Cố vấn cao cấp FPT: Tìm nhân viên giỏi đã khó, giữ chân được người tài lại càng khó hơn
Để tìm những nhân viên giỏi về làm việc là một điều khó, song để giữ chân được người tài lại càng khó hơn. Câu chuyện dưới đây của Cố vấn cao cấp của Tập đoàn FPT – Hoàng Minh Châu sẽ giúp chúng ta rút ra được bí quyết tuyệt vời giải quyết bài toán này.
Câu chuyện sau đây của cố vấn cao cấp FPT sẽ cho các ông chủ lý do để trả lương thật cao cho nhân viên giỏi
Ông Hoàng Minh Châu dẫn câu chuyện về một ngân hàng cổ phần lớn ở Việt Nam (tạm gọi là ngân hàng AXX). Chính sách tuyển dụng của họ là tìm kiếm những nhân sự tốt nhất trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Để thực thi chính sách này, miêu tả công việc của hầu hết vị trí trong ngân hàng này đều yêu cầu ứng viên tối thiểu phải tốt nghiệp đại học tài chính ngân hàng. Họ lại có chương trình đào tạo nội bộ rất chuyên nghiệp. Vì thế, đội ngũ nhân sự của ngân hàng này thực sự giỏi giang, thành thạo công việc, lại có bằng cấp cao.
Nhưng ngân hàng AXX gặp phải một vấn đề nan giải: Cán bộ của họ là đối tượng lôi kéo của rất nhiều ngân hàng khác.
Những ngân hàng này không đầu tư cho các chương trình tuyển dụng và đào tạo nội bộ tốn kém. Họ chỉ chú tâm lôi kéo cán bộ có kinh nghiệm bằng một chiêu thức đơn giản là trả lương cao hơn. Và chiêu thức này tỏ ra vô cùng hiệu nghiệm.
Trong khi ngân hàng AXX đã áp dụng nhiều biện pháp, như cải thiện môi trường làm việc, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, điều chỉnh thu nhập… nhưng không mấy hiệu quả. Tỷ lệ nghỉ việc vẫn rất cao.
Ông Hoàng Minh Châu – Cố vấn cao cấp Tập đoàn FPT.
Theo bạn, ngân hàng AXX phải làm gì?
Ông Châu cho rằng, ngân hàng là một nghề mang tính toàn cầu, nhiều kinh nghiệm quốc tế có thể vận dụng tốt cho bất cứ quốc gia nào. Do đó, Ngân hàng AXX sau đó đã có một quyết định đúng đắn là tìm tư vấn quốc tế.
Tình cờ quen chuyên gia tư vấn này, nên ông Châu biết được chi tiết câu chyện cải tổ nhân sự của ngân hàng AXX:
“Việc đầu tiên là đánh giá chi phí nhân viên. Theo số liệu của nhà tư vấn, chi phí nhân viên của ngân hàng AXX không thấp hơn chi phí nhân viên của các ngân hàng khác, nhưng lương của cán bộ AXX không cạnh tranh vì ngân hàng đã dành quá nhiều chi phí cho công tác tuyển dụng và đào tạo:
- Để có được nhân viên tốt, AXX đã tiến hành công tác tuyển dụng tốn kém, bao gồm tuyển dụng nhiều hơn, thử việc lâu hơn để chọn được một nhân viên.
- Để có được nhân viên thành thạo trong công việc, AXX đã triển khai chương trình đào tạo nội bộ kéo dài tới hai tháng.
- Tỷ lệ nghỉ việc cao, nên ngân hàng liên tục phải tuyển dụng và đào tạo mới, thay thế cho các nhân viên nghỉ việc, khiến cho những chi phí này càng cao hơn.
Nhà tư vấn đề xuất ba hướng hành động:
1. Thay đổi chính sách tuyển dụng từ “Tìm kiếm những nhân sự tốt nhất trong lĩnh vực ngân hàng tài chính” thành “Tìm kiếm nhân sự phù hợp cho từng vị trí trong ngân hàng”.
