Coi thường nấm mốc ở thực phẩm khô sẽ bị ung thư
Nhiều người thường cho rằng nấm mốc trong thực phẩm khô đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể lau rửa sạch và không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm.
Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, chính những nấm mốc này lại mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người.
Độc từ nấm mốc
Theo PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà (phòng Công nghệ Sinh học Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học – Viện KH&CN Việt Nam), nấm mốc chính là nguyên nhân chủ yếu sản sinh chất Aflatoxin cực độc.
Nếu bảo quản kém, thực phẩm sẽ sinh ra các loại nấm như nấm xanh, nấm có mũ… đều chứa chất Aflatoxin. PGS.TS Đinh Duy Kháng, trưởng phòng Vi sinh vật phân tử (Viện Công nghệ Sinh học) cũng cho hay, đây là chất cực độc đối với sức khoẻ con người có rất nhiều trong thực phẩm.
Nấm mốc trong thực phẩm khô mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người.
Video đang HOT
Aflatoxin là chất được sản sinh quá trình trao đổi chất của nấm Aspergillus flavus. Trong các loại lương thực thực phẩm như lạc, ngô, hạt sen… thì lạc chiếm tỷ lệ mốc và chứa chất độc này cao nhất.
Có nhiều tài liệu cho rằng sự nguy hiểm của Aflatoxin B1 là ở chỗ nó có khả năng gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2 miligam (với lượng chỉ đủ dính trên đầu móng tay) cũng đã đủ làm hỏng gan.
Theo PGS.TS Đinh Duy Kháng, điều này chưa chính xác. Chất Aflatoxin là độc nhất trong các chất cực độc nên chỉ tính bằng lượng microgam tức 1 phần triệu gam. Nếu 1kg dính 2miligam vẫn là quá nhiều!
Nguy cơ ung thư và tử vong
Con người có thể nhiễm Aflatoxin qua đường tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm nấm. Thậm chí, Aflatoxin cũng có thể xuất hiện trong sữa của động vật được cho ăn bằng thức ăn nhiễm Aflatoxin.
Từ năm 1988, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với bệnh ung thư gan.
Theo nghiên cứu của Đại học Cornell (Hoa Kỳ), loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm, dù với hàm lượng cực thấp. Những hội chứng ngộ độc cấp có thể nhận thấy là nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê, và tử vong do phù não và tim, gan, thận tích mỡ.
PGS.TS Đinh Duy Kháng cũng khẳng định, Aflatoxin gây ung thư rất mạnh, đặc biệt là tác động đến ung thư gan. Tỷ lệ ung thư gan của Việt Nam khá cao, ngoài nguyên nhân do biến chứng từ nhiễm virus gan A, B, C thì một nguyên nhân lớn nữa là do nhiễm nấm mốc có chứa chất Aflatoxin cao.
- Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài nấm mốc. Các loài sinh aflatoxin thuộc chi Aspergillus, trong đó đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus, phân bố rất rộng trong tự nhiên. Chúng có thể tạo khuẩn lạc và gây nhiễm vào hạt trước khi thu hoạch và trong quá trình bảo quản.
Cây chủ rất dễ bị gây nhiễm bởi Aspergillus sau phơi nhiễm kéo dài trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bị tổn thương các điều kiện xấu như hạn hán.
Các loại nông sản thường bị nhiễm aflatoxin là ngũ cốc (ngô, gạo, lúa mỳ, kê), hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương…), gia vị (ớt, hạt tiêu đen, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa…
(Theo tài liệu của FDA Hoa Kỳ) – Cục Dược phẩm và Thực phẩm FDA (Hoa Kỳ) đã đưa ra mức khuyến cáo về hàm lượng aflatoxin trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và sức khoẻ động vật với giới hạn tối đa đến 20ppb (phần tỷ) cho tiêu dùng trực tiếp; Đối với thức ăn dùng để vỗ béo cho gia súc, gia cầm trong giai đoạn cuối có thể chấp nhận mức 300ppb. – Các giới hạn tối đa (ML) đối với Aflatoxin theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam là 5 microgam/kg đối với aflatoxin B1 trong thực phẩm nói chung, và 0,5 microgam/kg đối với Aflatoxin M1 trong sữa và các sản phẩm sữa.
Theo Bee
Bệnh do hơi độc từ đất
Mùi hơi đất nồng nồng, ngai ngái của mỗi cơn mưa rào bất ngờ do đâu mà có? Tại sao theo dân gian, khi trời đổ mưa rào, nhất là vào những lúc oi bức thì nên ở trong nhà?
