Coi chừng ngộ độc khi ăn cà chua ương
Cà chua là một loại rau rất bổ dưỡng và lành mạnh. Nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Cà chua có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc.
Với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh, thường xuất hiện các triệu chứng trúng độc tomatidine như váng đầu, lợm giọng nôn oẹ, nhểu nước dãi (nước miếng), trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Ăn cà chua xanh hoặc ương ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Ngoài ra, việc sử dụng hạt cà chua cũng không tốt cho sức khỏe của bạn. Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, thật ra nó không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.
Vậy chúng ta nên sử dụng cà chua chín, nó có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống chống nhiễm trùng. Tuy nhiên cần lưu ý khi ăn cà chua như:
Không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Trong dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Video đang HOT
Không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Không ăn cà chua nấu kỹ
Nếu cà chua đã được nấu chín trong một thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Ngoài ra, nếu bạn ăn cà chua đã bị mất hết chất dinh dưỡng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đó là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người.
Không nên ăn cà chua khi đói
Cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào thành cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.
Không nên ăn cà chua khi đói
Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.
Không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Baodatviet
6 sự thật bạn nên biết về thuốc chống đông máu
Những loại thuốc chống đông máu khiến cho máu của bạn không đông bằng cách khử vitamin K, một chất làm đông máu.
Sự thật về thuốc chống đông máu có thể làm bạn ngạc nhiên. Thuốc chống đông máu không thực sự làm loãng máu của bạn. Thuốc chống đông máu hay còn gọi là chất làm loãng máu, được sự dụng cho một số bệnh tim mạch, có tác dụng ngắn ngừa cục máu đông hình thành và di chuyển đến nơi khác của cơ thể, dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ. Nhưng cũng có một thực tế đáng ngạc nhiên là khá nhiều người không hiểu gì về thuốc chống đông máu.
6 sự thật sau đây, sẽ giúp bạn thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
Thuốc chống đông máu khử vitamin K
Vitamin K rất quan trọng cho quá trình đông máu, khiến cho vết thương ngừng chảy máu. Nhưng khi một cục máu đông hình hành do lưu lượng máu không thích hợp hoặc tạo thành khối trong động mạch hoặc trong não, dễ gây vấn đề lớn đối với sức khỏe của bạn. Thuốc chống đông máu khử vitamin K. Vì vvaayj, nếu bạn đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh tim và đột quỵ, bạn nên cố gắng hạn chế và ăn một lượng thực phẩm chứa vitamin K phù hợp để thuốc của bạn có thể phát huy tác dụng.
Bạn rất dễ bị chảy máu khi dùng thuốc chống đông máu
Tác dụng phụ phổ biến nhất từ chất làm loãng máu là gây chảy máu, không chỉ ở vết thương, mà còn ở cả những vết bầm tím. Nếu bạn bị ngã, bị sưng và bầm tím, hãy đến gặp bác sỹ để khám ngay. Ngoài ra, hãy nói với bác sỹ nếu nước tiểu của bạn có màu đỏ hoặc màu nâu hoặc đi tiêu trông giống như hắc ín. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn bị chảy máu bên trong.
Nếu bạn đang uống thuốc chống đông máu, hãy cẩn thận khi sử dụng những vật sắc nhọn như kéo, dao, kim tiêm và các dụng cụ khác để tránh những vết cắt và chảy máu. Luôn luôn đi giày và tránh dùng tăm xỉa răng, sử dụng một bàn chảy răng mềm và sử dụng chỉ nha khoa sđể ngăn ngừa chảy máu ở nướu răng.
Ảnh minh họa
Tăng nguy cơ chảy máu cam
Một trong những tác dụng phụ của thuốc chống đông máu là có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam và khó có thể cầm máu. Nếu bạn bị chảy máu cam, hãy bóp mũi của bạn trong vòng từ 15-20 phút. Hãy sử dụng một miếng gạc lạnh. Nếu máu tiếp tục chảy quá 30 phút, hãy đến gặp bác sỹ để nhận được sự trợ giúp.
Aspirin cũng là một sự lựa chọn thay thế thuốc chống đông máu
Một lựa chọn khác rẻ hơn để làm máu không đông là thuốc aspirin. Uống aspirin - một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Trước khi dùng aspirin hãy đến gặp bác sỹ để tìm hiểu thêm xem aspirin có phù hợp với bạn không và xin chỉ dẫn về liều lượng cụ thể. Aspirin được chỉ định uống với liều lượng riêng, trong trường hợp làm loãng máu.
Thuốc chống đông máu là thuốc điều trị về lâu dài
Điều quan trọng nhất là bạn phải uống thuốc chống đông máu vào những thời điểm quy định trong ngày. Nếu bạn hay quên lịch uống thuốc, hãy sử dụng hộp đựng thuốc có khe cắm cho 7 ngày trong tuần, hoặc thiết lập nhắc nhở trên máu tính bảng hoặc trên điện thoại của bạn.
Nêntập những môn thể dục nhẹ nhàng và kiên trì luyện tập khi dùng thuốc này
Tập thể dục tốt cho trái tim của bạn, nhưng hãy chọn những môn thể thao hoặc các hoạt động có ít nguy cơ bị chảy máu như bơi lội hoặc đi bộ. Nói chung, những sự thật về thuốc chống đông máu sẽ cho bạn thấy rằng bạn cần cẩn thận hơn khi sử dụng chúng. Hãy cẩn thận với những đồ vật sắc nhọn, không tham gia vào các môn thể thao mạnh và hãy chú ý đến các dấu hiệu chảy máu trong. Khi bạn khám răng, hãy cho nha sỹ của bạn biết rằng bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Ngoài ra, điều quan trọng là bạn nên xét nghiệm máu thường xuyên khi dùng các loại thuốc này. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ để có được những kiến thức chắc chắn.
Theo VNE
Bí quyết bổ sung canxi theo từng lứa tuổi Xương phát triển với tốc độ tối đa ở độ tuổi 9-18. Kết thúc đợt tăng trưởng ồ ạt vào 18 tuổi, có tới 90% xương trưởng thành đã được hình thành. Do đó giai đoạn 9-18 tuổi là thời gian cơ thể cần nhiều canxi. Sau 30 tuổi, ngân hàng xương - nguồn dự trữ canxi của cơ thể - sẽ khóa...