Cố vấn quân sự Mỹ được gửi tới Iraq là ai?
CNN dẫn lời tướng hải quân Mỹ nghỉ hưu Adam Banotai cho biết, các cố vấn quân sự này thực chất là những chiến binh ưu tú nhất của quân đội Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 19.6 tuyên bố gửi 300 cố vấn quân sự tới Iraq để hỗ trợ chính phủ nước này đối phó với các chiến binh nổi dậy cực đoan người Sunni đã chiếm một loạt thành phố và đang đe dọa cả thủ đô Baghdad.
Tuyên bố không nói nhắc cụ thể rằng các cố vấn quân sự này là ai. Nhưng CNN dẫn lời tướng hải quân Mỹ nghỉ hưu Adam Banotai cho biết, các cố vấn quân sự này thực chất là các chiến binh ưu tú nhất của quân đội Mỹ. Họ gồm các thành viên của lực lượng SEAL Hải quân Mỹ và lực lượng Rangers.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Ông Banotai, người từng tham gia chiến tranh Iraq, cho rằng thuật ngữ “cố vấn quân sự” trong tuyên bố của Tổng thống Obama là không chính xác.
“Đó là thuật ngữ chính trị. Chúng tôi gọi họ là cố vấn thay vì lực lượng chiến đấu trên mặt đất. Họ là những chiến binh ưu tú nhất mà chúng tôi có. Vì vậy, nếu họ thực sự không phải là lực lượng đặc nhiệm thì tôi không chắc là Tổng thống xem ai là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ”, ông nói.
Theo Trung tá đã nghỉ hưu Douglas Ollivant, các cố vấn quân sự này sẽ không tham chiến trực tiếp mà sẽ chỉ đưa ra lời khuyên cho lực lượng an ninh Iraq để chiến đấu chống lại nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông” ( ISIS).
“Họ sẽ ngồi ở văn phòng và xem bản đồ. Họ ẩn náu và đưa ra các lời khuyên. Sẽ không khôn ngoan khi đưa họ ra tiền tuyến, nơi các chiến binh ISIS có thể tiêu diệt họ”, ông Ollivant nói.
Video đang HOT
Kế hoạch của chính quyền Mỹ là chia các cố vấn ra thành những nhóm nhỏ khoảng một chục người mỗi nhóm và phối hợp với lực lượng Iraq để hình thành các trung tâm hoạt động chung, CNN dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho hay.
Các cố vấn quân sự gồm các thành viên của lực lượng SEAL Hải quân Mỹ và lực lượng Rangers. Lực lượng SEAL trở nên nổi tiếng hơn nữa sau khi tham gia chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden.
Công việc chính của các nhóm cố vấn quân sự này là thu thập thông tin tình báo cho các quyết định hành động tiếp theo của Tổng thống Mỹ, chẳng hạn như tiến hành không kích.
Ngoài ra, các cố vấn quân sự Mỹ cũng sẽ huấn luyện kỹ năng thu thập thông tin tình báo cho lực lượng Iraq, Trung tướng nghỉ hưu Mark Hertling, chỉ huy lực lượng Mỹ trong thời gian hoạt động tự do tại Iraq nói thêm.
Tuy nhiên, bàn về việc các cố vấn cấp cao này nên có mặt tại Iraq ở bối cảnh hiện nay hay không thì Đại tá Doug MacGregor cho rằng không nên và đây là một hành động vô nghĩa, là lựa chọn xấu nhất trong danh sách các lựa chọn xấu của Tổng thống Obama.
Theo ông, lựa chọn này có thể đặt lực lượng đặc nhiệm của Mỹ vào tình thế nguy hiểm. Ông cho rằng các chiến binh ISIS là những kẻ côn đồ mù chữ lái xe có súng may đi khắp nơi để bắn giết.
Nhưng Thiếu tướng James “ Spider” Marks lại cho rằng họ có thể đẩy lùi được các chiến binh ISIS.
Tổng thống Obama từng nói rằng mục tiêu của ông là ngăn chặn Iraq trở thành thiên đường cho những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, một số người đã chỉ trích việc nhà lãnh đạo này đã không gửi lực lượng chiến đấu hỗ trợ chính phủ Iraq chống lại các chiến binh ISIS.
Theo VNE
Mỹ gửi 300 cố vấn quân sự cho Iraq chống lại lực lượng hồi giáo cực đoan
Tổng thống Barack Obama cho biết, Mỹ sẽ gửi 300 cố vấn quân sự đến Iraq để chống lại quân nổi dậy Hồi giáo Sunni.
