Coi em vợ như osin, anh rể bị ‘vỗ’ thẳng mặt
Chị tôi vừa ra trường đã vội kết hôn, ngày chị lên xe bông, bạn bè của chị tỏ ra tiếc nuối: ‘Chưa gì đã cưới, phí hoài tuổi trẻ’.
Ảnh minh họa.
Nhưng tôi không nghĩ thế, chỉ cần quan sát anh rể một lúc, tôi có thể hiểu vì sao chị phải lấy anh bằng được. Anh chẳng những đẹp trai mà còn ga-lăng và rất vui tính. Xét về độ hài hước, có lẽ diễn viên hài chuyên nghiệp cũng phải thua anh.
Duyên hài của anh không phải dạng vừa, anh nhịn cười rất giỏi, nhiều lúc bị anh trêu mà tôi không biết vì mặt anh tỉnh bơ. Đến khi tôi ngớ ra mình vừa bị “hớ” thì anh đã chạy đi đâu mất.
Bố mẹ tôi đều là nhà giáo nên họ rất nghiêm khắc, ở trong nhà, người lớn nói gì là con trẻ phải nghe răm rắp, nhưng chính những nguyên tắc ấy khiến không khí trong nhà tôi hơi trầm và nặng nề. Sự xuất hiện của anh đã thay đổi mọi thứ, những câu chuyện dí dỏm anh kể làm bố mẹ tôi cười chảy nước mắt, mẹ tôi còn bảo: “Thôi, con đừng nói nữa, mẹ cười gãy cả lưng rồi”.
Chị tôi sinh cháu đúng lúc công việc đang bận rộn, chưa hết kỳ nghỉ phép chị đã vội vã đi làm vì sợ ảnh hưởng đến con đường thăng tiến sau này. Trong lúc chưa tìm được giúp việc ưng ý, mẹ tôi bảo: “Mày sang trông cháu giúp anh chị một thời gian có được không? Mày đang nghỉ hè mà”. Bình thường tôi rất thích trẻ con, cháu tôi lại ngoan nên tôi đồng ý mà chẳng cần suy nghĩ.
Video đang HOT
Sáng hôm sau tôi hí hửng đạp xe đến nhà riêng của anh chị. Chị dặn tôi đủ thứ: “Sữa của cháu chị ủ trong nồi cơm điện, giờ giấc ăn ngủ của cháu chị đã viết lên giấy, mày đọc rồi thực hiện đúng như thế cho chị. Mày làm tốt chị sẽ thưởng xứng đáng, yên tâm nhá!”. Nói xong chị leo lên xe, vòng tay ôm lấy eo anh rể, anh nháy mắt với tôi: “Dì đừng ăn tranh của cháu”. Biết anh trêu nên tôi chỉ cười hề hề.
Buổi sáng đầu tiên trông cháu, tôi thấy khá nhẹ nhàng, cháu tôi ăn ngủ rất ngoan, không hề chống đối, cháu cũng rất thích chơi với tôi. Trưa hôm ấy, chị nhắn tin: “Chị bận lu bù nên không tạt về nhà được, mày cho cháu ngủ hộ chị nhé. Chanh chiu nhiều”.
Tôi bế cháu, rung rung một lúc thì cháu ngủ. Buổi chiều tôi cho cháu ra ngoài ngõ chơi, đang vui thì tự nhiên cháu mếu, đúng lúc ấy anh rể về. Thấy con khóc, anh cuống lên: “Ối, dì trêu con à? Dì hư quá nhỉ? Để bố đánh chừa dì nhé”.
Tôi không nói gì mà đi thẳng vào nhà, một lúc sau anh rể nói rất to: “Dì ơi là dì, dì mất vệ sinh quá, ai lại vứt bỉm lên mặt thùng đựng nước thế này?”. Tôi giải thích: “Tại lúc sáng con bé khóc, em quẳng tạm ở đấy để chạy ra dỗ nó”. Anh rể tỏ thái độ không đùa chút nào: “Dì phải chú ý chứ, nước dùng để ăn uống chứ có phải nước đổ đi đâu”.