2. Rà soát lại các miêu tả công việc để tuyển dụng nhân sự phù hợp.
3. Để giữ được cán bộ giỏi, ngoài các biện pháp định tính như: điều kiện làm việc tốt, môi trường văn hoá thân thiện, cơ hội thăng tiến rõ ràng thì điều quan trọng nhất vẫn là định lượng: AXX không được mất khả năng cạnh tranh về lương đối với những vị trí nhân sự quan trọng.
Video đang HOT
Sau khi rà soát kỹ lưỡng các miêu tả công việc thông qua việc phỏng vấn các lãnh đạo, nhân viên và ý kiến chuyên gia,… nhóm Cải tổ đã phát hiện ra, 80% công việc tại AXX không thực sự đòi hỏi ứng viên phải tốt nghiệp đại học tài chính ngân hàng. Với quy trình ổn định của ngân hàng, cộng với sự hỗ trợ của phần mềm, ứng viên tốt nghiệp trung học là có thể làm tốt công việc sau hai tháng huấn luyện nội bộ.
Nhóm cải tổ đã tiến hành nhiều công việc:
- Viết lại các miêu tả công việc.
- Thay đổi quy trình tuyển dụng theo hai nhánh: tuyển dụng thông thường (cho 80% vị trí công việc) và tuyển dụng đặc biệt (cho 20% vị trí còn lại).
- Thay đổi chương trình đào tạo cho phù hợp với các ứng viên mới với trình độ trung học phổ thông.
- Điều chỉnh thu nhập cạnh tranh cho những vị trí quan trọng.
Sự cải tổ đã mang lại những kết quả cao hơn kỳ vọng:
1. Tỷ lệ nghỉ việc của nhóm 80% giảm, do nhân sự không tốt nghiệp đại học tài chính ngân hàng, không phải là đối tượng lôi kéo của các ngân hàng khác. Những nhân viên trình độ trung học cũng yên tâm hơn với công việc trong một ngân hàng.
2. Chi phí cho tuyển dụng của nhóm 80% giảm.
3. Chi phí lương của nhóm 80% giảm, do đầu vào có trình độ trung học.
4. Chi phí đào tạo không tăng.
5. Chi phí lương cho nhóm 20% tăng, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
6. Tổng chi phí nhân viên không tăng.
7. Giữ được nhân sự ổn định.
Ông Châu cho biết, đây là một tình huống đã xảy ra trong thực tế mà bạn ông chia sẻ lại.
Người bạn này từng nói: “Muốn giữ cán bộ giỏi thì công ty phải làm nhiều việc. Nhưng có một việc chúng ta không thể lẩn tránh: đó là lương phải cạnh tranh. Những nhân sự tốt đều có thị giá. Người thông minh luôn biết giá trị của mình. Nếu công ty tôn trọng họ, thì phải biết giá trị của họ. Lúc công ty gặp khó khăn, có thể yêu cầu họ chia sẻ. Còn bình thường thì đừng bắt họ vì yêu mến công ty mà phải chịu thiệt”.
Không một công ty nào có thể tăng budget (PV- ngân sách) chi phí nhân viên lên vô hạn. Nhưng một công ty mạnh thì phải có khả năng đưa ra mức lương cạnh tranh cho những vị trí quan trọng (nhóm 20%). Để đạt được điều này, chỉ có một biện pháp khả dĩ là: tối ưu hoá chi phí cho những vị trí công việc phổ thông (nhóm 80%).
Cấu trúc lương tích cực phải là: có khả năng cạnh tranh cao trong nhóm 20% – cạnh tranh ở chỗ cần cạnh tranh!
Cấu trúc lương tiêu cực sẽ là: chỉ có khả năng cạnh tranh cao trong nhóm 80% – cạnh tranh ở chỗ không cần cạnh tranh!
Theo CafeBiz
Bộ trưởng Nhạ, GS Châu bàn chuyện thu hút nhân tài
Cuộc bàn tròn giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ với GS Ngô Bảo Châu và các khách mời về chủ đề thu hút, sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam ở nước ngoài đã gợi mở nhiều cách nhìn mới cho vấn đề được nhắc tới từ lâu.
