Coi như tôi bán rẻ cuộc đời mình cho anh…
Tôi từ chối người đàn ông mình yêu vì chẳng có lựa chọn nào khác. Tôi quay về bên anh, bên người đàn ông tôi không có chút rung động nào nhưng lại mắc nợ anh nhiều quá, cứ coi như tôi bán rẻ…
Từ năm tôi 19 tuổi tới giờ, tôi mặc định như mình đã có người yêu mặc dù chưa bao giờ tôi cảm thấy xao xuyến, nhớ nhung hay muốn gần gũi anh. (Ảnh minh họa)
Từ năm tôi 19 tuổi tới giờ, tôi mặc định như mình đã có người yêu mặc dù chưa bao giờ tôi cảm thấy xao xuyến, nhớ nhung hay muốn gần gũi anh. Hai bên gia đình dù chưa một lần ngồi lại bàn tính nhưng cũng cứ như thể chúng tôi đã là con cái trong nhà. Cái cơ duyên ấy đến từ việc gia đình tôi mang ơn anh.
Anh ở cách nhà tôi hơn chục cây số. Bố mẹ anh là bạn thân của bố mẹ tôi. Trong cơn nguy biến của gia đình tôi, hai bác đã giúp đỡ rất nhiều. Khi tôi biết mình đỗ Đại học, bố mẹ đã đấu tranh tư tưởng và khuyên tôi nên dừng lại, đi làm để phụ giúp gia đình chứ bố mẹ không có điều kiện để nuôi tôi ăn học tiếp, đằng sau tôi còn đến 3 đứa em nữa.Thời điểm đó tôi đã đau khổ rất nhiều, tôi không muốn phải từ bỏ ước mơ của đời mình. Đúng vào lúc đó, anh đứng ra nhận trách nhiệm sẽ lo cho tôi ăn học thành người, đến khi nào tôi tìm được công việc thì thôi. Anh cũng thuyết phục bố mẹ tôi để tôi có cơ hội chinh phục ước mơ của mình. Nhờ có anh, tôi được đi học… Đấy cũng là thời điểm tôi nhận lời yêu anh. Ban đầu phần nhiều vì sự cảm kích và hạnh phúc trước những thay đổi mà anh mang đến cho cuộc đời tôi.
Thế là tôi bắt đầu vào đại học, tôi mặc định mình có người yêu. Anh rất tôn trọng tôi, không vì bỏ tiền nuôi tôi ăn học mà cấm đoán hay đòi hỏi này nọ. Vì thế, tôi lại càng ý thức phải chung thủy và tử tế với anh. Vì vừa mới bước vào tuổi trưởng thành tôi đã nghĩ mình có người yêu nên tôi bỏ qua tất cả những chàng trai khác theo đuổi mình vì tôi sợ có lỗi với anh…
Năm tháng cứ thế trôi qua, anh nuôi tôi ăn học, chuyện gia đình tôi anh giúp đỡ, các em tôi anh cũng hỗ trợ phần nào. Nhiều người bảo nhà tôi quá may mắn khi có được chàng rể tương lai như vậy chứ nhiều người đến cưới nhau rồi cũng chẳng được giúp đỡ thế… Tôi cũng tự thấy như vậy. Chỉ có điều, càng lớn, càng trưởng thành, tôi càng nhận ra tôi không yêu anh.
Anh chăm tôi bao nhiêu thì tôi thấy có lỗi bấy nhiều. Tôi không rõ tình cảm anh dành cho tôi chính xác có phải là tình yêu không hay đơn giản là thói quen vì bao năm nay vẫn thế. Nhưng với tôi, tôi không yêu anh, dù có cố thế nào cũng không thể yêu…
Video đang HOT
Tôi bắt đầu ra đi làm, tôi cứ khất lần chuyện cưới xin. Có nhiều lúc tôi chỉ mong anh như những gã đàn ông khác, trăng hoa hoặc si mê cô nào, như thế tôi có thể buông tay anh để đi tìm hạnh phúc của đời mình. Nhưng anh lúc nào cũng vậy, anh muốn cưới mà tôi tạm thời xin hoãn, anh cũng vui vẻ đồng ý. Anh chiều chuộng tôi vô điều kiện đến mức tôi không có gan nào dám phản bội anh.
