Cố vấn của lãnh đạo tối cao Iran tử vong vì virus corona
Trước đó, một số quan chức cao cấp của Iran đã nhiễm virus corona, và nước này đang trở thành ổ dịch ngày càng lớn.
Mohammad Mir-Mohammadi, một thành viên của “Expediency Discernment Council” (Hội đồng Phân xử Khẩn cấp) – cơ quan quan trọng trong chính phủ Iran, đã tử vong vì virus corona chủng mới ngày 2/3, theo hãng tin AP.
Hội đồng này cố vấn cho Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, và có vai trò giải quyết khi lãnh đạo tối cao và Quốc hội Iran có bất đồng, theo AP.
Ông qua đời ở tuổi 71, trở thành lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Iran tử vong vì virus corona giữa lúc dịch bệnh đã lây tới một số quan chức nước này.
Mohammad Mir-Mohammadi, một thành viên của “Expediency Discernment Council” (Hội đồng Phân xử Khẩn cấp) – cơ quan quan trọng trong chính phủ Iran, đã tử vong vì virus corona.
Các quan chức cao cấp khác đã nhiễm virus bao gồm Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, một trong 12 phó tổng thống của Iran, Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi và Mojtaba Zonnour, người đứng đầu Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại ở Quốc hội.
Thứ trưởng Y tế Harirchi chính là người phụ trách tổ công tác của chính phủ về chống dịch virus corona, và từng có ý hạ thấp nguy cơ từ dịch bệnh.
Trong số các trường hợp tử vong có một nghị sĩ quốc hội. Ông Mohammad Ali Ramazani Dastak, nghị sĩ vừa được bầu làm đại diện cho thành phố Astana Ashrafieh hôm 21/2, đã qua đời vì Covid-19 hôm 28/2.
Các chuyên gia lo ngại khi tỷ lệ tử vong của Iran là 5,5%, cao hơn hẳn so với trung bình thế giới, cho thấy số ca nhiễm ở Iran có thể cao hơn nhiều so với con số được công bố.
Truyền thông Iran ngày 1/3 đưa tin số ca nhiễm virus corona chủng mới ở nước này đã tăng lên tới 978 trường hợp, so với 593 ca một ngày trước đó. Số ca tử vong là 54, theo Reuters.
Trên toàn Trung Đông, đã có 1.150 ca nhiễm virus corona, đa số có nguồn gốc từ Iran, theo AP.
Đền thờ Fatima Masumeh ở thành phố Qom – tâm điểm bùng phát dịch Covid-19 ở Iran, được khử trùng để ngăn chặn virus lây lan. Ảnh: AP.
Trước đó, đài BBC tiếng Farsi có trụ sở ở London tuyên bố số ca tử vong vì virus ở Iran đã lên tới 210 – số liệu mà họ nói là thu thập từ các bệnh viện. Bộ Y tế Iran sau đó ngay lập tức phủ nhận thông tin này.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã được điều động đến các cơ sở trên cả nước để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, theo một chỉ huy của lực lượng này.
Người phát ngôn Bộ Y tế Iran ông Kianush Jahanpur thừa nhận rằng nước này đang chuẩn bị cho khả năng hàng chục nghìn người có thể dương tính với virus corona chủng mới.
Iran đã ra lệnh đóng cửa các trường học cho đến ngày 3/3. Chính phủ cũng tuyên bố kéo dài thời gian đóng cửa các trường đại học, đồng thời cấm tổ chức các buổi hòa nhạc và sự kiện thể thao trong một tuần.
5 quốc gia, 5 cuộc đua chống lại virus corona
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hiện có nhiều trường hợp lây nhiễm hơn ngoài Trung Quốc như Iran, Hàn Quốc và Italy và đồng thời kêu gọi thế giới chuẩn bị đối phó với Covid-19.
Theo news.zing.vn
Chuyên gia: Sẽ quá muộn nếu châu Âu vẫn trì hoãn giải quyết vấn đề Iran
Nếu không có thay đổi, những người ủng hộ chính sách cứng rắn có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới ở Iran, và sau đó tình hình sẽ trở nên phức tạp.
Iran ngày càng tức giận vì châu Âu không thể đi đến những nhượng bộ, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang có những hành vi gay gắt - nhà phân tích chính trị Ali Vaez nhận định trong bài viết cho Foreign Policy.
Theo ông, Tổng thống Iran Hassan Rouhani kêu gọi nhà lãnh đạo tinh thần Ali Khamenei dành nhiều thời gian hơn cho các cuộc đàm phán với Pháp, Anh và Đức, trong khi ông Khamenei tin rằng điều này là vô nghĩa.
Điều này đã từng xảy ra vào năm 2005 - tác giả bài viết lưu ý. Khi đó, Iran đã đình chỉ chương trình làm giàu uranium của mình với mong muốn châu Âu sẽ đưa ra các đề xuất kinh tế quan trọng. Nhưng ông John Bolton, người lúc đó còn công tác ở Bộ Ngoại giao, đã ngăn chặn điều này. Kết quả là, sau đó những nỗ lực buộc Iran từ bỏ hạt nhân kéo dài suốt gần 10 năm. Năm 2015, các quốc gia đã ký kết thỏa thuận, nhưng đến năm 2018, Mỹ rút khỏi thỏa thuận, chuyển sang chính sách gây áp lực tối đa.
