Coi chừng mắc bệnh cơ tuyến tử cung
Phụ nữ ở độ tuổi 40-50 có triệu chứng rong kinh, thống kinh, đau khi quan hệ chăn gối, đau vùng chậu mạn… có thể là dấu hiệu của bệnh cơ tuyến tử cung-Adenomyosis – một rối loạn phụ khoa lành tính ở phụ nữ.
Bệnh cơ tuyến tử cung là tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung. Bình thường, biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon sinh dục nữ, tạo ra hiện tượng kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, khi mô tuyến này lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường với triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng dưới theo chu kỳ kinh nguyệt.
Biểu hiện của bệnh cơ tuyến tử cung có thể khác nhau ở mỗi người, từ mức độ nhẹ tới nặng. Có khoảng 1/3 trường hợp là không có triệu chứng nào và chỉ được phát hiện khi đi khám bệnh phụ khoa khác. Nhưng ở những trường hợp còn lại, bệnh cơ tuyến tử cung có thể ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.
Người phụ nữ mắc bệnh cơ tuyến tử cung có thể bị đau nhiều tới rất đau trong thời gian có kinh nguyệt (thống kinh), lượng máu kinh ra nhiều (cường kinh) có lẫn máu cục, kéo dài (rong kinh). Ngoài ra, có thể có cảm giác tăng áp lực lên bàng quang và trực tràng, đau trong khi đi cầu.
Dấu hiệu đau vùng chậu mạn, đau khi giao hợp cũng là những biểu hiện thường gặp. Tử cung to lên nhưng người bệnh có thể chỉ thấy bụng to hơn trước. Các triệu chứng này thường xảy ra khi bệnh nhân quanh độ tuổi 40-50.
Tuy nhiên, những triệu chứng trên thường không chuyên biệt, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như chảy máu tử cung do rối loạn chức năng, do u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung…
Tần suất và độ nặng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ lan tỏa và độ sâu của bệnh cơ tuyến tử cung. Triệu chứng thường biến mất hoặc cải thiện sau khi mãn kinh.
Video đang HOT
Phân biệt bệnh cơ tuyến tử cung (trái) và lạc nội mạc tử cung (phải).
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Chưa chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh cơ tuyến tử cung nhưng có một số giả thuyết: Do sự phát triển bào thai, bệnh cơ tuyến tử cung có thể hình thành từ khi còn là thai nhi; Có thể do nguyên nhân viêm nội mạc tử cung liên quan tới sinh đẻ; Là kết quả của tình trạng xâm lấn trực tiếp của các tế bào nội mạc tử cung từ bề mặt của tử cung đi vào lớp cơ tạo nên thành tử cung.
Những vết cắt vào tử cung được tạo ra trong phẫu thuật, chẳng hạn như trong mổ lấy thai, có thể tạo cơ hội cho các tế bào nội mạc tử cung xâm lấn vào thành của tử cung; Các yếu tố rủi ro gồm: mang thai nhiều lần, tuổi tác, có tiền sử phẫu thuật tử cung, nạo thai, can thiệp buồng tử cung…
Một người phụ nữ không có ý định mang thai hoặc không gặp bất kỳ triệu chứng nào có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, bất kỳ phụ nữ nào nghi ngờ bệnh cơ tuyến tử cung nên gặp bác sĩ để đánh giá.
Mặc dù là bệnh lý lành tính, nhưng những cơn đau và những đợt chảy máu nặng nề do lạc nội mạc trong cơ tử cung gây ra có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.Những cơn đau lặp đi lặp lại có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm, kích thích, lo lắng, tức giận,… Chảy máu nặng, kéo dài khi hành kinh có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính.Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vô sinh cao ở những người bị bệnh cơ tuyến tử cung. Đó là lý do tại sao bệnh cơ tuyến tử cung cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Điều trị
Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau dành cho phụ nữ có mắc bệnh cơ tuyến tử cung.
Dùng thuốc: các thuốc chống viêm, thuốc nội tiết có thể làm giảm các triệu chứng.
Nút mạch tử cung: Giúp dừng việc cung cấp máu đến khu vực bị ảnh hưởng và giảm các triệu chứng. Các triệu chứng có thể tái phát sau 2 năm, điều trị bằng nút mạch có thể được lặp lại hoặc phẫu thuật cắt tử cung.
Phẫu thuật cắt tử cung: Có thể điều trị tận gốc bằng cách cắt tử cung hoặc điều trị bảo tồn (nội soi buồng và nạo niêm mạc tử cung). Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy thuộc vào độ tuổi và mong muốn có thai trong tương lai của bệnh nhân. Cũng có thể cắt tử cung bán phần hay toàn phần tùy thuộc tình trạng của bệnh nhân, mức độ hiện diện của tổn thương, độ sâu của xâm lấn. Sau phẫu thuật, điều trị tiếp tục bằng GnRH agonist cho thấy có hiệu quả làm giảm tái phát triệu chứng thống kinh và cường kinh.