Và rồi lần đầu tiên tôi biết thế nào là yêu. Tôi thực sự rung động và nhớ người đàn ông đó đến cháy lòng. Anh cũng thương yêu tôi lắm, anh tỏ tình nhưng tôi không dám nhận lời. Tôi mắc nợ người kia quá nhiều, làm sao tôi dám bỏ anh ấy để đi theo tiếng gọi tình yêu được. Dù có bù đắp bằng cách nào tôi cũng không có lòng dạ nào mà làm điều đó.
Tôi cưới anh như một cách để trả ơn chứ không phải vì tình yêu (Ảnh minh họa)
Tôi vừa chính thức chấm dứt với người đàn ông mà tôi yêu ở chỗ làm. Tôi không dám đối diện với anh vì sợ sẽ làm điều có lỗi với người mà bao năm qua mình mang ơn. Tôi về giục cưới, cưới vội, cưới vàng như chạy trốn tình yêu. Anh háo hức lo cho đắm cưới, sắm cho tôi hết cái này đến cái kia, còn qua nhà giúp ba mẹ tôi chuẩn bị cho lễ cưới. Còn tôi, tôi cứ lặng thinh và vô cảm.
Tôi đau khổ lắm khi không yêu anh, tôi thương mình 1 thì thương anh 10. Anh xứng đáng có được một người tốt và yêu anh hơn tôi. Nhưng vì anh không muốn lựa chọn khác đi nên tôi cứ thế mà bước vào cuộc hôn nhân này, bất chấp việc cả đời này không hề yêu chồng là gì. Thôi thì, gia đình và tôi mang ơn anh nhiều quá, coi như tôi bán rẻ cuộc đời mình cho anh.
Theo blogtamsu
Có ai muốn đánh đổi sự bất hạnh của mình không?
Bạn có bế tắc trong ý nghĩ cuộc đời mình quá bất hạnh và mong được sống cuộc đời người khác? Câu chuyện này sẽ giúp bạn tìm được lối thoát.
Khi chưa biết đến nỗi bất hạnh của người khác, chúng ta thường có xu hướng cho rằng mình là người bất hạnh nhất. Tại một miền quê nghèo xa xưa, có một ngôi làng nằm khuất sâu trong thung lũng.
Tại đây, những người dân trong làng quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn nghèo mãi, khiến cho không khí trong làng luôn luôn ảm đạm, than khóc khắp nơi.
Một ngày nọ, có một ông lão từ đâu ghé ngang qua ngôi làng và dựng tạm cho mình một túp lều ngay đầu làng làm chỗ nghỉ chân. Ngày ngày ông lão lại đeo một chiếc giỏ to trên lưng, chịu khó đi nhặt nhạnh những nhánh củi khô sát bìa rừng và đổi lấy lương thực để sống qua ngày.
Ban đầu những người dân trong làng cũng không để ý đến việc ông lão từ đâu đến, bởi họ nghĩ cuộc sống nơi đây vốn đã quá đủ bất hạnh và khổ cực rồi, ai mà thèm để ý đến một ông lão sắp chết kia. Nhưng rồi ngày qua ngày, họ bắt đầu để ý, dường như họ chưa bao giờ nghe thấy ông lão này than thở dù chỉ là một tiếng, dường như cuộc sống của ông rất thỏa mãn, không thiếu thốn gì thì ông mới như vậy?
Cho đến khi không thể chịu đựng thêm được nữa, tất cả dân làng liền quyết định kéo đến túp lều của ông lão để hỏi bí quyết làm sao để có thể sống được thoải mái, vui vẻ như ông vậy.
Thật ngạc nhiên, sau khi nghe mọi người thắc mắc, ông lão chỉ mỉm cười, đi vào trong lều lấy chiếc giỏ to đem ra để giữa sân, đoạn nói: "Bây giờ mọi người hãy viết tất cả những nỗi khổ của mình ra một mảnh giấy và sau đó gấp lại rồi cho vào cái giỏ này cho ta."
