Coi chừng mất con vì cảm cúm!
Bị sốt cao trong thời gian mang bầu khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng thậm chí luôn bất an không biết ảnh hưởng đến con như thế nào?
Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể trước sự thay đổi thời tiết hoặc do lao động mệt mỏi, quá sức. Tuy nhiên với bà bầu, khi sốt cao trên 38 độ C mà do nguyên nhân nhiễm trùng như nhiễm vi khuẩn, virus cúm, rubella… có thể tấn công trực tiếp qua “hàng rào máu – rau thai” vào thai nhi gây nhiều biến chứng đáng lo ngại.
Quá nguy hiểm khi bà bầu nhiễm virus trước tuần 7
Theo Bác sĩ Tạ Việt Cường – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Sốt nhẹ dưới 38 độ C thông thường đều do sự thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ đột ngột, viêm mũi họng… không ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, sốt cao kéo dài thì hết sức nguy hiểm và có thể là một dấu hiệu báo trước mẹ bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây dị dạng, dị tật ở con.
Sốt thường là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, có thể là do vi khuẩn, có thể do virus cúm, rubella, sởi… Tùy vào mỗi bệnh mà có triệu chứng khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên, thường khi bà bầu sốt cao ở thời điểm dưới 12 tuần là nguy hiểm và đáng ngại hơn cả. Nếu do các tác nhân trên có thể gây ra những bất thường về hình thái của thai nhi.
Bà bầu mắc các bệnh rubella, sởi… trước tuần thứ 7 thường gây chết thai. Bên cạnh đó còn có nguy cơ dị tật các cơ quan lớn của thai nhi là khá cao. Cá biệt có bà bầu bị mắc rubella đến tuần 20, thai nhi còn có thể bị dị tật.
Khi thai phụ có dấu hiệu sốt cao (trên 38 độ C) thì việc đầu tiên là đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa về truyền nhiễm. Sau khi điều trị sốt ổn định và biết được bị sốt do nguyên nhân gì thì nên đến các cơ sở sản khoa để được siêu âm và tư vấn trước sinh.
Để phòng tránh các bệnh lây truyền thì việc đầu tiên là nâng cao thể trạng, sau đó tránh xa người hoặc vùng có dịch bệnh, đeo khẩu trang phòng bệnh. Bà bầu thời gian này lưu ý ăn đủ chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng ổn định, đảm bảo thể trạng và sức khỏe cho cả mẹ và con.
Với bà bầu, khi sốt cao trên 38 độ C có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. (ảnh minh họa)
Sốt cao ở tháng thứ 4 có gây sảy thai hay không?
Một số mẹ thắc mắc, nếu sốt cao khi mang thai ở tháng thứ 4 có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Theo Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung – Trung tâm Y khoa Thái Hà, bà bầu khi đến tháng thứ 4 đã vượt qua 3 tháng đầu tiên (giai đoạn hình thành nên tổ chức cố định của thai nhi) nên hầu như những tai biến không còn đáng lo ngại nữa. Khi bị sốt các mẹ nên nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục.
Về chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho bà bầu bác sĩ khuyên các mẹ nên:
- Duy trì uống đủ nước và bổ sung các loại nước ép trái cây giàu VitaminC như: nước cam, chanh, nước hoa quả…
- Có thể bổ sung các dưỡng chất bằng cách ăn nhiều hoa quả. Thai phụ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…
Video đang HOT
- Bà bầu nên ăn làm nhiều bữa. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê… và không hút thuốc lá.
- Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.
- Nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…)
Một lưu ý là mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sau khi khỏi sốt, bà bầu có thể đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được siêm âm, khám, tư vấn trước sinh về các nguy cơ có thể xảy ra cho em bé và thai kỳ
Theo Khampha
18 cách đánh bay nghẹt mũi không cần dùng thuốc
Dưới đây là một vài phương pháp chữa nghẹt mũi vào mùa đông khi bị virus cúm tấn công hiệu quả không cần dùng thuốc.
