Cô vợ than thở 1 tháng chi tiêu gần 59 triệu đồng, lập tức bị dân mạng phê bình vì nhiều khoản vô lý rành rành
Dù không liệt kê các chi phí hiếu hỷ, bảng chi tiêu của gia đình này đã đủ khiến người ta “hết hồn”. Chưa kể tháng sau con gái vào lớp 1, nhà định thuê giúp việc…
Quản lý chi tiêu hiệu quả luôn là bài toán khó với nhiều gia đình, nhất là với những cô vợ trẻ, chưa có kinh nghiệm làm “kế toán tại gia”.
Mới đây, 1 chị vợ có tên là N.H đã lên mạng than thở về việc chi tiêu trong gia đình cô. N.H tâm sự: “Đây là 1 tháng của nhà em! Em ghi ra mà choáng váng các bác ạ! Đây chưa tính phát sinh ma chay cưới xin và ốm đau ạ!”.
Bảng thống kê chi tiêu gia đình gây sốt mạng xã hội của cô vợ trẻ.
Nhìn bản thống kê của cô vợ trẻ, nhiều người cũng cảm thấy “choáng”. Bởi nhà có 2 vợ chồng và 3 đứa con nhỏ mà tháng nào cũng chi gần 59 triệu đồng. Đó là chưa kể tháng sau con gái N.H vào lớp 1, chi phí tăng lên 7 triệu đồng. Vợ chồng cô định thuê giúp việc với mức lương 6 triệu đồng/tháng.
Theo đó, tháng vừa qua, chị này đã tiêu hết gần 59 triệu đồng cho gia đình 5 người (2 vợ chồng và 3 con nhỏ) như sau:
- Học phí của Bin: 7.700.000 đồng
- Học phụ đạo Toán: 1.600.000 đồng
- Học phụ đạo Anh: 2.800.000 đồng
- Gia sư: 2.400.000 đồng
- Tiền học của Bông: 3.800.000 đồng
- Học thêm của Bông: 1.200.000
- Sữa của Bin Bông: 1.000.000 đồng
- Sữa Ben 2 hộp 1.100.000 đồng
Video đang HOT
- Bỉm của Ben: 570.000 đồng
- Ăn hàng ngày: 30*250= 7.500.000 đồng
- Giấy vệ sinh 1 tháng: 260.000 đồng
- Tiền đóng bảo hiểm xã hội: 6.240.000 đồng
- Lương nhân viên: 7.000 đồng
- Tiền điện: 2.000 đồng
- Điện thoại 6 số (tiền cước cho 6 chiếc điện thoại): 1.000.000 đồng
- Phí dịch vụ chung cư: 1.840.000 đồng
- Thuê nhà xưởng: 6.700.000 đồng
- Tổ yến 1 tháng: 4.000.000 đồng
Tổng: 58.710.000 đồng (chưa kể sang tháng con số này còn tăng vì con gái vào lớp 1, học phí tăng lên 7.700.000 đồng. Thuê thêm giúp việc 6.000.000/tháng).
(Ảnh minh họa)
Bảng liệt kê này đã khiến không ít người bị sốc, vì cho rằng quá “khủng”. Không rõ thu nhập của 2 vợ chồng là bao nhiêu mà 1 tháng có thể chi 1 khoản lớn như vậy.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây là chiêu câu like rẻ tiền. Bởi cô vợ muốn mọi người tư vấn chi tiêu cho gia đình nhưng nhiều khoản liệt kê lại không hợp lý. Ví dụ tiền lương nhân viên, tiền thuê nhà xưởng không nằm trong chi tiêu gia đình. Hai khoản đó cộng lại đã gần 14 triệu rồi. Đây là chi phí đầu tư kinh tế và có thể kiếm lại tiền lãi. Nhà đầu tư phải chấp nhận bỏ ra chi phí này để thu về số tiền lãi lớn hơn.
Mặt khác, các khoản chi tiêu còn lại cũng chưa chuẩn. 1 dân mạng chỉ ra rằng, đã tốn tiền học phụ đạo Toán, Anh, sao H.N còn mất tiền thuê gia sư cho con? Tiền mua tổ yến 4 triệu/tháng, tiền giấy vệ sinh 260.000 đồng/tháng cũng là hoang phí. Nhiều người còn lo lắng, cả nhà ăn nhiều tổ yến như vậy có khi còn thừa chất, không tốt cho sức khỏe. Trong bảng thống kê chi tiêu trên, không có tiền xăng xe đi lại trong 1 tháng. Chẳng nhẽ vợ chồng cô không đi đâu, hoặc tất cả đều đi bộ?
