Co-working Space có đang “làm mưa làm gió” trên thị trường BĐS?
Theo Savills, co-working sẽ được tích hợp thêm vào các loại hình BĐS khác như mặt bằng bán lẻ và khách sạn do loại hình này đem đến không khí sôi động nhất định.
Thực tế, sự nở rộ của nền kinh tế chia sẻ đã làm thay đổi sự vận hành của nhiều mô hình kinh doanh trên toàn cầu, tạo ra mô hình không gian làm việc chung trong hầu hết các lĩnh vực.
Nguồn cung co- working space đang ra sao trên thị trường BĐS?
Theo Savills,hiện nay, sự kết hợp giữa mục đích sử dụng dân dụng và thương mại nhằm ưu tiên lợi ích người dùng như mô hình không gian làm việc chung (co-working space), văn phòng khách sạn (officetel), căn hộ khách sạn (condotel), kho vận bán lẻ, giao thông giải trí đang ngày càng trở nên phố biến không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam.
Tại thị trường Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội và Tp.HCM, được ghi nhận đang đón tiếp xu hướng này khá nhanh chóng, điển hình là phân khúc co-working với sự phát triển bùng nổ về số lượng, chất lượng cũng như quy mô bởi sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thời gian gần đây.
Đối tượng sử dụng chính của co-working space thường là các những công ty khởi nghiệp (start-ups), công ty mới được thành lập và các lao động tự do. Tại Việt Nam, đối tượng sử dụng dịch vụ này còn được mở rộng tới những công ty vừa và nhỏ, bao gồm cả công ty trong nước và nước ngoài, thậm chí là những tập đoàn lớn trên thế giới.
“Mô hình co-working cho phép họ có quyền lựa chọn làm việc độc lập trong không gian riêng hoặc trò chuyện, trao đổi và chia sẻ ý tưởng với những người đồng quan điểm. Nhiều người tin rằng môi trường như vậy tạo điều kiện để bản thân người lao động phát triển và làm việc hiệu quả hơn, vì vậy mà co- working đang ngày càng được ưa chuộng”, đại diện Savills cho hay.
Video đang HOT
So với văn phòng truyền thống, điểm nổi bật của mô hình co-working là chi phí. Thay vì phải đóng một khoản tiền thuê lớn với hợp đồng dài hạn từ 3-5 năm thì người thuê tùy theo yêu cầu có thể linh hoạt lựa chọn các gói thanh toán với thời gian và diện tích khác nhau. Trong thị trường nhiều biến động như hiện nay thì đây là giải pháp giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, đặc biệt là các công ty có quy mô vừa và nhỏ bởi họ không cần tốn kém quá nhiều chi phí đầu tư vào việc vận hành mặt bằng văn phòng truyền thống.
Ngoài việc đảm bảo đầy đủ chức năng của một văn phòng thông thường và tính linh hoạt trong chi phí, các nhà đầu tư co-working tại Việt Nam còn chú trọng cung cấp trải nghiệm bằng cách nâng cao dịch vụ bổ trợ cho khách hàng với việc bao gồm các tiện ích điện, nước, phí gửi xe và internet. Một vài nơi còn cung cấp miễn phí tiện ích ăn uống nhẹ và thậm chí là cả chỗ ngủ cho người sử dụng. Các sự kiện kinh doanh, văn hóa và nghệ thuật cũng được liên tục tổ chức để tạo ra tính cộng đồng, mở ra cơ hội giao lưu, kết nối và học hỏi kinh nghiệm cho các đơn vị.
Tiếp tục là xu hướng của thị trường
Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước có 64.531 doanh nghiệp thành lập mới, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng 5,3% so với cùng kỳ 2017. Vậy nên, mô hình này chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển, tuân theo các chu kỳ kinh tế và biến đổi để phù hợp với những thay đổi trong cách làm việc của thế hệ doanh nghiệp và lao động mới.
Theo Savills, trong tương lai, co-working sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn với các dịch vụ bổ trợ hấp dẫn hơn. Ngày một nhiều dịch vụ như khu ăn uống, chăm sóc sức khỏe, phòng gym sẽ được tích hợp nhằm tạo sự cân bằng giữa công việc và đời sống cho người lao động. Công nghệ cũng có thể được áp dụng, đơn cử như hỗ trợ việc đặt phòng họp từ xa hoặc giữ chỗ tại bất cứ địa điểm nào trong chuỗi co-working trên toàn cầu. Ứng dụng công nghệ sẽ tạo ra cơ chế tự động trong quản lý cũng như vận hành, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục, đem tới cho khách hàng trải nghiệm mượt mà, thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn.
Ngoài ra, tính sáng tạo, độc đáo và chuyên biệt cũng là yếu tố quan trọng để thu hút người sử dụng. Mỗi mô hình co-working cũng cần tạo ra biến tấu trong thiết kế để có thể tạo ra các môi trường làm việc khác biệt để nuôi dưỡng hứng thú và hiệu suất công việc cho khách hàng. Các đơn vị kinh doanh có thể nghĩ tới lựa chọn cung cấp thêm dịch vụ hỗ trợ thiết kế nội khu theo yêu cầu cho những khách hàng mà môi trường làm việc đòi hỏi tính sáng tạo cao như các công ty công nghệ hay thiết kế.
Theo dự báo của Savills, đây cũng là loại hình thu hút các NĐT tham gia và đảm bảo được giá trị gia tăng. Tuy nhiên, loại hình này đòi hỏi thị trường BĐS thông qua và áp dụng không gian mới này để quản lý và phản ứng với những thay đổi trong tương lai không xa.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
IMF: Các ngân hàng trung ương nên xem xét phát hành tiền kỹ thuật số?