Những ngày sau đó anh liên tục phàn nàn việc tôi làm. Chị sai tôi gọt trái cây, tôi xăm xắn định cầm dao lên thì anh bất ngờ đề nghị: “Giơ tay lên anh xem”. Tôi hồn nhiên giơ tay lên trước mặt anh, anh nhăn nhó: “Đấy, biết ngay mà, dì rửa tay chưa kỹ, toàn mùi xà phòng, thế này mà định gọt trái cây thì có chết tôi không cơ chứ”. Lần ấy tôi tự ái ra mặt, giả vờ có bạn gọi nên tôi xin phép về sớm.
Một lần khác, trong lúc ăn tối, anh mở nồi cơm, càu nhàu: “Dì nhìn này, con gái trong nhà đáng lẽ phải để ý chứ, ai lại để nắp nồi cơm bẩn thế này không? Tại sao những việc nhỏ xíu mà cứ để anh phải nhắc?”. Chị tôi lúc ấy mải cắm mặt vào điện thoại nên không ý kiến gì. Trong mắt tôi, người anh rể hiền lành vui tính đã biến thành một gã lắm điều khó tính.
Hai tuần sau, anh gọi cho mẹ tôi, báo: “Chúng con tìm được giúp việc rồi mẹ ạ, mẹ cứ yên tâm, à, mẹ nhắn dì Oanh không phải sang trông cháu nữa đâu nhé”. Lúc ấy tôi mới thấy “điên ruột”, tôi bỏ công sức và thời gian để trông con giúp anh, anh chẳng cảm ơn tôi được câu nào, mà suốt cả mấy tuần đó, anh chỉ biết soi mói, trách móc, thậm chí chạm cả vào lòng tự ái của tôi nữa.
Tôi giận anh và giận cả bản thân mình, đáng lẽ lúc anh chê tôi mất vệ sinh, chê tôi lười thì tôi phải nói thẳng vào mặt anh rằng: “Anh giỏi thì anh tự trông con và làm việc nhà của anh đi”.
Con dâu kiệt sức vì chế độ ăn "kham khổ" của mẹ chồng
Sau khi ra trường, Tùng và Trà đều tìm được việc làm ổn định ở nội thành và chỉ vài tháng sau, đám cưới của cặp vợ chồng trẻ được hai bên gia đình tổ chức hoành tráng.
Ảnh minh họa.
Mặc dù đã có nhiều thời gian gần gũi với nhà chồng nhưng Trà vẫn phải khép nép, dè dặt trước bố mẹ chồng. Ngày mới về làm dâu, Trà được mẹ chồng căn dặn: "Mẹ chỉ có mỗi thằng Tùng là con trai duy nhất, nên mẹ coi con dâu cũng như con gái của mẹ. Từ nay đã là dâu con trong gia đình, có điều gì không nên, không phải, mẹ sẽ dạy bảo, con phải cố gắng tiếp thu. Mẹ chỉ làm điều tốt, mong các con thành người, sớm làm chủ được cuộc sống gia đình...". Nghe những lời dạy bảo của mẹ chồng, Trà một phép "Dạ, vâng...".
Trà đem chuyện ở nhà chồng kể với chị em đồng nghiệp, ai cũng xuýt xoa: "Được như em thì ai cũng muốn lấy chồng". Nhưng đến đoạn Trà kể mẹ chồng không yêu cầu con cái phải đóng tiền ăn hàng tháng thì họ không thể giấu được sự ghen tị: "Ôi, mẹ chồng em đúng là number one!"
Trà cứ ngỡ "sự nghiệp" làm dâu của mình chẳng có chút áp lực nào cho đến khi cô nhận ra lâu nay mình mắc chứng... thèm ăn. Nghĩ đến món gì cô cũng chảy nước miếng, nhất là những món khoái khẩu như đồ nướng, hải sản và các món thịt... Nhưng mẹ chồng cô lại tỏ ra quá chắt chiu chuyện ăn uống. Trên mâm cơm lúc nào cũng chỉ có bát canh cua, đĩa đậu rán hoặc luộc. Cũng có hôm là bát cá kho hoặc tôm đồng.
Bà giải thích: "Đạm từ thực vật và từ tôm cá mới tốt cho sức khỏe, thịt thà bây giờ toàn chất tăng trọng, độc lắm!". Mới đầu, Trà nghĩ mẹ chồng tiết kiệm nên thỉnh thoảng cô chủ động mua thêm vài món về nhà để mâm cơm có thêm màu sắc, nhưng không ngờ bị mẹ chồng "tặng" ngay một bài về an toàn thực phẩm: "Chúng mày chẳng biết gì, thịt quay tẩm ướp bao nhiêu hóa chất, ăn vào dễ mắc bệnh lắm...".
