Có xe buýt nhanh, Hà Nội có hết “xấu xí”?
Không ít người bức xúc vì đường đã chật hẹp còn phải dành riêng làn cho xe buýt nhanh.
Nạn móc túi vẫn hoành hành trên xe buýt (Ảnh: Internet)
Từ nhiều năm nay, xe buýt đã trở thành nỗi khiếp đảm của nhiều người với huyền thoại tài xế phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn nghiêm trọng, phụ xe xấc xược với hành khách, xe xả khói đen mù mịt bủa vây người đi đường và đặc biệt là nạn trộm cắp, móc túi xảy ra thường xuyên như cơm bữa.
Bởi vậy, không ít người cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí có những phản ứng mạnh mẽ trước việc Hà Nội đầu tư 49 triệu USD (bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng) vào tuyến buýt nhanh dài 14 km (Kim Mã – Yên Nghĩa) và sẽ khai thác tuyến buýt này vào đầu năm 2015 tới.
Đây là tuyến buýt nhanh, chạy 3-5 phút một lượt, công suất vận chuyển 90 khách, có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km một giờ, dừng đón khách ở dải phân cách giữa đường, tự động soát vé.
Thay vì dừng đón khách ở các điểm đỗ trên vỉa hè như hiện nay, xe buýt nhanh sẽ đón khách ở dải phân cách giữa đường. Vị trí nhà chờ sẽ ở gần ngã tư nên hành khách đi theo vạch sơn kẻ đường tại các nút giao thông để tiếp cận xe buýt. Hành khách sẽ sử dụng vé từ, được tự động soát vé trước khi vào nhà chờ.
Trước thông tin này, anh Lê Quang Trung (24 tuổi, Đại học Công nghiệp Hà Nội) bày tỏ lo ngại: “Liệu có hiệu quả không khi phương tiện quá khổ như vậy? Lỡ tắc đường thì chúng sẽ chôn chân các phương tiện khác. Chưa kể buýt nhanh gì mà tốc độ lại chỉ 22 km/h?”.
Trong khi đó, chị Vũ Cẩm Lệ (29 tuổi, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đặt câu hỏi: “ Sao lại cắt bớt không gian hiện tại để dành làn đường cho xe buýt nhanh trong khi nguyên tắc của giải quyết ùn tắc là tăng diện tích giao thông (giao thông ngầm, cầu vượt trên cao)?
Như các nước phương Tây thì vấn đề giao thông vẫn là cơ sở hạ tầng chứ không phải là phương tiện giao thông công cộng. Xe to, chạy liên tục sẽ gây ra tắc đường nhiều hơn”.
Ngay cả những người ủng hộ dự án này cũng rất lo lắng trước việc xe đón khách “giữa đường”.
Ông Bùi Hiệp (45 tuổi, làng Nha, Long Biên, Hà Nội) nói: “Đường đi cho các phương tiện cơ giới mà lại dành cho người đi bộ ngang dọc qua đường để lên xe buýt như vậy thì… tha hồ tai nạn. Giao thông Hà Nội chưa đủ hỗn loạn hay sao?”.
Video đang HOT
Nhiều người khác tỏ ra bi quan hơn khi có cùng nhận định: “Chỉ phân biệt buýt nhanh với buýt thường ở tốc độ và tiện nghi thôi, còn “hình ảnh xấu xí” thì dù ở buýt nhanh hay buýt chậm vẫn thế”.
Đó là những lý do chính khiến họ khăng khăng khẳng định sẽ không từ bỏ phương tiện cá nhân hiện tại để chuyển sang đi xe buýt cho dù là buýt nhanh, hiện đại, tiện nghi hơn trước.
Khi đưa xe buýt nhanh vào hoạt động, liệu có giảm được tắc nghẽn giao thông?
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói: “Theo tôi, với mật độ giao thông lớn, thường xuyên gây ùn tắc như hiện nay mà cho nhiều xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn vào hoạt động thì đường sẽ không thông thoáng và chưa thể lưu thông được ngay. Nếu không có tuyến đường riêng cho chúng thì chắc chắn sẽ gây ùn tắc hơn.
Ban đầu, chúng ta nên chạy thử như thế. Sau khi chạy thử, nếu thấy đường vẫn thông thoáng thì mới tiếp tục nâng số lượng xe lên”.