Bên cạnh đó, nhiều bình luận để lại lời khuyên: Nếu cảm thấy chi tiêu quá tốn kém có thể chọn lại trường học cho con để phù hợp với hoàn cảnh của gia đình.
5 cách tiết kiệm chi tiêu cho gia đình
Bên cạnh việc chỉ ra những cái sai, chưa hợp lý trong các khoản chi tiêu của cô vợ trẻ H.N, nhiều dân mạng đã kể ra 5 cách giúp gia đình có thể tiết kiệm tiền:
1. Thiết lập các khoản chi tiêu
Cần liệt kê và ước lượng con số cho các khoản chi tiêu hàng tháng của gia đình. Nó có thể là tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, tiền học phí cho con,… Rồi dựa vào con số chi tiêu cố định đó và tổng thu nhập của gia đình, con số mong muốn tiết kiệm để điều chỉnh các khoản chi theo nhu cầu khác.
2. Lên danh sách trước khi mua sắm để tiết kiệm chi tiêu
- Trước khi đi chợ hay siêu thị, hãy lên danh sách tất cả các sản phẩm mà gia đình cần. Khi đi mua sắm, chỉ mua những thứ mà mình đã liệt kê ra. Tuyệt đối không “vung tay quá trán” mua những thứ không cần thiết chỉ vì đang giảm giá hay đang có khuyến mại…
3. Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép
Nếu chi phí ăn uống hàng tháng của gia đình bạn đang vượt quá 20% thu nhập, cần xem xét lại và có sự điều chỉnh phù hợp.
4. Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện, nước
Đây là cách tốt nhất giúp bạn giảm bớt áp lực lên hóa đơn điện, nước hàng tháng. Đồng thời, bảo vệ tài nguyên quốc gia.
Để làm được điều đó, bạn cần tắt đèn khi không sử dụng, không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 24 độ C), sử dụng các thiết bị tính năng tiết kiệm điện,… Đối với việc sử dụng nước, không để vòi chảy trong thời gian chờ, kiểm tra đường ống để tránh rò rỉ,…
5. Thanh lý đồ cũ
Kiểm tra lại toàn bộ những món đồ gia đình ít dùng đến mà vẫn còn giá trị sử dụng tốt để thanh lý giá rẻ. Cách này vừa giúp bạn dọn dẹp lại không gian nhà ở cho đỡ chật chội, mặt khác cũng kiếm thêm được 1 khoản tiền để phục vụ những khoản chi tiêu cần thiết khác.
Vừa mới cưới, chồng đã tuyên bố việc nhà là của vợ nhưng chỉ 1 cuộc điện thoại ngay sau đó, cô liền khiến anh "chao đảo" tinh thần
"Đến khoản việc nhà, vợ chưa kịp lên tiếng chồng em đã chặn lời bảo luôn rằng mấy chuyện bếp núc, lau dọn là của phụ nữ...", người vợ kể.
Điều phụ nữ cần nhất ở cuộc sống hôn nhân chính là sự quan tâm chia sẻ của đôi bên dành cho nhau. Anh chồng trong câu chuyện dưới đây lại chưa đủ tâm lý, hiểu nỗi lòng đó của bạn đời nên vợ chồng xảy ra mâu thuẫn khi vừa mới cưới.
Người vợ trẻ đã lên mạng xã hội tâm sự: "Tính tới thời điểm này, vợ chồng em cũng cưới được 6 tháng. Chẳng biết nhà mọi người thế nào chứ nhà em sau cưới là phải thiết lập nguyên tắc hôn nhân luôn. Cũng vì thế mà cưới hôm trước, hôm sau hai đứa đã to tiếng rồi.
Tuy nhiên, em thuộc diện đầu óc thực tế, với em cuộc sống hôn nhân không phải màu hồng nên mấy chuyện vợ chồng mâu thuẫn, bất đồng ý kiến là thường. Bởi suy cho cùng vợ chồng là 2 bản thể khác nhau, tính cách, suy nghĩ khác nhau nên đương nhiên không thể cái gì cũng hợp. Có điều cãi vã thì cũng phải dựa trên tinh thần thiện chí, xây dựng để vun đắp cho tổ ấm.
