Coi chừng “sập tiệm” khi đầu tư tiền ảo
Không còn làm mưa làm gió như cách đây vài năm, song đồng tiền kỹ thuật số- tiền ảo vẫn là kênh đầu tư mà nhiều người “dòm ngó”, đặc biệt là khi đồng libra sắp sửa được lưu hành rộng rãi. Rất nhiều cảnh báo rủi ro dành cho những nhà đầu tư trên thị trường này.
Mất trắng vì đổ tiền thật vào tiền ảo
Năm 2019, thị trường tiền ảo vẫn có những đợt sóng nhẹ, nên số liệu tổng kết vẫn cho thấy, một số đồng tiền ảo vẫn giúp nhiều nhà đầu tư sinh lời, dù thực tế, có hơn 90% đồng tiền ảo còn lại đỏ sàn, thậm chí biến mất không còn dấu vết.
Thông tin đáng chú ý trên thị trường tiền ảo là tháng 6 vừa qua, Facebook đã công bố kế hoạch phát hành tiền số libra vào năm 2020, với sự hậu thuẫn của một rổ tiền tệ giúp đồng tiền này có giá trị thực tế cao hơn so với bitcoin hay các đồng tiền ảo khác. Khá nhiều người háo hức chờ đón sự ra đời của libra, nhưng cũng không ít ý kiến bày tỏ lo ngại về đồng tiền này.
Chị Lê – một nhà đầu tư “tay mơ” chia sẻ bài học đau thương của mình khi xông vào tiền ảo: “Năm 2016, thời kỳ đỉnh cao của bitcoin, thấy giá trị đồng tiền ảo “phi ầm ầm”, bao nhiêu người bỗng chốc trở thành tỷ phú đã khiến vợ chồng tôi sốt ruột bán vội mảnh đất để lấy tiền mua bitcoin. Thời điểm tôi mua vào, giá đang ở mốc 17.000 USD/bitcoin. Chỉ vài tuần sau, giá đã tăng lên gần 20.000 USD.
Có bao nhiêu tiền trong nhà, tôi dốc hết vào canh bạc lớn này. Thế rồi, giá đồng tiền ảo đột ngột đảo chiều, rơi tuột một mạch không dừng lại cho tới mốc… 5.000 USD. Toàn bộ tiền của tôi mất giá tới hơn 70%. Đáng nói hơn, bán cũng không ai mua, nên cho đến giờ, vốn của tôi vẫn “ngâm” trong tiền ảo, và phải trả thêm các chi phí như phí lưu giữ trong tài khoản, phí giao dịch…” – chị Lê than thở.
Chị Lê là một ví dụ trong hàng nghìn người lỡ “bắt con dao rơi” khi tham gia thị trường tiền ảo. Thế nhưng, rủi ro về giá chỉ là một trong những rủi ro mà những người tham gia phải đối mặt. Đặc biệt, ở Việt Nam hiện nay, rất phổ biến hình thức đầu tư tiền ảo theo kiểu ủy thác đầu tư hoặc đa cấp.
Thế nhưng theo các chuyên gia tài chính công nghệ, hoạt động này không chỉ trái pháp luật, mà còn tiềm ẩn 99% khả năng là lừa đảo, 1% còn lại mang về cho nhà đầu tư cơ hội 50-50: 50% có thể lãi to, song 50% là mất trắng. Trong trường hợp bị mất tiền, nhà đầu tư cũng không thể nhờ pháp luật bảo vệ, bởi đây là hoạt động kinh doanh trái phép.
Video đang HOT
Tiền ảo tiềm ẩn nguy cơ bị tội phạm lợi dụng để rửa tiền.
Nhiều rủi ro vây bủa
Phân tích về cơ hội đầu tư tiền ảo, chuyên gia tài chính Hoàng Thế Thỏa cho rằng Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ khai thác tiền ảo, nên hầu hết các doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh tiền ảo đều sẽ bị thất bại. Thị trường Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều trường hợp máy tính, điện thoại bị nhà sản xuất cài mã độc để theo dõi hoặc đánh cắp dữ liệu.
