghi tơi no va nêu co cơ hôi xâu, ho se lai bôc phat đem ra chi chiêt ban không tiêc lơi.
Co thê noi, đan ông la chua ich ky. Tâm tinh nay cua ho thât khac xa vơi ve hao phong, rông rai ho thê hiên bên ngoai.
2. Coi thường nhau
Trong mối quan hệ của bạn, bạn tuyệt đối, tuyệt đối không bao giờ được coi thường người bạn đời của mình, dù cho anh ấy/cô ấy không quá giỏi giang, không quá giàu, không quá đẹp và cũng nhiều khi mắc sai lầm. Hãy tôn trọng và đối xử bình đẳng với nhau. Nhớ về ngày trước, điều gì đã khiến bạn lựa chọn anh ấy/cô ấy thay vì người khác để bây giờ trân trọng, tự hào. Đừng so sánh thứ mình có với cái người khác có, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn nhiều!
3. Yêu chàng nhưng ghét người nhà chàng
Dù hai người kết hôn trong tiếng chúc phúc của cả hai bên nhưng chàng sẽ không thể quên người phụ nữ đã sinh thành và nuôi dưỡng chàng. Phụ nữ cho rằng, chàng đã kết hôn với mình có nghĩa chàng là của riêng mình mà thôi, điều này thật sai lầm. Sự tranh giành tình cảm giữa bạn với mẹ và em chồng chỉ khiến chàng thêm mệt mỏi và ảnh hưởng không tốt đến quan hệ mẹ chồng, nàng dâu.
4. Nhậu nhẹt và say rượu
Lối sống này có sức hủy diệt cho hôn nhân của bạn.
Cuộc sống hiện đại không thể tránh khỏi những giao tiếp như thế này, nhưng hãy kiểm soát nó. Đừng để bữa cơm tối cả tuần đều vắng mặt thành viên bởi vì bận đi nhậu nhẹt và mỗi khi về nhà là say rượu, nồng nặc mùi rượu.
Rượu còn dẫn đến các hành vi bạo lực, mất kiểm soát và gây ra những hậu quả đáng tiếc cả về thể xác lẫn tinh thần cho người bạn đời. Do đó, hãy giữ cho mình một lối sống lành mạnh, trở về nhà, bên mâm cơm gia đình và sum vầy, ấm áp bên nhau.
5. "Anh chỉ làm được có thế thôi sao?"
Bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn có một người chồng hoàn hảo cùng đi đến suốt cuộc đời. Nhưng đôi khi ước mơ lại quá xa vời với thực tại, con người không ai là hoàn hảo, kể cả bạn.
Trong cuộc sống hôn nhân, chắc chắn sẽ có lúc bạn không hài lòng về con người hay một số việc làm của chồng nhưng đừng vội vàng "tát thẳng gáo nước lạnh" vào mặt chồng với những câu đại loại như "Anh chỉ làm được có thế thôi sao?". Điều này sẽ khiến chồng bạn cảm thấy bực bội, khó chịu vì bạn coi thường khả năng của anh ấy, khiến anh ấy mất hết sĩ diện và lòng tự trọng. Và rồi những cuộc cãi vã xảy ra, không khí "u ám" bao trùm cả căn nhà, liệu hạnh phúc có còn bền chặt.
Vì vậy, phụ nữ hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói ra điều gì đó với chồng và cũng đừng bao giờ cho rằng "Một đứa trẻ lên 6 còn làm tốt hơn anh". Một người phụ nữ biết kiềm chế cơn giận, biết điều gì nên nói, điều gì không nên nói là một người đáng được tôn vinh hơn hết.
6. Nghiêm cấm chồng không được gặp gỡ bạn bè
Cũng giống như bạn, chồng bạn rất cần các mối quan hệ với bạn bè để thư giãn, để làm ăn, để tâm tình, trò chuyện... Có nhiều việc mà vợ chồng chẳng thể chia sẻ nhưng những người bạn đồng giới sẽ giúp chúng ta giải tỏa. Nếu bạn đòi hỏi chồng không được gặp gỡ bạn bè nữa nghĩa là bạn đang phạm phải một sai lầm lớn trong hôn nhân: kiểm soát thái quá bạn đời. Điều này không thể mang lại sự quan tâm của chồng dành cho bạn mà nó còn khiến vợ chồng bạn đối mặt với một trận chiến lớn.
Theo Phunutoday
Phụ nữ phạm phải 7 sai lầm này, chồng không bao giờ tha thứ Có những điều là tối kỵ trong hôn nhân và quan hệ vợ chồng, phụ nữ tuyệt đối đừng quên. Ảnh minh họa Lừa dối Nếu một người đàn ông lừa dối vợ/bạn gái mình, phụ nữ có thể dễ dàng tha thứ. Nhưng nếu người phản bội là phụ nữ, hiếm người đàn ông nào đủ rộng lượng để bỏ qua. Đây...