Giới chức nói gì?
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, hiện nay xe buýt phải lưu thông hỗn hợp với nhiều phương tiện nên tốc độ rất chậm và còn bị coi là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Để phát triển vận tải khách công cộng, giảm dần xe cá nhân, nhất là trong thời điểm chưa có tàu điện nên Hà Nội triển khai tuyến xe buýt nhanh chạy trên đường riêng.
“Khi xe buýt nhanh vận hành, dư luận sẽ phản ứng vì lòng đường cho xe cá nhân bị hạn chế. Song chúng tôi cho rằng khi xe buýt chạy nhanh, đúng giờ thì phương tiện cá nhân trên tuyến sẽ giảm. Chúng ta cần xác định ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng cho tương lai nên việc lòng đường bị thu hẹp là cần thiết”, ông Linh nói.
Về tốc độ bình quân của xe buýt nhanh chỉ 22km/h, lãnh đạo Sở Giao thông cho rằng, hiện nay xe buýt thường chạy với tốc độ bình quân dưới 15 km/h, chưa kể những lúc tắc đường.
“Xe buýt nhanh sẽ chạy tới 50 km/h trên đường riêng, song cũng có lúc chỉ chạy 10 km/h tại các nút giao. Để di chuyển 5-6 km người dân chỉ mất vài phút, đó sẽ là lợi thế hơn xe buýt thông thường”, ông Linh bày tỏ.
Còn theo Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội – đại diện chủ đầu tư, trên tuyến này sẽ có 2,5 km xe buýt nhanh phải chạy trên làn đường hỗn hợp tại Giảng Võ và Ba La, song đều là đường một chiều nên không lo ngại nguy cơ ùn tắc giao thông.
Trao đổi với PV, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho biết, tình trạng trộm cắp, lộn xộn ở những trạm và trên xe buýt hiện nay sẽ không “có đất” hoạt động ở xe buýt nhanh. Xe buýt nhanh Kim Mã – Yên Nghĩa cũng sẽ được sử dụng nhiên liệu sạch, do vậy không xả ra khói đen như xe buýt hiện nay.
Điểm khác biệt của tuyến xe buýt nhanh so với những xe buýt hiện hành là nhà chờ cho hành khách được xây dựng ở dải phân cách giữa làn đường (cửa xe buýt sẽ mở ở bên trái, người đi bộ phải đi từ vỉa hè sang nhà chờ bằng cầu vượt hoặc dùng đèn tín hiệu).
Để đảm bảo tốc độ (khoảng 3 đến 5 phút mỗi chuyến), Hà Nội quyết định làm làn đường riêng (trừ đoạn Nguyễn Thái Học – Cát Linh do đường hẹp) rộng hơn 3m cho xe buýt nhanh hoạt động.
Theo xahoi
Kiếm miếng ăn trước miệng... 'tử thần'
Mỗi khi xe ben, container, tải hạng nặng và xe khách đường dài chạy chậm do kẹt xe hay đèn đỏ là đội quân bán hàng rong lao ra bám theo để bán sách báo...
"Đội quân" bán hàng rong luồn lách giữa các hàng xe tải, container trên QL 1A đoạn qua TP.HCM.
Những pha lao ra trước đầu xe của họ khiến nhiều người chứng kiến phải thót tim. Khi đoàn xe khách, tải bắt đầu chạy chậm là những người bán dạo 2 tay cầm bịch hàng lách qua các làn xe, chặn đầu xe, đôi khi leo nhanh lên cabin để mời chào tài xế mua đồ.
Quan sát khu vực ngã tư trên QL 1A đoạn qua P.Linh Trung (Q.Thủ Đức, TP.HCM) chúng tôi thấy có 6 người trong "đội quân" này. Trên tay của họ là cà phê, nước mía, bò húc, nước khoáng, đậu phụng luộc, sách báo, rồi luồn lách qua các xe lớn nhỏ, bất chấp nguy cơ tai nạn luôn chờ sẵn. Đôi khi mắt họ nhìn về cabin lái xe để mời chào, nhưng chân lại thản nhiên di chuyển để tránh xe khác. Có tài xế phải phanh gấp, bị phen hú hồn khi một người đứng giữa 2 làn xe làm rơi chai nước, cúi xuống nhặt vội mà không quan sát.