Dân làng thấy ông lão nói vậy càng cảm thấy khó hiểu và thắc mắc, tuy nhiên vẫn nghe lời ông lão mà làm theo. Sau khi tất cả người dân trong làng đều đã tự viết ra nỗi khổ của mình và đem thả vào chiếc giỏ, ông lão liền tiến về phía chiếc giỏ, dùng tay đảo đi đảo lại những mảnh giấy trong đó, và nói: "Được rồi, bây giờ làm phiền mọi người hãy lại đây, mỗi người hãy nhặt lại cho mình một mảnh giấy và đọc nó, sau đó hãy nói cho ta biết, có đồng ý đánh đổi nỗi khổ của mình đã viết lúc ban đầu, lấy nỗi khổ mà mình vừa lấy lại trên tay kia không nhé?"
Lại một lần nữa ông lão khiến cho dân làng càng trở nên hoang mang, khó hiểu, nhưng họ vẫn quyết định làm theo lời ông lão yêu cầu. Khi mọi việc đã xong, họ liền mở những mảnh giấy ra và đọc to lên những nỗi khổ của người khác được ghi lại trên giấy. Tuy nhiên sau đó, không ai bảo ai, thật lạ, tất cả đều lặng đi. Lúc này ông lão mới cười lớn và hỏi to: "Có ai muốn đánh đổi sự bất hạnh của mình không?"
"Không!" - Tất cả dân làng đều đồng thanh kêu to.
"Có phải những nỗi bất hạnh mà các người vừa nhặt lên kia, so với những bất hạnh mà các người cho là đang phải trải qua còn tồi tệ hơn rất nhiều lần?" Ông lão lại hỏi.
"Ví như anh kia bị gãy một tay, không thể làm được việc nặng ngoài đồng, đó là sự bất hạnh nhất rồi, vậy anh có đồng ý đánh đổi với người hàng xóm của anh, có đầy đủ tay chân kia, nhưng anh ta phải nuôi cha mẹ già, người vợ và cả đàn con còn bé không? Hay anh có đồng ý đổi lấy cặp mắt mù lòa của ông già ngồi mài dao ngoài chợ để có đủ tay chân không?".
Đoạn ông nói tiếp: "Phàm đã là cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn, trở ngại luôn song hành cùng chúng ta. Tuy nhiên nếu ta chỉ biết nhìn vào những khó khăn, những bất hạnh đó mà than thở, oán than, rồi soi mói, so sánh với người khác... mà không chịu tìm cách khắc phục, tập cách nhẫn nhịn, tự vượt lên bản thân, thì nỗi khổ đó há chẳng phải sẽ mãi mãi ngự trị trong tâm hồn ta, ám ảnh cuộc đời ta, và bao phủ lên cả cuộc sống gia đình ta sao?
Sở dĩ ta kêu mọi người tự viết ra nỗi khổ của mình và lại nhặt một nỗi khổ của người khác lên xem, cũng chỉ mong các người nhận ra được một điều, mọi vấn đề có thể với ta nó là sự bất hạnh, nhưng với người khác, nó chưa chắc đã là bất hạnh nhất, chỉ là do cách nhìn nhận của ta về vấn đề đó mà thôi. Phải vậy không?".
Mọi người sau khi nghe ông lão nói xong, không ai nói được câu gì, chỉ lẳng lặng tản dần đi. Kể từ đó về sau, người ta không còn nghe thấy những tiếng oán thán kêu than trong ngôi làng đó nữa, thay vào đó là những lời ca tiếng hát, an ủi động viên nhau, và ngôi làng cũng dần khấm khá lên, không còn đói khổ như xưa.
Tuy nhiên cũng kể từ dạo đó, mọi người không còn thấy ông lão đâu nữa, và người dân trong làng luôn kể lại cho con cháu đời sau về câu chuyện "đánh đổi sự bất hạnh" như một bài học quý báu cho đời.
Theo VNE
Thiếu nữ nhà giàu ngây thơ và cái giá đắng phải trả phút lên bar Những ngày tháng nằm nhà chờ sinh là những ngày tháng tôi phải sống trong nước mắt ân hận và sự tủi hờn. Chỉ vì 1 phút nông nổi, tôi đã tự đưa cuộc đời mình vào ngõ cụt thế này đây. Ảnh minh họa Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong một gia đình có 4 anh em, tôi...