Bài chia sẻ của người vợ
Hôm cưới xong, sau khi mọi việc đã gọn gàng hết rồi vợ chồng em mới có thời gian ngồi kiểm phong bì. Quy định rõ ràng từng mục, tiền cưới dùng làm gì, kinh tế vợ chồng chi tiêu ra sao. Nói chung là hai đứa lập trình hẳn một bản kế hoạch hôn nhân, quy định rõ ràng mọi việc để vợ chồng sau này cứ thế tuân theo cho dễ.
Đến khoản việc nhà, vợ chưa kịp lên tiếng chồng em đã chặn lời bảo luôn: 'Anh là đàn ông sẽ không làm mấy việc bếp núc nội trợ nên em khỏi chia. Việc nhà là của phụ nữ, anh chỉ lo kinh tế thôi'.
Em nghe cũng hơi sững tuy nhiên vẫn vui vẻ không tỏ thái độ. Tạm thời dừng bản kế hoạch ấy lại, em mở điện thoại gọi cho trung tâm môi giới việc làm bảo họ tìm cho một người giúp việc. Chồng em bất ngờ lắm, anh ấy giật luôn điện thoại hỏi vợ sao tự nhiên lại thuê giúp việc. Lúc đó em mới đáp lời: 'Ngay từ đầu chúng ta đã thống nhất vợ chồng bình đẳng, hôn nhân chung, không phải của mình em nên sẽ không có việc gì mang tên của riêng vợ, chồng không nhúng tay làm. Rõ ràng kinh tế em cùng anh lo thì lý do gì việc nhà mình em làm.
Do vậy, khi anh từ chối làm việc nhà thì em cũng có quyền không làm. Vậy thì chỉ còn cách thuê giúp việc. Hoặc không thì anh phải cam đoan tự lo hết kinh tế, chuyện mua nhà cửa sau này anh đảm nhận, em không có trách nhiệm. Khi đó em sẵn sàng gánh hết việc nhà mà không cần anh bận tâm. Như thế gọi là mỗi người 1 việc cho công bằng'.
Chồng em nghe vợ nói, ngồi bất động luôn. Em đứng bên nói luôn: 'Anh suy nghĩ đi rồi trả lời sớm để em còn chốt với bên mô giới việc làm. Với em hôn nhân cần có sự sẻ chia, em không chấp nhận sự phân biệt đâu anh ạ'.
Biết em đang rất nghiêm túc nên sau vài phút bần thần nhăn mặt, chồng em đành quay sang véo tai vợ bảo: 'Em đúng là cái đồ cứng đầu. Thôi được rồi, sau này việc nhà anh sẽ chia sẻ với vợ'.
Ảnh minh họa
Em cũng nói rõ với chồng rằng thực ra là phụ nữ, em sẽ sắp xếp dành thời gian vun vén cho tổ ấm nhiều hơn. Em không yêu cầu anh ấy nhất định phải chia đôi việc nhà với vợ, chỉ đơn giản là khi nào vợ cần, vợ ốm thì anh làm thay. Hôm nào anh đi làm về sớm thì hỗ trợ cùng vào bếp hoặc dọn nhà, trông con giúp vợ. Hôm ấy hai vợ chồng phải ngồi nửa ngày mới thống nhất quy tắc hôn nhân, cam kết phải nghiêm chỉnh thực hiện. Đám cưới cũng được 6 tháng rồi, chồng em tuân thủ khá nghiêm túc nên tình cảm vợ chồng rất ổn".
Cuộc sống hôn nhân luôn có những nguyên tắc riêng mà khi đôi bên mới bước chân vào cần ngồi lại cùng nhau thiết lập và vận hành để duy trì tổ ấm. Tuy nhiên để đi tới chung 1 quan điểm sống, 2 người cần phải có sự bàn bạc thậm chí đôi khi còn to tiếng cãi vã mới có thể giải quyết triệt để vấn đề và thống nhất mọi thứ trong cuộc sống gia đình. Có như vậy vợ chồng mới tìm ra tiếng nói chung được.
Mắng vợ ăn bám còn chơi sang khi mua dây chuyền vàng, nhưng khi cô mở két sắt, nhìn thứ bên trong thì anh "đứng không vững" "Thi thoảng thấy em mua váy hoặc thỏi son trên mạng là anh ấy khó chịu, đá thúng đụng nia mắng vợ...", người vợ kể. Cuộc sống hôn nhân nhiều áp lực, vợ chồng khó tránh khỏi những lúc mâu thuẫn nhất là vấn đề tài chính, kinh tế. Tuy nhiên không phải vì nóng giận mà chúng ta được phép phá vỡ...