Không thể "bổ sung chất đạm" một cách công khai, Trà mới nghĩ ra chiêu ăn uống lén lút mà không để mẹ chồng biết. Một hôm Tùng đi làm về, vừa mở cửa đã thấy Trà ngồi giữa phòng, mặt thất thần: "Ối giời ơi, anh đấy à? Em cứ tưởng mẹ. Anh chốt cửa đi rồi vào đây em bảo". Tùng chốt chặt cửa, ngơ ngác nhìn vợ: "Có chuyện gì mà bí mật thế em?".
Lúc này Trà mới vén chiếc váy rộng thùng thình cô đang mặc, đĩa ghẹ thơm nức xuất hiện trên sàn nhà khiến Tùng kinh ngạc, thì ra lúc nãy Trà tưởng mẹ chồng vào phòng nên cuống cuồng lấy váy chùm lên.
Trà thì thào: "Anh ăn nhanh đi kẻo mẹ về". Tùng nhăn nhó: "Sao không để cả nhà cùng ăn cho vui". Trà chau mày: "Anh biết tính mẹ rồi đấy! Cái gì không phải mẹ tự tay chọn và chế biến thì đều... độc hết! Nhưng nếu ăn uống theo thực đơn của mẹ thì vợ chồng mình không đủ sức đi làm đâu. Anh ăn đi kẻo mất công em ngồi bóc ghẹ nãy giờ".
Tùng nghĩ cảnh ăn uống lén lút thế này không thể tái diễn mãi được. Sau nhiều ngày trằn trọc, cân nhắc, cuối cùng Tùng cũng mạnh dạn nói với mẹ lý do ra ở riêng là để tự lập về kinh tế, không muốn phụ thuộc vào bố mẹ. Biết được ý định của 2 đứa, mẹ Tùng cũng đồng ý để hai bên thấy thoải mái.
Nếu như trước đây phải ăn uống theo thực đơn của mẹ chồng, thì nay ra ở riêng, Trà thoải mái đi ăn uống bất cứ món gì cô thích. Hết giờ làm Tùng đi đá bóng, Trà tranh thủ đi mua sắm. Cũng có hôm "đặc cách", hai đứa dắt nhau đi ăn nhà hàng. Ngày nghỉ thích thì ngủ, không thích thì Trà sang nhà mẹ đẻ chơi đến tối chồng gọi mới về. Hai vợ chồng trẻ xem ra hào hứng lắm. Nhưng trái với sự thoải mái, ở riêng cũng có lắm chuyện phải lo toan.
Ngày trước ở cùng nhà chồng, Trà không phải lo chi tiêu nhiều khoản trong gia đình, nên vẫn tiết kiệm được tiền. Còn từ ngày ra ở riêng, có đồng nào là "xào" luôn đồng đó, thậm chí Trà còn phải rút cả tiền tiết kiệm ra để tiêu. Ra ở riêng được thời gian ngắn, Trà có bầu và sinh con. Hàng trăm khoản chi phí phát sinh, đồng lương eo hẹp, kinh tế gia đình lâm vào cảnh túng bấn nên cuộc sống vợ chồng thường xuyên phát sinh mâu thuẫn...
Một hôm mẹ chồng đến thăm, bà gợi ý: "Hay là chúng mày lại về ở với bố mẹ đi, mẹ thấy chúng mày vất vả quá, chả sung sướng gì". Lúc này Trà mới nấc lên: "Vâng, thế thì chúng con lại làm phiền bố mẹ vậy...".
Lên ở bị anh rể sai làm việc nhà, cuối tháng còn yêu cầu đóng tiền sinh hoạt nhưng chị gái ra mặt nói 1 câu khiến tôi sượng sùng Có lẽ tôi nên chuyển ra ngoài, ở cùng anh rể - chị gái chẳng thoải mái chút nào mà còn phải làm việc, đóng tiền sinh hoạt nữa. Chị gái tôi lấy chồng gần nhà, tuy nhiên vì tính chất công việc nên họ lên thành phố sống ngay khi cưới. Sau vài năm trời, anh chị cũng tự mua được căn...