Không cần thiết phải điều trị nếu không có triệu chứng, không có ý định mang thai hoặc đang gần mãn kinh.
Phân biệt bệnh cơ tuyến tử cung với lạc nội mạc tử cung
Bệnh cơ tuyến tử cung (adenomyosis) và lạc nội mạc tử cung (endometriosis) rất giống nhau nhưng có sự khác biệt: Trong bệnh cơ tuyến tử cung, các tế bào nội mạc tử cung phát triển trong cơ tử cung; Trong lạc nội mạc tử cung, những tế bào này phát triển bên ngoài tử cung, đôi khi ở buồng trứng và ống dẫn trứng.
Lạc nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 30 và 40, trong khi nhiều phụ nữ từ 40-50 tuổi có xu hướng phát triển bệnh cơ tuyến tử cung. Có thể một người phụ nữ bị cả lạc nội mạc tử cung và bệnh cơ tuyến tử cung.
Theo BS. Nguyễn Thị Lý/Suckhoedoisong.vn
6 thủ phạm khiến chị em "đau"
Đau khi quan hệ tình dục là tình trạng dễ gặp ở phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây đau và điều này sẽ gây hậu quả xấu: sợ quan hệ, giảm ham muốn tình dục, mất sự thân mật vợ chồng.
Đau đớn là dấu hiệu cho thấy có một vấn đề nào đấy không ổn. Đó cũng chính là lúc bạn cần tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra.
Stress và căng thẳng: Bạn làm việc quá mệt mỏi và căng thẳng sẽ không phải là điều kiện tốt để có quan hệ vợ chồng. Thư giãn là điều rất quan trọng trước khi tiến hành cuộc yêu. Vậy nên trước khi ân ái, hãy thử massage cho nhau để đối phương cảm thấy thư thái hơn khi bắt đầu bước vào cuộc.
Viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục: Một số viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan sinh dục, phổ biến nhất là do nhiễm Chlamydia và nấm sẽ làm cho quan hệ không được thoải mái. Viêm nhiễm có thể tạo ra một vài thay đổi nhỏ tại âm hộ và âm đạo khiến cho chị em bị đau khi quan hệ. Giải pháp cần thiết là phải đi khám bác sĩ để điều trị dứt điểm.
Ảnh minh họa
Cậu nhỏ quá to: Ở một số chị em, kích thước cậu nhỏ là nguyên nhân của những cơn đau khi quan hệ. Ví dụ như cậu nhỏ quá to mà âm đạo thì quá chật. Trong một vài trường hợp, gel bôi trơn có thể giúp giải quyết vấn đề. Nhưng trong trường hợp dương vật chạm phải cổ tử cung hoặc khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi quan hệ, khi ấy bạn nên thay đổi tư thế.
Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng này xảy ra khi một số nội mạc tử cung xuất hiện lạc chỗ ở một nơi khác, xuất hiện ở 7% phụ nữ. Căn bệnh này gây đau khi quan hệ, đến một mức mà không thể chịu đựng nổi.
Khô âm đạo và thay đổi ở tuổi mãn kinh: Trong thực tế, có nhiều cặp đôi không đủ trơn để vui vẻ khi gần gũi. Và đây có thể là dấu hiệu chị em bị khô âm đạo. Không chỉ có sự thiếu hụt tính bôi trơn mà có rất nhiều sự thay đổi của môi trường âm đạo khi một người phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Âm đạo tiết ít chất nhờn hơn và trở nên nhạy cảm hơn. Đó là một lý do khiến ở tuổi mãn kinh khi quan hệ hay gặp nhiều đau đớn.
Khối u: Các khối u trong tử cung, cổ tử cung và buồng trứng càng phát triển kích cỡ càng dễ gây đau khi quan hệ tình dục, nhất là khi chúng gây chèn ép tới tử cung và các cơ quan lân cận thì giao hợp sẽ càng đau và mệt mỏi.
Theo Lê Thục Anh/Suckhoedoisong.vn
Rong kinh kéo dài 20 ngày, đi khám phát hiện u xơ tử cung Chị H. cảm thấy khó chịu, kỳ kinh bỗng nhiên kéo dài tới hơn 20 ngày thay vì chỉ 3,4 ngày như trước đây, lượng kinh ra nhiều, đỏ lẫn cục. Khi đi khám các bác sĩ chẩn đoán chị mắc u xơ tử cung kèm quá sản niêm mạc tử cung. Ngày 19/12/2017, được sự hỗ trợ từ chuyên gia PGS.TS Vũ...