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, các ngân hàng trung ương nên xem xét phát hành tiền kỹ thuật số vì tiền giấy đang phải đối mặt với một "bước ngoặt lịch sử".
Tiền kỹ thuật số có thể dưới dạng một token do nhà nước cấp hoặc thông qua tài khoản được giữ trực tiếp tại ngân hàng trung ương. Nguồn: Internet
Trong một bài phát biểu tại Fintech Singapore Festival hôm thứ Tư, bà Lagarde nhấn mạnh đến bản chất thay đổi của tiền khi nhu cầu tiền mặt vật chất đang giảm trên toàn thế giới. Bà cho biết, các ngân hàng trung ương có vai trò cung cấp tiền cho nền kinh tế kỹ thuật số.
Bà Lagarde nói thêm: "Tôi tin rằng chúng ta nên xem xét khả năng phát hành tiền tệ kỹ thuật số".
Bà Lagarde cho rằng, một loại tiền tệ kỹ thuật số được ngân hàng trung ương hỗ trợ có thể giúp thúc đẩy sự tiếp cận tài chính, bảo mật và quyền riêng tư trong các khoản thanh toán như là một thay thế chi phí thấp và hiệu quả cho tiền giấy. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo về rủi ro đối với sự ổn định và đổi mới tài chính.
"Thông điệp của tôi là trong trường hợp mà tiền kỹ thuật số không phổ biến, chúng tôi vẫn nên nghiên cứu thêm một cách nghiêm túc, cẩn thận và sáng tạo", bà Lagarde nói.
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang cân nhắc sự tăng lên của các khoản thanh toán không dùng tiền mặt ảnh hưởng như thế nào đến vai trò truyền thống của tiền giấy và việc quản lý nguồn cung tiền.
Bà Lagarde chỉ ra rằng, các ngân hàng trung ương ở Trung Quốc, Canada, Thụy Điển và Uruguay đang "sẵn sàng thay đổi và có suy nghĩ mới" về cách họ có thể cung cấp tiền kỹ thuật số cho công chúng.
Ví dụ, ngân hàng trung ương của Thụy Điển, Riksbank, đang lên kế hoạch thử nghiệm một phiên bản tiền tệ kỹ thuật số gọi là e-krona vào năm 2019. Thụy Điển được coi là một trong những xã hội ít dùng tiền mặt nhất trên thế giới với chỉ 13% người Thụy Điển sử dụng tiền mặt cho lần mua gần đây nhất của họ trong một cửa hàng, theo một cuộc khảo sát mới nhất từ Riksbank.
Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hỗ trợ
Tiền gửi được giữ tại các ngân hàng thương mại đã được "kỹ thuật số", nhưng một đồng tiền kỹ thuật số có thể được hỗ trợ bởi chính phủ giống như cách mà tiền mặt hiện cũng đang được hỗ trợ, bà Lagarde nói. Tiền kỹ thuật số có thể dưới dạng một token do nhà nước cấp hoặc thông qua tài khoản được giữ trực tiếp tại ngân hàng trung ương.
Mặt khác, tiền điện tử như bitcoin hiện cung cấp một tùy chọn "phi tập trung", nghĩa là chúng không được kiểm soát bởi một cơ quan trung ương. Bà Lagarde cho biết mình "không hoàn toàn được thuyết phục" về tiền điện tử, thứ được dựa vào "niềm tin dành cho công nghệ".
"Quy định phù hợp của các thực thể này sẽ vẫn là trụ cột của sự tin tưởng", bà nói.
Để thúc đẩy cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính, bà Lagarde cho biết các ngân hàng trung ương có thể hợp tác với tư nhân. Các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể quản lý tài sản của khách hàng trong khi chính phủ thực hiện các giao dịch kỹ thuật số, bà chia sẻ.
Sự sắp xếp này sẽ tiếp tục khuyến khích sự đổi mới giữa các ngân hàng và các công ty khởi nghiệp, trong khi cho phép các ngân hàng trung ương tập trung vào lợi thế của họ.
"Lợi thế là rõ ràng", bà Lagarde nói. "Thanh toán của bạn sẽ được xử lý ngay lập tức, an toàn, rẻ và bán vô danh".
IMF đã phát hành một bài báo mới vào hôm thứ Tư để xem xét trường hợp tiền tệ kỹ thuật số được ngân hàng trung ương hỗ trợ. Bài báo này cho thấy còn quá sớm để đưa ra kết luận về lợi ích ròng vì mọi quốc gia đều phải đối mặt với những hoàn cảnh đặc biệt xung quanh việc sử dụng tiền mặt và chấp nhận tiền điện tử. Các nhà hoạch định chính sách cần phải cởi mở về những thay đổi trong bối cảnh tài chính này, bà Lagarde nhận định.
"Công nghệ sẽ thay đổi, sẽ thay đổi chúng ta, vì vậy chúng ta cũng nên thay đổi", bà cho biết.
Theo Như Quỳnh/kinhtevadubao.vn
Nhà 3 mặt tiền bằng gốm nung ở Hà Nội được báo Tây khen hết lời Ngôi nhà 6 tầng có 3 mặt tiền bằng gốm nung ở Đông Anh, Hà Nội được báo ngoại khen nức nở nhờ thiết kế độc đáo. Ngôi nhà trên ở Đông Anh không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà lớp gạch gốm còn có thể hấp thu nắng nóng để giảm thiếu ánh nắng mặt trời hắt vào nhà. Song song...