Cố vấn hai ông Biden và Trump ‘trao gậy’ biểu tượng quyền lực
Hôm nay 15.1 (giờ Việt Nam), các cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bỏ qua một bên những bất đồng để thực hiện nghi thức ‘trao gậy’ tập trung vào các vấn đề an ninh quốc gia.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan (trái) trao gậy cho người kế nhiệm Mike Waltz trong buổi lễ diễn ra ở Viện Hòa bình Mỹ tại Washington D.C. ẢNH: AFP
Tại buổi lễ hồi sinh nghi thức được Viện Hòa bình Mỹ tổ chức từ năm 2001, ông Jake Sullivan, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, đã trao gậy biểu tượng quyền lực cho nghị sĩ Mike Waltz, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử cho vị trí này.
Đây là cảnh tượng hiếm thấy giữa hai ông, vì cả ông Sullivan lẫn ông Waltz thường xuyên xuất hiện trước cánh báo chí để đưa ra các lập luận bảo vệ sếp lớn của họ về vấn đề Ukraine, Trung Quốc và Trung Đông.
Tại trụ sở Viện Hòa bình Mỹ, hai ông Waltz và Sullivan nhẹ nhàng trao đổi với nhau trong buổi thảo luận được thiết kế nhằm thể hiện sự tiếp nối của quyền lực ở Mỹ.
Ông Biden nói đã để lại di sản đối ngoại mạnh mẽ cho ông Trump
Sự kiện trên là hành động đảm bảo chính quyền sẽ được chuyển giao trong hòa bình vào thời điểm ông Trump nhậm chức ngày 20.1 tới.
Theo yêu cầu của Tổng thống Biden, ông Sullivan cập nhật cho ông Waltz về nội dung các chính sách của chính quyền hiện tại, dù các trợ lý của ông Trump luôn nói rằng đội ngũ chính quyền mới sẽ có hướng đi hoàn toàn khác biệt với chính quyền ông Biden.
Đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff của ông Trump và Đặc phái viên Brett McGurk của ông Biden trong tuần đã phối hợp làm việc nhằm xúc tiến cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn và trao trả con tin ở Dải Gaza.
Về những thách thức mà chính quyền kế tiếp phải đối mặt, cả ông Waltz và ông Sullivan đều cho rằng đó là cháy rừng ở California và Trung Quốc.
Trong khi ông Sullivan đề cập trí thông minh nhân tạo là thách thức khác, ông Waltz lại cho rằng tình hình biên giới Mỹ và Mexico là ưu tiên cần xử lý.
Tuy nhiên, ông Waltz cũng công nhận thành công của chính quyền Biden trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác ở châu Âu.
Mỹ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu chip AI
Chính phủ Mỹ ngày 13.1 công bố sẽ áp dụng các quy định hạn chế xuất khẩu đối với những loại chip trí tuệ nhân tạo.
Theo thông cáo từ Nhà Trắng, Mỹ sẽ giới hạn số lượng và các quy định kỹ thuật về loại chip trí tuệ nhân tạo (AI) khi xuất khẩu đến hầu hết quốc gia, ngoại trừ 18 đồng minh và đối tác thân cận của Washington. Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu công nghệ AI sang những quốc gia đối thủ như Trung Quốc, Nga, Iran và CHDCND Triều Tiên.
NVIDIA đã chỉ trích động thái mới của chính quyền Mỹ. ẢNH: REUTERS
Lệnh hạn chế tập trung vào các bộ xử lý đồ họa (GPU), đóng vai trò quan trọng để đào tạo và vận hành mô hình AI. Nhà Trắng khẳng định các loại GPU phổ thông, thường được dùng trong trường học, cơ sở y tế hay chip chơi game sẽ không bị ảnh hưởng bởi quy định mới. Giới quan sát cho rằng siết chặt xuất khẩu có thể giúp Mỹ hạn chế những lỗ hổng trong quy định khiến những loại chip cao cấp dùng để phát triển AI có nguy cơ rơi vào tay các đối thủ.
"Với mục đích xấu, các hệ thống AI mạnh mẽ có khả năng làm trầm trọng thêm rủi ro an ninh quốc gia, bao gồm phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, hỗ trợ các hoạt động tấn công mạng", thông cáo từ Nhà Trắng có đoạn. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói đất nước phải chuẩn bị cho sự gia tăng nhanh chóng về năng lực AI trên thế giới trong những năm tới, điều có thể mang đến những tác động đáng kể đến kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ.
Reuters cho hay động thái mới nhất cho thấy nỗ lực của Mỹ trong việc duy trì vị thế dẫn đầu về AI qua việc kiểm soát dòng chip AI toàn cầu. "Mỹ hiện dẫn đầu cả về phát triển và thiết kế chip AI, và điều quan trọng là chúng ta phải duy trì vị trí này", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trước các quy định mới từ Mỹ, Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc. Lệnh hạn chế sẽ có hiệu lực 120 ngày kể từ khi công bố, do đó trách nhiệm thực thi sẽ thuộc về chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20.1.
Quy định mới của Mỹ vấp phải sự bất bình từ những cá nhân và doanh nghiệp trong ngành bán dẫn, cho rằng điều này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ về AI và vị thế dẫn đầu thị trường công nghệ.
Tân Hoa xã hôm qua dẫn lời ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ, nói rằng: "Chúng tôi vô cùng thất vọng khi một sự thay đổi chính sách có quy mô và tác động lớn như vậy lại được đưa ra vội vã vài ngày trước cuộc chuyển giao quyền lực mà không có sự tham gia trao đổi có ý nghĩa nào từ phía ngành liên quan".
Một số công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ như NVIDIA, Oracle chỉ trích quy định trên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến doanh số và kìm hãm triển vọng phát triển ngành công nghệ khi bị giới hạn xuất khẩu.
Ủy ban châu Âu cũng bày tỏ quan ngại về biện pháp của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, khi một số quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và các doanh nghiệp nội địa sẽ chịu tác động bởi lệnh hạn chế. Phía châu Âu cho rằng việc cho phép các nước thành viên EU mua chip AI không giới hạn từ Mỹ sẽ mang đến lợi ích kinh tế và an ninh cho Washington thay vì rủi ro.
Trước ngày đổi chủ, Nhà Trắng nỗ lực đưa đàm phán Gaza về đích Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của một thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza và thả con tin, tăng cường viện trợ nhân đạo. Theo AFP, ông Netanyahu cập nhật tình hình đàm phán cho ông Biden. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake...