Coi chừng chết sớm vì ham ăn ’siêu cay, siêu khổng lồ’
Việc chạy theo phong trào thử thách ăn “siêu cay, siêu khổng lồ” mang lại nhiều nguy cơ cho đường tiêu hóa của chúng ta
Trong thời gian gần đây trên Youtube luôn nở rộ phong trào ăn đồ ăn “siêu cay, siêu khổng lồ”, thậm chí là đặt ra thách đố ăn hết mâm đồ ăn siêu cay, siêu khủng đó. Những video này luôn thu hút được hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu lướt theo dõi từ người sử dụng Youtube. Thậm chí nở rộ phong trào quay video về thử thách ăn uống này.
Bác sĩ CKII Trần Thị Minh Nguyệt- chuyên gia dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Nutifood cho hay trào lưu ăn siêu cay, siêu khổng lồ có gây tác hại hay không thì tùy thuộc vào khả năng thích nghi và sức khỏe của người dùng.
Theo đó, Bác sĩ Nguyệt cho biết nếu nếu cơ thể chúng ta thích nghi với vị cay tốt thì ăn cay giúp tăng cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên nếu cố gắng ăn theo thách thức thì như ăn “siêu cay” với số lượng “khổng lồ”, và thường xuyên ăn thì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Phong trào thử thách ăn đồ ăn siêu cay, siêu khổng lồ đang nở rộ. Ảnh: Nguyên Hà
Video đang HOT
“Với trào lưu ăn cay quá mức với số lượng lớn và thường xuyên tiêu thụ thì sẽ gây hại cho sức khỏe như tổn thương tại đường tiêu hóa. Cụ thể gây nóng phỏng miệng, lưỡi, viêm loét dạ dày, tá tràng… đặc biệt là những người có tiền sử các bệnh lý dạ dày, ruột cần cẩn trọng”, bác sĩ Nguyệt đưa ra cảnh báo
Cũng theo vị chuyên gia dinh dưỡng này việc chạy theo trào lưu lấy việc ăn uống để thách đố nhau sẽ để lại nhiều hệ lụy cho cơ thể. Bác sĩ bày tỏ: “Ăn gì cũng phải nghe ngóng cơ thể mình, không nên lấy việc ăn uống thách đố có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe”.
Theo bác sĩ Nguyệt, trào lưu ăn cay quá mức với số lượng lớn và thường xuyên tiêu thụ thì sẽ gây hại cho sức khỏe như tổn thương tại đường tiêu hóa. Ảnh: Nguyên Hà
Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn ớt mà cụ thể là ớt bột cũng được bác sĩ Nguyệt lưu ý. Bởi việc sử dụng các loại ớt bột không rõ nguồn gốc, không được bảo quản đúng cách, bị nấm mốc thì còn tăng thêm tác hại do thực phẩm không an toàn nữa.
“Việc làm các phần ăn “siêu khổng lồ” nếu dành cho nhiều người ăn cùng lúc thì không có gì để nói còn nếu một người mà cố ăn với lượng lớn như vậy thì chắc chắn là không nên vì cơ thể không thể tiếp nhận nhiều thực phẩm cùng lúc như vậy”, bác sĩ Minh Nguyệt thông tin thêm.
Có thể nói, việc người tiêu dùng ăn uống điều độ, đủ bữa, ăn vừa đủ no, ăn đa dạng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn là tốt nhất. Bởi nó giúp cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tật cho hiện tại và tương lai.
NGUYÊN HÀ
Theo PLO
Tắc đường có thể gây mất trí nhớ và trầm cảm
Theo các nhà khoa học Anh, ùn tắc giao thông trong các siêu đô thị gây ra các bệnh về thần kinh, đường tiêu hóa, tim và phổi, cũng như góp phần làm suy giảm trí nhớ và phát triển trầm cảm. Do đó, để bảo vệ lái xe và hành khách, xe phải được trang bị bộ lọc than hoạt tính, hoạt động theo nguyên tắc mặt nạ phòng độc.
Tắc đường không còn là chuyện lạ ở các siêu đô thị - Ảnh: RIAnovosti
Theo surrey.ac.uk , hiện tình trạng tắc nghẽn ở các thành phố lớn xảy ra như cơm bữa. Các nhà khoa học ở Đại học Surrey, Anh, đã phát hiện thấy tình trạng đó có nguy cơ gây các bệnh về thần kinh, đường tiêu hóa, tim và phổi, làm suy giảm trí nhớ và có thể dẫn đến trầm cảm. Để cải thiện tình hình, các lái xe nên trang bị cho xe bộ lọc than hoạt tính, hoạt động theo nguyên tắc mặt nạ phòng độc.
Mối nguy hiểm chính là khí thải, tích tụ rất nhiều trong những đoạn đường bị tắc nghẽn, đặc biệt là nếu có nhiều xe tải lưu thông. Khi một chiếc xe bị kẹt trong một vụ tắc đường, mức độ các chất có hại bên trong xe tăng 40%. Nhưng lái xe và hành khách không nên mở cửa sổ vì các biến thể carbon monoxide và carbon monoxide, sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon, trong không khí làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Điều này dẫn đến sự giảm chú ý và thiếu oxy tạm thời.
Các mối nguy hiểm khác là các oxit và nitơ dioxide. Khi tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi và phế quản, axit nitric và axit nitơ được hình thành khi thở gây cảm giác đau nhói và ngứa mắt. Tiếp xúc kéo dài có thể phát triển viêm phế quản mạn tính, viêm niêm mạc đường tiêu hóa, các bệnh về tim, rối loạn thần kinh và trầm cảm. Ngoài ra, trong khí thải là các chất gây ung thư như parafin, naphthenic và các hydrocarbon thơm.
Trong khi tình hình đường sá chưa được cải thiện, các lái xe nên trang bị cho xe bộ lọc than hoạt tính, hoạt động theo nguyên tắc mặt nạ phòng độc.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Bệnh tay chân miệng: Trẻ bị lây truyền qua đường nào và khi nào thì trẻ bị tay chân miệng hết lây cho người khác? Con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là thông qua đường hô hấp (như hắt hơi, giao tiếp, ho) khiến virus dễ dàng truyền từ người này sang người khác. Thấy con nổi một vài nốt ở bàn tay và bàn chân, chị nghĩ rằng con bị ngứa thông thường nên chị H. Thanh (Hoàng Mai, Hà Nội)...