Côi cút cậu bé phút chốc mất hết người thân
Mỗi đêm về, Thành bơ vơ ôm bàn thờ mẹ và đứa em gái khóc. Giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt đẫm nhòe đã bao đêm tỉnh giấc gọi thầm tên mẹ, tên cha.
Trần Văn Thành, 12 tuổi, con anh Hà Văn Bình, chủ đò gây ra vụ tai nạn thảm khốc trên tại Bến Đất Phú Hưng, Thành phố Tuyên Quang khiến 9 ngườ i thiệt mạng, giờ như lạc lõng giữa cuộc đời.
Giông tố cứ liên tiếp dồn xuống đã khiến Thành thêm kiệt sức. Với chừng ấy tuổi nhưng em đã phải đảm đương hết mọi việc khi bỗng chốc “mất” hết người thân trong gia đình. Giờ, trong ngôi nhà đầy hương khói ấy chỉ còn bà ngoại bệnh ốm triền miên, hai bà cháu bám víu nhau lay lắt sống.
Ngày Thành tiễn mẹ và em gái ra nghĩa trang trong buổi chiều tê tái
Chuyện của Thành, đớn đau của Thành nhiều người nghe qua cũng không cầm được lệ, khóc cho số phận hẩm hiu của gia đình cậu bé bất hạnh.
12 tuổi, Thành đã phải nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ, sớm bước vào cuộc mưu sinh trên những cánh đồng bám đuôi trâu, bò, lặn lộn giữa trưa hè rát mặt.
Thế nhưng, sự thiệt thòi không được đến lớp cùng bạn bè cũng không thấm bằng giây phút chứng kiến cảnh tượng đau thương khi trong buổi chiều đông lạnh giá, tay chống gậy tiễn đưa mẹ và em gái ra nghĩa trang.
Công việc chính của Thành lúc này là nấu ăn, làm tất cả mọi việc để chăm sóc bà
Mẹ em, chị Nguyễn Thị Sáu và đứa con gái Hà Hồng ngọc, 5 tuổi đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy sông trong phút giây chủ quan của chồng.
Chuyến đò định mệnh ấy đã cướp đi của Thành tất cả, mẹ và em gái mất, bố thì đang bị tạm giam tại công an, giờ Thành chẳng biết mình phải bám dựa vào đâu.
Thành bảo, mỗi ngày trôi qua với em dài lắm, em chỉ mong mẹ, bố và em gái về thôi. Đôi khi em nằm mơ thấy mẹ về bảo là phải ngoan thì Tết này, mẹ sẽ mua áo mới, cho đi chợ huyện.
Giấc mơ con trẻ bám chặt Thành trong giấc ngủ chập chờn. Có khi nửa đêm tỉnh dậy, Thành gào khóc, tiếng khóc gọi mẹ nhói lòng.
Video đang HOT
Mỗi khi choàng tỉnh, Thành lại chạy đến bên bàn thờ, ôm di ảnh của mẹ và em gái vào lòng, ánh mắt nhìn đau đáu.
Hàng ngày, Thành thay cha mẹ làm nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa
Mười ngày trôi qua, kể từ khi vụ đắm đò ngày 12/1 xảy ra, bà con, anh em hàng xóm vẫn phải thường xuyên sang động viên để Thành vơi bớt nỗi buồn.
Thành mếu máo: “Em phải tập làm tất cả. Lúc này em là chỗ dựa của bà, em sẽ làm để mọi người thấy em đã lớn..”
Công việc của Thành hàng ngày là sáng dậy sớm, quét nhà, và nấu ăn chăm bà. Hàng ngày, chu kỳ ấy cứ lặp đi lặp lại. Thế nhưng, Thành đang lo sợ khi nhà hết gạo sẽ không biết làm gì để nuôi bà ngoại đang đau yếu.
Bà Hà Thị Lạng, gần 80 tuổi nhắc đến đứa cháu tội nghiệp, giọng buồn như gió thoảng: “Tôi từng này tuổi rồi mà còn làm khổ cháu, biết nó vất vả nhưng sức già này còn có thể làm được gì hơn, thôi thì phó mặc cho trời vậy.”.
Đâu đó, Thành vẫn ước ao như mọi năm mình sẽ được manh áo mới đi khoa xóm làng nhưng điều ước đó giờ sao quá xa vời.
Đâu đó, khi lứa bạn cùng thời trên cánh ruộng đồng khoe manh áo mới, háo hức chợ xuân, thì Thành, em chỉ ước và khao khát giá như có mẹ, có cha. Và trong đêm giao thừa, cả nhà vui vầy bên nồi bánh chưng, hai anh em khoe mặc áo mới, nhận lì xì.
Điều ước đó với Thành sao xa vời thế. Rồi đây, không biết cuộc đời của Thành sẽ đi về đâu trước ngã rẽ của số phận.
