Cố vấn của Biden từ chối phong tỏa toàn quốc
Hai cố vấn y tế của Biden bác bỏ ý tưởng phong tỏa nước Mỹ ngăn Covid-19, vì tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần và kinh tế.
“Chúng tôi không ở trong tình thế có thể tuyên bố ‘hãy đóng cửa toàn bộ đất nước’”, Vivek Murthy, cựu tổng y sĩ và hiện là đồng lãnh đạo nhóm ứng phó Covid-19 của Tổng thống đắc cử Joe Biden, hôm 13/11 nói.
Tuyên bố được Murthy đưa ra sau khi tiến sĩ Michael Osterholm, thành viên nhóm chuyên trách Covid-19 của Biden, nêu ý tưởng rằng Mỹ có thể khống chế Covid-19 bằng cách đóng cửa doanh nghiệp 4-6 tuần.
“Chúng tôi phải làm có mục tiêu hơn. Nếu không làm như vậy, mọi người sẽ chỉ càng mệt mỏi hơn, trường học sẽ không mở cửa cho học sinh và nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn”, Murthy cho hay. “Do đó, chúng tôi phải tuân theo khoa học, nhưng cũng phải tính toán chính xác hơn so với hồi đầu năm”.
Video đang HOT
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ để bắt đầu ca trực tại điểm xét nghiệm trên xe ở El Paso, bangTexas hôm 9/11. Ảnh: Bloomberg.
Celine Gounder, thành viên nhóm ứng phó Covid-19 của Joe Biden, cũng có chung quan điểm này khi trao đổi với CNBC hôm 13/11. Gounder cho biết nhóm chuyên trách của bà ủng hộ cách đóng cửa “có chọn lọc”, nhắm vào các hoạt động kinh doanh thực sự có nguy cơ dẫn tới lây lan virus, trong đó có ăn uống trong nhà.
“Sự đồng thuận ở đây là chúng tôi cần có cách tiếp cận phù hợp hơn. Chúng tôi đã học được rất nhiều điều kể từ mùa xuân và chúng tôi có thể hướng tới cách tiếp cận chọn lọc hơn về mặt địa lý và cụ thể hơn về những gì chúng tôi định đóng cửa”, bà nói.
Gounder thêm rằng Mỹ cần thắt chặt quy định về các địa điểm ăn uống trong nhà, quán bar, phòng tập gym trong nhà, trong khi có thể duy trì mở cửa trường học nếu kiểm soát tốt các khu vực có khả năng lây lan dịch.
Mỹ đang bước vào giai đoạn mà một số chuyên gia xem là “tồi tệ nhất của đại dịch”, khi số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày là hơn 130.000. Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn, tạo điều kiện cho nCoV dễ dàng lây lan.
Trong khi đó, đợt bùng phát dịch trong Nhà Trắng dường như chưa có dấu hiệu dừng lại, khi hàng chục nhân viên mật vụ đã phải tự cách ly, sau khi có dấu hiệu nhiễm nCoV và từng tiếp xúc với ca dương tính.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận hơn 11 triệu ca nhiễm và gần 250.000 ca tử vong sau khi báo cáo thêm hơn 160.000 người nhiễm và hơn 1.200 người chết trong 24 giờ qua.
Giáo hoàng Francis chúc mừng Biden
Giáo hoàng Francis gửi "những lời chúc mừng và phước lành" tới Tổng thống đắc cử Biden qua điện đàm, dù Trump chưa nhận thua.
"Tổng thống đắc cử đã cảm ơn Giáo hoàng vì ban phước lành và những lời chúc mừng, đồng thời bày tỏ cảm kích trước vai trò lãnh đạo của Giáo hoàng trong việc thúc đẩy hòa bình, hòa giải và những mối liên hệ chung của nhân loại trên toàn thế giới", nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cho biết trong tuyên bố hôm 12/11.
"Biden cũng bày tỏ mong muốn hợp tác dựa trên niềm tin chung vào phẩm giá và bình đẳng của toàn nhân loại, trong các vấn đề như chăm sóc những người nghèo và yếu thế, giải quyết cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu, chào đón, hỗ trợ người nhập cư và người tị nạn hòa nhập vào cộng đồng", tuyên bố có đoạn.
Giáo hoàng Francis (phải) và Joe Biden tại Đồi Capitol ở Washington, Mỹ, hồi tháng 9/2015. Ảnh: AP .
Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 năm sau và trở thành tổng thống Mỹ thứ hai theo Công giáo sau John Kennedy. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa nhận thua trong cuộc bầu cử và đang tiến hành một loạt vụ kiện tại nhiều bang, cáo buộc có sự gian lận trên diện rộng. Hầu hết các đơn kiện của đội ngũ pháp lý đại diện cho Trump đã bị tòa án liên bang bác bỏ.
Động thái chúc mừng của Giáo hoàng Francis được cho là nhằm tái xây dựng mối quan hệ giữa Vatican với Washington sau 4 năm "hục hặc" dưới thời Trump. Tháng 2/2016, khi Trump còn là ứng viên tổng thống, Giáo hoàng đã chỉ trích cam kết xây bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico để ngăn nạn nhập cư trái phép.
Sau khi Trump đắc cử, Giáo hoàng tiếp tục lên án quyết định rút Mỹ khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu của ông chủ Nhà Trắng, cùng chính sách "không khoan nhượng" trong vấn đề nhập cư khiến hàng nghìn gia đình bị chia cắt ở biên giới. Tuy nhiên, nhiều người theo Công giáo ở Mỹ với quan điểm bảo thủ đã bỏ phiếu cho Trump, bởi họ phản đối việc Biden ủng hộ quyền phá thai.
Trung Quốc hôm nay cũng chúc mừng Biden đắc cử, gần một tuần sau khi truyền thông Mỹ công bố kết quả và đông đảo lãnh đạo thế giới gửi lời chúc mừng. Một số lãnh đạo, như Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã điện đàm với Biden. Tuy nhiên, vài lãnh đạo như Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vẫn im lặng, giữa lúc Trump tiến hành nỗ lực đấu tranh pháp lý.
Đảng Cộng hòa hối thúc Trump gửi báo cáo mật cho Biden Nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa đề nghị chính quyền Trump cho phép Biden nhận các thông tin tình báo quan trọng, ngầm thừa nhận chiến thắng của ông. Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, gồm John Cornyn, Ron Johnson, James Lankford, Chuck Grassley và Lindsey Graham, đang thúc giục chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ Báo cáo...