1. Làm sạch mũi và xông mũi
Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, để một lát rồi xì sạch mũi ra ngoài giúp đường thở của bạn thông thoáng, dễ chịu. Làm vài lần trong ngày.
2. Ngủ thông minh hơn
Khi bị nghẹt mũi, hãy gối cao hơn bình thường một chút, sao cho cổ và đầu bạn tạo thành góc 15 độ chênh với giường, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
3. Uống nhiều nước
Bạn nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày hoặc tiêu thụ các loại thức uống lỏng như nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để trị chứng nghẹt mũi.
4. Dùng gừng tươi
Đây là một trong những biện pháp hiệu quả mà đơn giản nhất. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Columbia đã tìm thấy hợp chất làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Thêm gừng vào súp, các món xào hoặc trà gừng.
5. Tắm nóng
Khi thấy nghẹt mũi nhiều, khó chịu nên tắm nước nóng. Hơi nước nóng sẽ giúp làm giảm triệu chứng này.
6. Xoa bóp
Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay.
7. Làm sạch không khí trong nhà
Dị ứng với không khí bẩn từ vật nuôi trong nhà, bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà, đồng thời đặt máy phun hơi nước để đảm bảo đủ độ ẩm không khí trong nhà bạn.
8. Ăn gia vị cay nóng
Nếu bạn ăn được cay, thì đây cũng là cách để trị ngạt mũi. Những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạc... sẽ làm chảy nước mũi. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu triệu chứng ngạt mũi.
9. Nước chanh hoà mật ong
Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.
10. Chườm khăn nước nóng lên tai
Đây là mẹo mà nhiều người thường sử dụng. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút. Nó sẽ làm chứng ngạt mũi dịu đi. Lý do là ở tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
11. Massage mũi
Lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày cho đến khi bạn có thể thở dễ dàng.
12. Lá húng quế
Bài thuốc đơn giản nhất để trị chứng nghẹt mũi là hãy nhai từ 2-4 lá húng quế, bạn cũng có thể uống trà húng quế cũng mang lại lợi ích tương tự.
13. Tỏi
Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu tỏi vào mũi để giúp tẩy sạch các chất nhầy trong mũi nhằm trị chứng nghẹt mũi.
14. Tránh thực phẩm nhiều đường
Tránh xa những loại thực phẩm có nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi của bạn trầm trọng hơn. Tốt nhất hãy ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
15. Ngửi hành tây
Thực tế, không ít người cảm thấy khó chịu với mùi hương khá nồng của hành tây. Nhưng theo các nhà khoa học, hành tây có thể đẩy lùi chứng ngạt mũi nhanh chóng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
16. Uống trà nóng
Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất trên thế giới được tin rằng có tác dụng giải tỏa mệt mỏi do các triệu chứng cảm cúm gây ra, trong đó có cả ngạt mũi. Những loại trà tốt nhất mà bạn nên dùng khi bị ngạt mũi bao gồm trà xanh, trà gừng và trà bạc hà.
17. Tinh dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp (bạch đàn), được bán phổ biến ở các hiệu thuốc, có khả năng chống tức ngực và làm thông lỗ mũi khi bị ngạt bằng cách hít thật sâu loại dầu này.
18. Dùng nước cà chua
Cà chua được xem là một trong những trợ thủ đắc lực giúp cơ thể loại bỏ chứng ngạt mũi phiền toái nhờ vào các thành phần dưỡng chất như vitamin C, vitamin A...Theo các bài thuốc cổ truyền, bạn nên đun nóng nước ép cà chua, cho thêm một muỗng nước chanh, 1 ít tỏi băm và uống 2 lần/ngày. Chứng ngạt mũi sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
Theo Phununews
Điểm danh 9 thực phẩm ngấm ngầm diệt IQ thai nhi Để sinh ra một đứa con khỏe mạnh, thông minh, chị em bầu cần hạn chế hoặc tránh xa kẹo cao su, quẩy, cà phê, rượu... Sinh ra một đứa con khỏe mạnh, thông minh là mong ước của tất cả các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, rất nhiều thói quen vô tình của mẹ đã ảnh hưởng đến điều này, trong đó...