Với những người mở tài khoản để mua bán, tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn. Những người tham gia kinh doanh tiền ảo luôn luôn phải đối mặt với rủi ro vì không một ai đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ.
Cùng quan điểm, Thiếu tướng Nguyễn Hùng Lĩnh, nguyên Cục trưởng Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ và Đầu tư (Bộ Công an) cho biết: Các hoạt động giao dịch, thanh toán tiền ảo trên mạng Internet, không thông qua hệ thống tổ chức tín dụng, không được kiểm soát sẽ làm mất dần vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ và hoạt động thanh toán của NHNN, ảnh hưởng đến việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và NHNN.
Bên cạnh đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với công tác đảm bảo an ninh tiền tệ như: Giao dịch bằng tiền điện tử có tính “ẩn danh” cao có thể trở thành công cụ để tội phạm lợi dụng che giấu hành vi phạm tội hoặc rửa tiền; đối tượng khủng bố và các loại tội phạm có thể lợi dụng để chuyển tiền tài trợ cho các hoạt động chống đối ở trong nước và nước ngoài; người tham gia hoạt động giao dịch, thanh toán tiền điện tử nếu gặp rủi ro hoặc xảy ra tranh chấp sẽ không những không được pháp luật bảo vệ, thậm chí còn liên đới chịu trách về pháp lý khi giao dịch với tội phạm mà chính họ không biết.
Và mới đây nhất, bà Lael Brainard- ủy viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đã lên tiếng cảnh báo những rủi ro về tiền ảo khi đồng tiền số libra của Facebook được lưu hành rộng rãi. Bà Brainard cho rằng các đồng tiền điện tử vốn ẩn chứa nhiều rủi ro đối với hệ thống tài chính và những rủi ro này có nguy cơ gia tăng khi những đồng tiền số “stablecoin” như libra, được các loại tiền tệ từ USD tới euro và các tài sản khác hậu thuẫn để chống lại sự biến động mạnh và thiếu ổn định về giá trên thị trường tiền điện tử.
Theo bà Brainard, các vụ “hỏi thăm” sàn giao dịch tiền điện tử là một nguồn thu đáng kể của tội phạm mạng. Con số thiệt hại do các vụ lừa đảo và ăn cắp tiền điện tử tăng mạnh. Bà Brainard cho rằng nếu không có những biện pháp đảm bảo cần thiết, các mạng lưới “stablecoin” ở cấp độ toàn cầu có thể gây rủi ro cho người dùng. Bởi vậy, mọi mạng lưới thanh toán toàn cầu trước khi triển khai nên đáp ứng những tiêu chuẩn pháp lý nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.
Bên cạnh đó, các nhà phát hành tiền điện tử vẫn cần phải giải quyết những thách thức, trong đó có nguy cơ lừa đảo và sử dụng vào các hoạt động như rửa tiền.
Hà An
Theo cand.com.vn
Giá chung cư tại TPHCM chỉ bằng 1/10 Hong Kong nhưng lợi suất đầu tư cao gấp 3 lần
Thị trường nhà ở tại Việt Nam đã phát triển nhanh trong những năm qua. Tuy nhiên, vẫn ở mức thấp và cạnh tranh so với các thị trường trong khu vực. Vì vậy, theo các chuyên gia đây vẫn là một kênh đầu tư tiềm năng trong năm 2020.
Theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu bất động sản, mặt bằng giá căn hộ tại TPHCM và Hà Nội đã tăng giá mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, mức giá bị đẩy lên cao ở những dự án ra hàng sau
Cụ thể, tại TP HCM giá chung cư đã leo thang trung bình 10-15% mỗi năm tùy khu vực trong giai đoạn 2015-2018, tương đương với mức tăng 40-60% trong vòng 4 năm gần đây. Tại Hà Nội, mức tăng giá hàng năm căn hộ chung cư chỉ bằng 1/2 TPHCM. Tuy nhiên có những khu vực cá biệt như Mỹ Đình giá chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, nếu cách đây 2-3 năm mức giá trung bình của khu vực này là 30-35 triệu đồng/m2 thì hiện nay đã lên tới 50-60 triệu đồng/m2.
