Có việc lạm quyền khi thực thi Nghị định 180
Bộ Xây dựng thừa nhận có một số cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị tại cấp huyện, cấp xã lạm quyền trong việc áp dụng quy định tại Nghị định 180/2007…
Ngày 28/02, Bộ Xây dựng đã có công văn trả lời ý kiến cử tri thành phố Hải Dương gửi tới kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII về tình trạng lạm dụng trong việc cắt điện khi có vi phạm về trật tự xây dựng.
Theo phản ánh, cử tri cho rằng quy định áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện đối với các trường hợp vi phạm trật tự đô thị trong Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ hiện nay đang bị các cơ quan có thẩm quyền lạm dụng, nhiều trường hợp vi phạm không tới mức bị xử lý hoặc gia đình người vi phạm vẫn đang sinh hoạt tại đó dẫn đến vi phạm về nhân quyền, đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi cho phù hợp.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng giải thích rằng, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (sau đây gọi là Nghị định 180/2007/NĐ-CP) ra đời khi tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại các đô thị diễn ra mạnh mẽ do tốc độ đô thị hóa cao; nhiều vi phạm xảy ra như: xây dựng sai phép, xây dựng không phép; việc quy định trách nhiệm của các cấp quản lý về trật tự xây dựng còn chưa rõ ràng; hiện tượng dung túng, bao che cho hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị diễn ra phổ biến.
“Nghị định 180/2007/NĐ-CP được ban hành đã góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm trật tự xây dựng tại các đô thị; chấn chỉnh công tác quy hoạch; quy định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm, biện pháp xử lý đối với từng tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cấp phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị khi để xảy ra tình trạng xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng sai quy hoạch” – Bộ Xây dựng khẳng định.
Video đang HOT
Theo Bộ Xây dựng, Điều 23, Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định rõ trình tự, thủ tục xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị: trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản ngừng thi công xây dựng mà chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng để thực hiện các nội dung trong biên bản thì Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, buộc chủ đầu tư thực hiện các nội dung trong biên bản ngừng thi công xây dựng.
Hết thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình của UBND cấp xã thì người có thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp điện, nước và các dịch vụ liên quan ngừng cung cấp các dịch vụ đối với công trình xây dựng vi phạm.
“Tuy nhiên, tại một số địa phương, một số cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị tại cấp huyện, cấp xã do trình độ, năng lực còn hạn chế dẫn đến tình trạng lạm quyền trong việc áp dụng một số quy định của Nghị định, thực hiện chưa đúng tinh thần của Nghị định để xảy ra tình trạng như cử tri đã phản ánh. Việc để xảy ra sự việc này, trách nhiệm thuộc về các cấp chính quyền địa phương.” – Bộ Xây dựng thừa nhận.
Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay, Luật Xây dựng (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII. Bộ Xây dựng đã lên chương trình sửa đổi Nghị định 180/2007/NĐ-CP trong chương trình công tác xây dựng pháp luật năm 2014 của Bộ cho phù hợp với tinh thần và những nội dung quy định mới của Luật Xây dựng (sửa đổi).
“Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu vấn đề này khi dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định 180/2007/NĐ-CP sửa đổi.” – Công văn của Bộ Xây dựng khẳng định.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Dâng hương tưởng nhớ 54 người hy sinh khi xây đập thủy nông
Hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh Phú Yến hôm qua đã đến thắp hương tưởng niệm tại đập đầu mối kênh chính Bắc thuộc xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa (Phú Yên).
Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm, Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam Phú Yên lại tổ chức Lễ dâng hương truyền thống, tri ân các bậc tiền bối có công xây dựng hệ thống thủy nông Đồng Cam.
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên thắp hương tưởng niệm tại đập thủy nông Đồng Cam
Đây là công trình có giá trị kinh tế, xã hội to lớn của tỉnh Phú Yên, đặc biệt là về nông nghiệp, trong hơn 80 năm qua. Đập Đồng Cam do người Pháp xây dựng với giải pháp thiết kế đặc biệt, đưa nước sông Ba lên cao tưới cho cánh đồng lúa Tuy Hòa bằng hệ thống tự chảy. Để hoàn thành, công trình phải đào, phá hơn 2,4 triệu mét khối đất đá; đổ trên 20.000m3 bê tông, cùng hàng trăm mét khối gỗ và sắt thép.
Hằng năm người dân lại về đây thắp hương để tưởng nhớ đến những công nhân đã hi sinh khi xây dựng đập
Mỗi ngày có khoảng 1.200 nhân công tham gia xây dựng công trình, lúc cao điểm lên đến 5.000 người làm việc cật lực từ năm 1924-1929, hoàn thành năm 1932, khai thác hoàn toàn năng lực tưới vào năm 1933. Đến nay, công trình có hơn 1.000km kênh mương, giúp nông dân vùng đồng bằng Tuy Hòa sản xuất ổn định trên 28.000ha lúa 2 vụ/năm, trở thành vựa lúa lớn của Miền Trung.
Từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, công trình thấm đẫm mồ hôi và máu của hàng nghìn công nhân lao động, trong đó có 54 công nhân đã anh dũng hy sinh. Từ đó đến nay, ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm trở thành ngày hội đập Đồng Cam, thu hút đông đảo bà con nhân dân và du khách gần xa tụ hội về thắp hương tưởng niệm những người đã mất và du xuân đầu năm mới.
Sơn Công
Theo dantri
Xử lý nghiêm vụ sập cần cẩu đè Bảo tàng mỹ thuật UBND TPHCM giao Sở Xây dựng cùng UBND quận 1 xử lý nghiêm vi phạm của chủ đầu tư và nhà thầu thi công tòa tháp đôi The One (số 1 Phạm Ngũ Lão, quận 1) trong sự cố sập cần cẩu khiến khối sắt lớn đè tường rào Bảo tàng Mỹ thuật. Cần cẩu cùng bó sắt nặng hàng chục tấn ngã...