Sẽ là quá muộn nếu châu Âu còn trì hoãn giải quyết vấn đề Iran. (Ảnh: CNBC)
Bây giờ, châu Âu lại một lần nữa phải cố gắng để cứu lấy thỏa thuận. Họ hứa sẽ duy trì và mở rộng hợp tác kinh tế với Iran trong các lĩnh vực năng lượng, vận tải, đầu tư và dịch vụ ngân hàng. Nhưng trên thực tế, ngược lại, thương mại giữa Iran và châu Âu đã giảm. Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8/2019, những con số về xuất khẩu từ Iran sang châu Âu đã giảm 94% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhằm giảm bớt hiệu lực các lệnh trừng phạt của Mỹ, các quốc gia châu Âu đã tạo ra một cơ chế để giúp các công ty có thể tiếp tục làm ăn với Iran, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất đối với người dân Iran: dược phẩm và y tế, cũng như các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, con đường tỏ ra khá dài và chông gai.
Các sáng kiến khác của châu Âu thất bại hoàn toàn. Theo đó, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, nơi được ủy thác đầu tư vào Iran, đã từ chối làm điều này vì sợ rơi vào lệnh trừng phạt của Mỹ. Ngoài ra, EU ban hành một đạo luật cấm các công ty châu Âu tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng trên thực tế, nó không hề được thi hành.
Để gây ảnh hưởng đến châu Âu, Iran bắt đầu từ bỏ dần các nghĩa vụ của mình, đồng thời gợi ý rằng họ có thể quay lại thực hiện nếu như châu Âu đưa ra sự giúp đỡ như đã hứa. Tuy nhiên, người châu Âu lại đi theo con đường ngược lại: họ đưa ra cơ chế giải quyết các tranh cãi về thỏa thuận trước, và điều này có thể dẫn đến việc các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sẽ lại được áp dụng đối với Tehran.
Iran còn đe dọa sẽ rút khỏi không chỉ thỏa thuận mà Mỹ đã rút, mà còn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Điều này sẽ " làm mù mắt" các thanh tra viên, chuyển sang câu chuyện về các cuộc tấn công của Mỹ và Israel, và gạt đi các điều kiện cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Nếu Iran không còn tin tưởng Mỹ trong một thời gian dài, tình hình hiện tại có thể khiến châu Âu trở thành bất lực trong mắt họ. Ông Khamenei gọi người châu Âu là " không đáng tin cậy" và là " cảnh sát tốt đi cặp với cảnh sát xấu Washington" - tác giả bài báo lưu ý. Và điều này gây khó khăn cho những quan chức Iran đứng ra hợp tác với châu Âu.
Những người ủng hộ đường lối cứng rắn dường như là những quan chức Iran được giáo dục ở phương Tây: như Tổng thống Rouhani, người đe dọa quân đội châu Âu trong khu vực, như Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif, người chế giễu châu Âu vì đã để cho Mỹ thao túng, như người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi, người nói rằng California còn có chủ quyền nhiều hơn tất cả 28 quốc gia EU cộng lại.
Iran, trong khi đó, sắp tới sẽ có cuộc bầu cử quốc hội, và khó có khả năng bất kỳ chính trị gia nào sẵn sàng gặp châu Âu lại có thể giành chiến thắng. Ngược lại, những người tỏ ra hoài nghi về phương Tây lại đang có nhiều cơ hội hơn. Trong trường hợp này, ông Rouhani cũng sẽ không nắm quyền lâu. Và tình huống này cũng giống như năm 2004, khi các lực lượng ôn hòa tại Iran thua cuộc và một Mahmoud Ahmadinezhad cứng rắn hơn sẽ lên nắm quyền. Khi đó, trong mối quan hệ giữa Iran và châu Âu sẽ là một trong những giai đoạn khó khăn nhất.
Tuy nhiên, vẫn còn có thể thay đổi tình hình - tác giả bài viết lưu ý. Châu Âu chỉ cần nhanh chóng cố gắng cung cấp cho Iran sự giúp đỡ nghiêm túc, hoặc làm việc như một trung gian giữa Tehran và Washington để giảm căng thẳng. Nếu không, mối quan hệ giữa họ và Tehran sẽ bị " nhiễm độc", và thỏa thuận được coi là thành tựu ngoại giao của họ sẽ sụp đổ - chuyên gia kết luận.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Foreign Policy)
Theo vtc.vn
Đại giáo chủ Iran lần đầu làm việc này sau 8 năm giữa khủng hoảng Lãnh đạo tối cao của Iran Ali Khamenei sẽ có bài thuyết giảng tại buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu đầu tiên trong 8 năm giữa bối cảnh nhiều người dân Iran vẫn còn phẫn nộ vì vụ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo bắn nhầm một máy bay chở khách Ukraine, khiến 176 người chết oan. Lãnh đạo tối cao của Iran...