Đùa với tính mạng khi vô tư đứng giữa 2 làn xe đang chạy rất nhanh. Họ đứng đó cho đến khi nào xe chạy chậm thì nhảy lên cabin để bán hàng cho tài xế.
Chị Nga (quê Tiền Giang), người có kinh nghiệm bán hàng kiểu này, cho biết: " Nghèo nên làm tạm cái nghề bán mạng này. Lúc đầu thấy... ớn lắm, hoa cả mắt vì phải tập trung vừa bán đồ vừa luồn lách, tránh xe. Những lúc tắc đường, đèn đỏ thì xe tải chạy chậm nếu lỡ xảy ra chuyện gì có thể tránh kịp, sợ nhất là xe máy đi vào đường dành cho ô tô. Các tài xế xe máy này thường vội công việc gì đó, có uống rượi bia nên chạy bạt mạng, không để ý là bị tông liền. Thỉnh thoảng có người gặp tai nạn như xe đụng phải, leo cabin không kịp xuống tài xế đóng cửa bị kẹt tay...". "Suốt ngày nghe tiếng xe điếc cả tai, lại còn nắng nóng, khói bụi. Mặc dù biết nguy hiểm, độc hại nhưng vì miếng ăn nên cũng phải liều thôi", chị Nga chia sẻ thêm.
Các lái xe thường xuyên chạy tuyến QL1A qua địa bàn TP.HCM đều nắm rõ những đoạn đường nào xuất hiện đội quân bán hàng dạo. Mỗi khi chạy chậm để dừng đèn đỏ, hay chuẩn bị qua đèn xanh, ngoài quan sát xe trước xe sau, cánh tài xế còn tập trung để ý những người bán dạo xuất hiện bất thình lình trước đầu xe.
Cánh tài xế rất ngán khi bất lình lình đội quân này nhảy ra chặn đầu xe hay leo lên cabin.
Anh Tiến (quê Phú Yên), lái xe container dừng đèn đỏ đoạn P.Thạnh Xuân, Q.12, cảnh báo: "Xe tôi lái có cabin rất cao, nếu không quan sát thì dễ tông vào những người này khi họ đứng sát. Nhiều khi những người bán dạo và mấy tài xế xe máy luồn qua trước đầu xe, chúng tôi phải chú ý để phanh gấp, nếu không may đạp nhầm ga thì coi như họ khó giữ được tính mạng".
Không chỉ cánh lái xe mới bị nhiều cú thót tim mà nhiều người đi đường và người dân sống xung quanh cũng có nhiều phen hoảng hồn với những người đùa với "tử thần" này.
Cô Tâm, bán nước trên QL 1A, đoạn qua P.Thạnh Xuân, Q.12, tặc lưỡi: "Gần một năm nay, ở ngã tư này có 2 vợ chồng và mấy người con thường xuyên bán nước mía, cà phê từ sáng đến chiều. Họ quá coi thường tính mạng, khi lao lên trước đầu xe, khi mất hút trong hàng xe container to đùng. Không biết họ hết nghề để làm, hay khó xin vào được nhà máy ở khu công nghiệp mà lại làm cái nghề dễ mất mạng như chơi này".
Theo cô Tâm, gia đình này quê Sóc Trăng, người chồng ngoài 50 tuổi, vợ 48 tuổi cùng 3 người con. Họ thuê trọ ở Gò Dưa (Bình Dương), sáng bắt xe buýt lên đoạn P.Thạnh Xuân, Q.12 để bán. Cách đây không lâu người vợ suýt bị tai nạn khi chiếc xe tải vượt lên, nhưng may tránh kịp, chiếc xe chỉ khẽ chạm vào người.
Nhiều người cho biết vì nghèo quá nên mới kiếm ăn trước miệng "tử thần" thế này.
Theo 24h
Nghiêm khắc trừng trị các "hung thần" Đã 4 ngày trôi qua kể từ sau vụ TNGT nghiêm trọng cướp đi sinh mệnh của 2 nữ sinh Hải Phòng, kẻ gây nên cái chết của 2 em đã bị bắt nhưng nỗi đau vẫn còn đó và cả những nỗi lo lắng của người dân khi phải chứng kiến cảnh những chiếc xe container rầm rầm lao trên đường phố...