Cỏ xước lưu thông huyết
Cây cỏ xước còn gọi là ngưu tất nam, thành phần trong cỏ xước chủ yếu là nước protide, glucide, xơ, tro… chứa acide oleanolic. Hạt có chứa hentriacontane và saponin…
Theo Đông y, cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình (có tài liệu nói tính mát), tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viên tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
Liều dùng trung bình mỗi ngày cho dạng thuốc sắc là 3 – 9g.
Chữa chứng sổ mũi, sốt: Cỏ xước 30g, đơn buốt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
Chữa quai bị: Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong; còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.
Chống co giật (kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu): rễ cỏ xước 40 – 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.
Chữa viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bang quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi): Cỏ xước 15g, cỏ tháp bút 15g, mộc thông 15g, mã đề (hay hạt lá bông) 15g, sinh địa 15g, rễ cỏ tranh 15g, sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g, chia ba lần.
Chữa trị viêm cầu thận (phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bang quang, đái ra máu): Rễ cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 15g, mã đề 15g, mộc thông 15g, huyết dụ 15g, lá móng tay 15g, huyền sâm 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Chữa các chứng bốc hỏa (nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón): Rễ cỏ xước 30g, hạt muồng sao 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần; thuốc có công hiệu an thần.
Video đang HOT
Chữa thấp khớp đang sưng: rễ cỏ xước 16g, nhọ nồi 16g, hy thiêm thảo 16g, phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, sao vàng sắc lấy ba lần nước thuốc, sau trộn chung cô sắc đặc chia 3 lần uống. Ngày uống 1 thang trong 7 – 10 ngày liền. Hoặc cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, quả ké đầu ngựa 12g, sắc lấy nước thuốc đặc uống trong ngày.
Viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 ngày.
Chữa bệnh gút: Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, tất cả thái mỏng sao vàng, rồi sắc lấy nước đặc chia ba lần uống trong ngày. Ngày dùng 1 thang, trong 7 – 10 ngày liền.
Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai (gai lá làm bánh) 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày. Không dùng cho người có thai.
Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.
Chữa trị mỡ máu cao (kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt): Cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ chiêu với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 – 30 ngày.
BS. Hoàng Xuân Đại
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Biện pháp khắc phục chứng chảy nước mũi do cảm cúm
Không gì khó chịu hơn mỗi khi bạn bị cảm lạnh hay cảm cúm thì chúng thường kèm theo các triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi. Làm sao để khắc phục đây?
Nếu bạn bị chảy nước mũi liên tục trong vài tuần, bạn cần gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Trong thời gian chưa tới được bác sĩ, bạn có thể áp dụng những cách khác nhau sau để ngăn chặn chứng chảy nước mũi tạm thời:
Sử dụng kháng histamin
Thuốc chứa histamin ngăn ngừa chứng chảy nước mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn một loại thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ nếu bạn thấy cần phải uống thuốc vào ban ngày.
Dùng thuốc trị cảm lạnh
Hãy hỏi ý kiến bác sỹ và mua thuốc trị cảm lạnh nếu chảy nước mũi do cảm lạnh hoặc vi rút. Thuốc sẽ làm khô chất nhờn, loại bỏ chứng chảy nước mũi của bạn. Bạn cũng nên thực hiện theo đúng hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc xịt mũi
Hãy xịt thuốc vào mũi nếu bạn quá nghẹt thở vì nước mũi chảy nhiều. Khi bạn bị chảy nước mũi, các mô bên trong mũi sẽ bị sưng lên. Khi ấy, thuốc xịt mũi sẽ giúp giảm sưng và cải thiện tình trạng khó chịu của bạn.
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc xịt mũi một vài ngày. Nếu sử dụng lâu hơn hoặc lạm dụng thuốc sẽ có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
Làm ẩm không khí
Hãy làm việc hoặc ngủ với một máy làm ẩm không khí trong phòng để cảm thấy dễ chịu hơn. Không khí khô sẽ làm bạn đau mũi, không khí ẩm giúp chất nhờn giảm dần.
Xông mũi bằng nước muối
Hòa tan 1 muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm trong một cái bát. Nghiêng đầu và hít một vài giọt nước muối vào mũi của bạn.
Khi bạn hít thở sâu, các dung dịch nước muối sẽ chảy vào mũi. Lặp lại quá trình này nhiều lần để hoàn toàn làm sạch mũi. Bạn cũng có thể sử dụng xịt muối biển để làm sạch hốc mũi.
Ngậm gừng
Nhai một lát mỏng gừng tươi. Vị cay nóng của gừng sẽ giúp tăng lưu thông đường thở và giảm chất nhầy ở mũi. Nhai gừng 3-4 lần một ngày để chặn đứng chứng chảy nước mũi của bạn.
An Khánh (Theo Ehow)
"Chặn" cảm lạnh ngay từ phút đầu tiên Cảm giác ngưa ngứa trong cổ họng, đầu váng vất, đau mình mẩy... đó là biểu hiện của 1 đợt cảm lạnh bắt đầu. Dưới đây là những cách giúp ngăn cảm lạnh trước khi nó thực sự phác tác và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn vào ngày hôm sau. Ngay khi bắt đầu thấy các triệu chứng Uống nước hoặc...