Mở đầu buổi thảo luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn nhìn nhận, việc thu hút người Việt Nam về nước làm việc không phải mới, song lâu nay việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả như mong đợi là do những người làm chính sách chưa thực sự lắng nghe những người họ muốn thu hút về.
GS Ngô Bảo Châu và Bộ trưởng Phùng Xuân nhạ tại bàn tròn trực tuyến do VietNamNet tổ chức chiều 8/8
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, lâu nay việc thu hút người Việt Nam trở về đâu đó chỉ là ý chí của người lãnh đạo hoặc một vài chính sách được đề xuất chưa chưa xuất phát từ thực tiễn. Vì thế, theo Bộ trưởng Nhạ, cách tiếp cận của Bộ lần này là "đi từ dưới lên", phải xuất phát từ thực tiễn, chứ không ra chính sách chung chung.
Hai nhóm đối tượng cần thu hút
Theo các khách mời, việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về nước nên chia làm nhiều mức độ và nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Hầu hết các ý kiến đều đồng tình rằng, đối với người Việt Nam ở nước ngoài có thể chia làm 2 nhóm đối tượng để thu hút: Nhóm thứ nhất là những nhà khoa học người Việt đã làm việc lâu năm, có tên tuổi nhất định trong lĩnh vực của mình; nhóm thứ hai là những du học sinh trẻ tuổi vừa tốt nghiệp tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ. Với đặc thù của mỗi nhóm, Chính phủ nên có chính sách thu hút riêng.
Từ trái quá:Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hoàng Minh Sơn, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, Tổng biên tập Tạp chí và Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu Đại học Califfornia Los Angeles, Nguyễn Anh Tuấn
GS Ngô Bảo Châu đặt vấn đề rằng, việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về nước trước hết nên nhắm vào nhóm đối tượng thứ nhất, do "đây là những người sẵn sàng về nước với mức lương khá khiêm tốn" và "có nhiều thứ để lôi cuốn họ trở về" hơn là so với nhóm đối tượng thứ 2, những người đã có công việc và cuộc sống ổn định ở nước ngoài.
Theo GS Châu, một tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài muốn về làm việc tại một trường đại học hay một cơ quan nhà nước thường sẽ phải vận dụng các mối quan hệ của bân thân và gia đình. Chính "vướng mắc" trong vấn đề tuyển dụng khiến việc thu hút nhân tài chưa hiệu quả.
Từ đó, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, các trường đại học, các đơn vị trong nước cần phải công khai và minh bạch thông tin tuyển dụng. Các trường, các đơn vị muốn thu hút một người nào đó sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với nhau bằng điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ... Và Bộ GD-ĐT nên có chính sách để thực hiện điều này.
Đồng tính với GS Châu, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất, ngoài việc thông tin rõ ràng và minh bạch về cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cũng như điều kiện làm việc, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ ban đầu giúp các tiến sĩ trẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn bước đầu.
Ủng hộ quan điểm này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây là nhóm đối tượng mà ông rất quan tâm. Bởi vì cái đích của việc thu hút người tài chính là xây dựng được thế hệ nhà khoa học được đào tạo bài bản, có năng lực và đây chính là hạt nhân để xây dựng một thế hệ như thế.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho rằng, chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vềthu hút người tài cũng nhắm vào nhóm đối tượng này. Vì thế, sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ bàn với các bộ ngành kiến nghị lên chính phủ xây dựng một quỹ tài trợ những tiến sĩ trẻ tuổi về nước thông qua hình thức các đặt hàng nghiên cứu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, bên cạnh những người trẻ tuổi, ông mong muốn thu hút được những nhà khoa học, chuyên gia người Việt ở nước ngoài về đóng góp, cống hiến cho đất nước.