Ông Obama nói rằng: "Mỹ đã chuẩn bị cho hành động quân sự đúng mục tiêu và chính xác khi tình hình trên mặt đất đòi hỏi điều đó", nhưng ông cũng nói thêm rằng quân đội Mỹ sẽ không tham gia chiến đấu ở Iraq.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Obama nhấn mạnh không có giải pháp quân sự nào được đưa ra và kêu gọi chính phủ người Shia phải lãnh đạo Iraq toàn diện.
Trước đó, Iraq đã yêu cầu Mỹ tiến hành các cuộc không kích giúp đỡ nước này chống lại các chiến binh Sunni. Các tay súng dẫn đầu bởi Nhà nước Hồi giáo thánh chiến ở Iraq và Levant (ISIS) đã nắm giữ một số thành phố lớn trong 10 ngày qua.
Điều này có thể được xem như một lời chỉ trích ngầm đối với Thủ tướng Iraq, ông Nouri Maliki, người đã bị cáo buộc dùng các chính sách chống Sunni làm gia tăng thêm tình trạng bất ổn trong nước.
"Nước Mỹ sẽ không theo đuổi các hành động quân sự để hỗ trợ một giáo phái bên trong Iraq chống lại các giáo phái khác", ông Obama nói.
Ngoài việc gửi các cố vấn, ông Obama nói rằng Mỹ sẽ gia tăng nỗ lực tình báo và thiết lập trung tâm hoạt động chung ở Baghdad và miền bắc Iraq, để chia sẻ thông tin tình báo lập kế hoạch và phối hợp.
Trong khi đó, hàng ngàn người Shia ở miền nam Iraq đã tình nguyện giúp quân đội Iraq. Dân quân Shia đã được gửi đi để hỗ trợ việc bảo vệ thủ phủ của tỉnh Diyala và các thành phố lân cận của Samarra.
Vào thứ tư (18/6), chủ tịch Hội đồng tham mưu Mỹ, tướng Martin Dempsey, đã cảnh báo rằng quân đội Mỹ vẫn chưa đủ thông minh để hành động. Ông nói trong buổi điều trần trước Quốc hội rằng các phi công sẽ gặp khó khăn để xác định đúng người khi họ đã tấn công từ trên không, và có thể gây thương vong cho dân thường.
Tuyên bố của ông Obama được đưa ra sau một ngày chiến đấu để tiếp tục để kiểm soát nhà máy lọc dầu lớn nhất của đất nước. Các quan chức khẳng định lực lượng an ninh đã hoàn toàn kiểm soát nhà máy lọc dầu Baiji, cách khoảng 200 km về phía bắc của thủ đô Baghdad. Tuy nhiên các chiến binh Sunni vẫn bao quanh khu vực đó.
Trong vài ngày, sản xuất đã được dừng lại ở Baiji - nhà máy cung cấp nhiên liệu lớn nhất của đất nước Iraq. Điều này đã gây ra việc hoảng loạn mua bán nhiên liệu ở các khu vực phía bắc, người dân xếp hàng dài chờ đợi tại các trạm xăng ở Kurdistan, phóng viên BBC Jim Muir báo cáo từ Irbil.
Hình ảnh vệ tinh được chụp vào thứ năm, cho thấy khói cuồn cuộn từ các nhà máy lọc dầu Baiji ở miền bắc Iraq
Cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra ở phía bắc và phía tây của đất nước vào thứ năm (19/6) bao gồm cả khu vực xung quanh sân bay của thị trấn chiến lược Tal Afar.
Cảnh sát nói rằng các chiến binh ISIS đã giết chết 13 nhân viên cảnh sát và dân quân Peshmerga của người Kurd, trong khi tấn công làng Bayshir, phía nam thành phố chiến lược quan trọng của Kirkuk, trong hai ngày qua.
Theo ANTD
Xung đột Iraq: Tiếp tục cuộc chiến khốc liệt ở Baiji và Tal Afar Các chiến binh Hồi giáo và lực lượng ủng hộ chính phủ đang tham gia vào một trận chiến khốc liệt ở quanh khu vực nhà máy lọc dầu Baiji và sân bay Tal Afar, ở miền bắc Iraq. Baiji - nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq đã bị bao quanh bởi các phiến quân Sunni, sau khi họ nắm giữ...