Nhận định về giá chung cư tại Việt Nam, ông Michael Paul Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital cho biết Thị trường nhà ở tại Việt Nam đã phát triển nhanh trong những năm qua. Tuy nhiên, vẫn ở mức thấp và cạnh tranh so với các thị trường trong khu vực.
Theo số liệu ông Michael Paul Piro đưa ra, HongKong hiện là khu vực có mức giá căn hộ đắt đỏ nhất với 45.500 USD/m2, kế đến là Singapore với 25.600 USD/m2, Tokyo (Nhật Bản) là 15.800 USD/m2 và Băng Kok (Thái Lan) là 4.500 USD. Trong khi đó, tại TP HCM và Hà Nội có mức giá lần lượt là 3.800 USD/m2 và 3.200 USD/m2, vẫn thấp hơn mức giá 4.500 USD/2 tại thị trường Bangkok. Với mức giá cạnh tranh, thị trường nhà ở Việt Nam có sức hút đối với nhà đầu tư ngoại hơn các thị trường cùng khu vực.
Giá nhà tại Việt nam đã tăng trong 4 năm qua, nhưng vẫn cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Ảnh: Indochina Capital
Về tỷ suất đầu tư, ông Michael Paul Piro cũng nhấn mạnh lợi nhuận từ cho thuê căn hộ tại Hong Kong, Bắc Kinh và TPHCM chỉ ở mức 2-3% thì tại TPHCM ghi nhận mức lợi suất đầu tư lên tới 6,5%. Đây là tỷ suất đầu tư vào nhóm cao nhất khu vực.
Giá rẻ nhưng lợi suất đầu tư nhà ở tại Việt Nam rất cao, tối thiếu 6.5-7%. Ảnh: Indochina Capital.
Với giá nhà còn rẻ cộng với tỷ suất đầu tư cao, giám đốc điều hành Indochina Capital cũng đưa ra một thực tế, năm 2015, Việt Nam cho phép người nước ngoài sở hữu 30% số căn hộ của một dự án thì ngay lập tức, mức trần này được lấp đầy, chủ yếu là các khách hàng đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và HongKong.
"Điều này đồng nghĩa, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Vấn đề là chọn đúng dự án, đúng địa điểm và thiết kế giá tốt. Giá rẻ nhưng lợi suất đầu tư nhà ở tại Việt Nam rất cao, tối thiếu 6.5-7%", ông Michael Paul Piro nhấn mạnh.
"Nền kinh tế ổn định, GDP không ngừng tăng trưởng cùng với dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản lớn là những yếu tố giúp thị trường bất động sản phát triển, hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài liên tục đến Việt Nam tìm mua căn hộ đầu tư", ông Michael Paul Piro khẳng định.
Quan sát thực tế trên thị trường BĐS cuối năm, cùng với làn sóng người nước ngoài mua căn hộ đầu tư tại Việt Nam hiện nay nhiều nhà đầu tư Việt Nam cũng đang quay trở lại tìm căn hộ chung cư như một kênh đầu tư an toàn sau khi mất niềm tin với phân khúc condotel ở các thị trường nghỉ dưỡng và hàng loạt dự án đất nền ma .
"Những sản phẩm nhà đầu tư quan tâm nhắm đến những căn hộ nằm trong dự án phức hợp tọa lạc tại những khu vực có nhiều người nước ngoài sinh sống như Mỹ Đình, Trung Hòa, Hồ Tây (Hà Nội), quận 4, quận 7 (TPHCM)...", chị Vân môi giới lâu năm tại một sàn BĐS cho biết.
Lan Nhi
Theo Nhịp sống kinh tế
Dòng tiền đang chảy vào loại hình BĐS nào, đâu là thị trường đầu tư sáng giá? Thị trường BĐS đang có những diễn biến trái chiều ở các phân khúc, có loại hình sụt giảm mạnh những cũng có nhiều bất động sản vẫn duy trì sức tăng trưởng cao và tiềm năng. Vậy, đâu là những kênh đầu tư được đánh giá là vẫn còn hấp dẫn và thu hút dòng tiền của NĐT nhiều nhất trên thị...