Coi chừng bệnh nấm móng mùa hè
Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nhưng nấm móng lại gây mất thẩm mỹ đáng kể cho bàn tay, bàn chân của chị em, chưa kể đến những triệu chứng khó chịu khác.
Vì vậy, chắc hẳn bạn cũng muốn chữa nấm móng càng sớm càng tốt.
Nấm móng là gì?
Đây là một căn bệnh hết sức phổ biến, nó được hình thành bởi sự tấn công của các vi sinh vật có tên là Tinea Unguium. Chúng làm ổ và gây viêm nhiễm móng tay, chân. Vì loại sinh vật này thích môi trường tối và ẩm nên móng chân có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn móng tay tới 6-7 lần, đó là vì chúng ta thường mang giày bít hoặc đi tất.
Một khi đã bị nấm móng, vùng da dưới móng và xung quanh có các triệu chứng như đỏ, rát, sưng tấy và ngứa nhiều, thậm chí có thể bị chảy máu. Dần dần, móng bắt đầu hình thành các lớp tế bào sừng dầy và xấu xí, có màu vàng xanh, vàng nâu hoặc các đốm sậm màu và bong tróc.
Nó có thể lây không?
Video đang HOT
Có. Một thực tế mà bạn cần biết là môi trường không khí luôn có độ ẩm nhất định nên loại vi sinh vật này có thể tồn tại ở nhiều nơi và lây lan từ người này sang người khác. Đặc biệt là vào mùa hè, với khí hậu nóng ẩm, các bệnh như nấm móng càng dễ phát tán. Bạn có thể mắc bệnh do vệ sinh giày, tất không kỹ, hoặc đi chân trần vào nhà tắm dành cho nhiều người, dùng chung kềm cắt móng…
Hãy nhớ giữ tay chân thật khô ráo để tránh tạo môi trường thuận lợi
cho nấm phát triển. (Ảnh minh họa)
Làm cách nào để loại bỏ chúng?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy ghi nhớ những điều sau:
- Hãy nhớ giữ tay chân thật khô ráo để tránh tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
- Giữ móng mọc thẳng, làm vệ sinh khoé móng, không để móng mọc ngược vào thịt.
- Nếu móng quá cứng, bạn có thể ngâm chân hoặc tay vào nước ấm pha một ít muối
- Cẩn thận với các bộ móng giả cũng như dùng chung kiềm cắt móng tay móng chân.
- Nếu bạn bị nấm nhẹ, có thể mua thuốc bôi ngoài móng ở các tiệm thuốc tây, nếu nghiêm trọng hơn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Các loại kem có thể dùng bao gồm: Lotrimin, Monistat, Nizoral, Tinactin, and Lamisil.
Theo PNO
Nhiễm nấm vì ngoáy tai nhiều
Những người thường hay đi cắt tóc, gội đầu, ngoáy tai không may bị xây xước, tổn thương, chảy máu sẽ có nguy cơ viêm ống tai ngoài do nhiễm nấm.
Bệnh viêm ống tai ngoài do bị nhiễm nấm (otomycosis) có thể tiến triển mạn tính hoặc bán cấp tính và thường đi theo sau viêm tai do nhiễm khuẩn; nó cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương. Bệnh phổ biến ở khắp mọi nơi, nhất là những vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Nấm gây bệnh viêm ống tai ngoài gồm một số loài nấm sợi và nấm men như Aspergillus, Mucor, Penicillium, Rhizopus, Candida... Các loài nấm này thường sống hoại sinh ở trong đất.
Tổn thương do nấm gây nên thường ở ống tai ngoài hoặc vành tai. Trong thời gian đầu, người bệnh không để ý vì chưa có biểu hiện gì đặc biệt; chỉ bị hơi viêm và hơi khó chịu. Sau đó, bệnh trở nên mạn tính, tổn thương dần dần lan rộng, chất mủ có thể xuất hiện do nhiễm khuẩn thứ phát; có một số vảy, mảnh vụn hình thành ở trong ống tai ngoài và vành tai. Người bệnh có triệu chứng cơ năng rất ngứa, cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Chẩn đoán bệnh viêm ống tai ngoài do nhiễm nấm thường dùng phương pháp soi trực tiếp bằng cách cạo vảy da ở ống tai ngoài, vành tai cho vào dung dịch KOH 20% để xét nghiệm dưới kính hiển vi phát hiện sợi nấm hay tế bào nấm men. Cũng có thể sử dụng phương pháp nuôi cấy bằng cách dùng vảy da ở tai và cấy vào môi trường Sabouraud ở nhiệt độ 28oC, để trong thời gian từ 1 đến 2 tuần sẽ thấy nấm mọc. Kiểm tra đại thể và vi thể để xác định nấm.
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm ống tai ngoài do nhiễm nấm là trước khi bôi thuốc cần dùng bông cồn hay bông tẩm dung dịch Barrow làm sạch ống tai, vành tai. Sau đó bôi thuốc chống nấm tại chỗ như nizoral, fungal, Whitfield. Có thể kết hợp điều trị với thuốc chống nấm ketoconazol hay itraconazol uống.
Theo Dân Trí
Nhiễm nấm và viêm âm đạo (Phần cuối) Gần như tất cả phụ nữ đều bị viêm âm đạo, tức là nhiễm trùng âm đạo hay âm hộ, tại một số thời điểm trong cuộc sống. Đôi khi nó do một loại nấm gây ra nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm nấm và viêm âm đạo là một trong những lý do phổ biến khiến...