Bệnh từ thời tiết
Ông Nguyễn Quang Hùng (thôn Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) đang xới đất ngoài vườn rau thì gặp trận mưa rào đột ngột, không kịp trú. Tối về thấy tay chân buồn mỏi, ông cũng tưởng chỉ là chuyện nhỏ, do tuổi cao lại gặp thời tiết bất thường nên đau mỏi người. Nhưng hôm sau, ông bắt đầu đau nhức các khớp, thậm chí sưng đỏ, phải đi bệnh viện khám mới biết là mình bị thấp khớp cấp.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, hơi ẩm trong không khí là một trong 6 điều kiện môi trường tự nhiên mà con người bắt buộc phải sống chung, gồm: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng nóng), thấp (ẩm), táo (khô), hỏa (nhiệt, nóng). Sáu khí này, trong Đông y coi là tà khí, khi biến đổi bình thường thì cơ thể thích nghi dễ dàng.
Nhưng khi các điều kiện môi trường này trở nên khắc nghiệt, quá sức chịu đựng của con người, các tà khí sẽ tấn công cơ thể và gây phát sinh bệnh tật. Những ngày nắng nóng, oi bức, những cơn mưa rào bất chợt có thể làm dịu khí trời, nhưng chính độ ẩm cao trong không khí kết hợp với khí nóng do nước bốc hơi lên gọi là hiện tượng thấp nhiệt sẽ gây bệnh phong thấp với các triệu chứng tê mỏi, sưng đau các khớp.
Hơi đất do phát tán vi sinh vật
PGS.TS Nguyễn Xuân Cự, Trưởng bộ môn Thổ nhưỡng - Môi trường đất, Đại học KHTN - ĐHQG Hà Nội cho hay, thời tiết mùa này lúc nắng lúc mưa, thậm chí có khi đang nắng gay gắt nhưng bỗng mưa rào xuống.
Chính thời điểm này, đất đang hấp thụ lượng nhiệt lớn bỗng bị dội nước làm lạnh, theo nguyên lý sẽ bốc hơi lên. Độ ẩm đẩy lên càng cao các khí này phát sinh càng mạnh. Hơi đất ở đây bao gồm cả khí nóng dưới đất lẫn với hơi nước bốc lên.
Theo các chuyên gia, các khí này là hiện tượng tự nhiên khó tránh khỏi nhưng cũng là khí độc. Vì trong hơi đất có phần nhiều các chất khí do quá trình phân hủy của vi sinh vật tạo nên các mùi hôi thối.
TS Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng phòng Vi sinh vật đất, Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phân tích thêm, ở trong đất có nhiều loài vi sinh vật khác nhau sinh sống và sinh sản. Thậm chí chỉ một nhúm đất nhưng có thể có hàng triệu vi sinh vật.
Khi đất bị khô, nhất là những nơi chứa nước cống, đất trồng, nhiều loài sẽ chết đi hoặc chuyển sang sống dưới dạng bào tử, hay sống ở dạng nghỉ, tức không hoạt động. Tuy nhiên, khi mưa xuống, các loài vi sinh vật này sẽ tiếp tục sống lại, lúc này sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học (hay còn gọi là quá trình phát tán). Quá trình này sản sinh ra các khí như SO2, H2S... có mùi khó chịu như mùi trứng thối, mùi mốc...
"Khi đang nắng bỗng có mưa xuống đồng nghĩa với việc độ ẩm sẽ tăng lên, thời tiết khó chịu ẩm thấp, bức bí. Người có tiền sử bệnh khớp sẽ dễ bị ảnh hưởng. Các chất bốc lên hoặc vi sinh vật bốc hơi sẽ khiến người ta hít vào. Khi đó, các chất này sẽ giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể, đồng thời một số chất sẽ cố định trong cơ thể từ đó sinh ra các mầm bệnh".
(TS Nguyễn Huy Hoàng)
Theo Bee
Nấm mốc gây ra cái chết của ngôi sao phim "Yêu là cưới" Theo báo cáo mới nhất, cái chết của Brittany Murphy và chồng cô có thể là do tình trạng nấm mốc phát triển trong ngôi nhà sang trọng tại Los Angeles của cô. Ngôi sao quá cố Murphy Murphy qua đời khi mới 32 tuổi vào cuối tháng 12 năm ngoái, thời điểm mà có nhiều dự đoán về cái chết của cô...