Mọi sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả đối với trường hợp cháu Trần Văn Thành có thể chuyển đến tận tay cháu Thành hoặc gửi theo địa chỉ: cháu Trần Văn Thành, con anh Hà Văn Bình, địa chỉ xóm 1, xã Viễn Châu, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Giang Uyên- Hà Duy
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những chuyến đò thảm khốc ngày cận Tết
Vụ đắm đò trên sông Lô khiến nhiều người gợi nhớ đến thảm họa tương tự từng xảy ra trong những ngày cận tết trên bên sông Gianh vào những ngày cuối năm 2009.
Niềm vui dìm dưới đáy sông
Phiên chợ Tết cuối năm 2009, khi nào cũng nhộn nhịp không ngờ lại biến thành thảm họa trên sông Gianh, đoạn qua địa bàn xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chuyến đò chở 80 người rộn ràng đi chợ Tết qua sông Gianh, từ bờ nam đoạn xã Quảng Hải sang xã Quảng Thanh đã chìm lúc 7h30 sáng 25/1/2009 (nhằm ngày 30 tháng Chạp âm lịch) khiến 40 người tử nạn.
Người dân Quảng Bình từng phải chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày cận tết
Trên chuyến đò ấy cũng giống như vụ tai nạn tại dòng sông Lô, chiếc đò nhỏ bé nhưng đã chở quá trọng tải với nhiều xe đạp, hàng hóa, một con bò và khoảng 80 người dân, đa số là phụ nữ và trẻ em.
35 người may mắn thoát chết, một số bơi vào bờ, số còn lại được các thuyền câu cứu sống và đưa về cấp cứu tại các bệnh viện, số còn lại vĩnh viễn nằm dưới dòng sông, chưa kịp vui với manh áo mới, đón đêm giao thừa.
Hàng chục quan tài nhanh chóng được chuyên chở qua sông để kịp thời mai táng cho người tử nạn (theo phong tục của người dân xã này). Có gia đình có tới 5 thân nhân bị nạn trên chuyến đò tử thần.
Nổi đau của người dân trên các bến đò miền Trung lại chợt ùa đến đối với người dân vùng núi tỉnh Tuyên Quang.
Giờ, bài học "chủ quan" vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh những chủ đò và người dân Tuyên Quang. Vụ chìm đò này được dự báo trước nhưng những người dân vẫn bất chấp, dùa cợt với tính mạng trên dòng sông Lô
Trong phút chốc, mười mấy sinh mạng đã bất chấp tính mạng, vẫn cố liều lên chuyến đò ngang, nào đâu biết trước định mệnh.
Vụ tai nạn cũng đã xảy ra, số người chết trong vụ đắm đò sông Lô vẫn hiện hình đó, nhưng bài học chủ quan về tính mạng trong các vụ đắm đò dường như vẫn chưa đủ "độ nóng" để cảnh tỉnh những người chủ đò.
Để những sự việc đau lòng như trên xảy ra là một nỗi đau không chỉ riêng những người dân trên bến sông Lô trưa ngày 12/1, tại Bến Đất Phú Hưng, Thành phố Tuyên Quang mà còn là một tiếng chuông cảnh báo sự kém hiệu quả của chính quyền trước những vấn đề dân sinh thiết thực.
Điều quan trọng không chỉ là giải quyết hậu quả mà là làm tất cả những gì có thể để hạn chế một cách thấp nhất những tai họa đang rình rập với người dân.
Hỗ trợ các gia đình gặp nạn
Chính quyền địa phương vẫn đang khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích, cứu chữa các nạn nhân may mắn sống sót. Chính quyền đã hỗ trợ 4,5 triệu đồng/người đối với nạn nhân tử nạn có hộ khẩu trên địa bàn Tuyên Quang và 3 triệu đồng/người đối với nạn nhân không thuộc địa bàn.
Tính đến chiều ngày 13/1, vụ chìm đò này đã làm 3 người chết, gồm: Nguyễn Thị Chúc, (SN 1968, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Hà Thị Hồng Ngọc (SN 2006, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) và La Thị Đức (58 tuổi, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc).
Chính quyền địa phương sẽ rút ra được những gì từ các vụ đắm đò thảm khốc?
6 nạn nhân còn mất tích đã được xác định danh tính, gồm: Nguyễn Đình Chiểu (SN 1989, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Đại (SN 1987, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Năm (SN 1963, ở xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), La Thị Sáu (SN 1965, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Tám (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang) và Nguyễn Thị Sáu (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang).
Thân nhân những người gặp nạn đang ngóng chờ đợi người thân vẫn nằm dưới đáy sông Lô.
4 người may mắn được cứu sống là: Hà Hữu Bình (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang), Lê Văn Đăng (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Mận (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) và Lê Văn Xuân (SN 2007, ở xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).
Hiện ông Bình đang bị tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra làm sáng tỏ vụ việc.
Giang Uyên- Hà Duy
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi đau 'thấu trời xanh' của đứa bé mất hết người thân Trong đám tang vội tiễn đưa giữa tiết trời lạnh buốt, nỗi đau chồng chất hằn in trên khuôn mặt thất thần của những người còn sống của gia đình chủ đò. Chiều trên bến sông Lô, phảng phất nét buồn tê tái đến hoang dại. Bến đò ấy, một thời theo dấu chân anh Hà Văn Bình, xã Viễn Châu, huyện Yên...