GS Ngô Bảo Châu cho rằng, để thu hút nhóm đối tượng này thì không thể cạnh tranh bằng lương vì trong điều kiện hiện nay, Việt Nam khó có thể cạnh tranh lại với Mỹ và dù đây là cách mà Singapore và Trung Quốc hiện vẫn đang làm. Chia sẻ kinh nghiệm từ chính hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, GS Châu cho biết, điều khiến các nhà khoa học đầu ngành muốn sang Việt Nam chính là khi biết có một nhóm các nhà khoa học trong nước có thể làm việc được cùng họ. Theo GS Châu, đây là điều rất quan trọng.
Đồng tình với GS Ngô Bảo Châu, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, để thu hút nhóm đối tượng này thì cần phải có những người làm công tác kết nối, "môi giới" bước đầu. Bộ trưởng Nhạ cho biết, có một hạn chế lâu nay mà ông quan sát thấy là khi các nhà khoa học ở nước ngoài về thì không biết làm việc với ai, rồi cả hai bên đều thất vọng về nhau. Vì thế, nếu như có người am hiểu cả hai bên để kết nối thì có thể giải quyết được.
Ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất thành lập một hội đồng cố vấn gồm những nhà khoa học đã thành danh, có uy tín ở nước ngoài như GS Ngô Bảo Châu để làm nhiệm vụ kết nối. Ông Tuấn cho rằng, điều mấu chốt chính là phải thực sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của những con người như vậy.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (giữa) và Giáo sư Ngô Bảo Châu (trái), Tổng biên tập Tạp chí và Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu Đại học Califfornia Los Angeles, Nguyễn Anh Tuấn (phải)
Giao quyền tự chủ để trường đại học thu hút nhân tài
GS Ngô Bảo Châu cho rằng, một trong những vấn đề khó khăn của việc thu hút nhân tài về các trường đại học của Việt Nam chính là thị trường lao động cực kỳ đóng, ít khi có chuyện giảng viên chuyển từ trường này sang trường khác mà thường là thầy giữ sinh viên ở lại để tiếp tục đào tạo trở thành giảng viên. Cần phải giải phóng cơ chế này, để các trường cạnh tranh nhau sòng phẳng trong việc thu hút nhân lực thì mới có thể giải quyết được vấn đề.
Ông Hoàng Minh Sơn nói rằng, hiện tại thị trường lao động của các trường ĐH Việt Nam đã mở hơn. Như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn tạo mọi điều kiện để sinh viên trường khác về làm việc. Dù vậy, việc thu hút này vẫn gặp khá nhiều khó khăn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vấn đề "cận huyết " hay "đồng huyết" trong tuyển dụng ở các trường ĐH Việt Nam là yếu tố thuộc về văn hóa và tới nay vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam.
Theo ông Nhạ, cái gốc của vấn đề này nằm ở chỗ tính cạnh tranh chưa cao ở ĐH Việt Nam."Tôi thấy chỉ khi nào ông hiệu trưởng ĐH chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình trước xã hội và cạnh tranh trước đơn đặt hàng của Chính phủ và bên ngoài thì sẽ biết ứng xử thế nào" - Bộ trưởng Nhạ nói.
Từ đó, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, để cải thiện môi trường đại học Việt Nam, sắp tới, Bộ Giáo dục sẽ đẩy mạnh tự chủ đại học. Chỉ khi đó, hiệu trưởng mới coi trọng những người có năng lực, mới coi các cán bộ, giảng viên là những người làm nên thương hiệu của trường. Cũng tự đó, các hiệu trưởng sẽ phải tìm ra cách để thu hút, giữ chân những người tài bất kể là trong hay ngoài nước.
Tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng, ông Hoàng Minh Sơn cho rằng, tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường là thách thức song cũng là động lực thúc đẩy các trường phát triển. Tuy nhiên, theo ông Sơn, cái vướng là theo Luật viên chức hiện nay chỉ được ký hợp đồng 1 năm sau đó phải đưa vào biên chế, trở thành viên chức.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, tới đây, khi giao quyền tự chủ cho các trường đại học thì các trường cũng được tự chủ về biên chế. Người đứng đầu có toàn quyền quyết định về nhân sự tùy thuộc vào nhu cầu và chuẩn công việc của đơn vị mình.
Từ đó, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, cần phải tính tới phương án ký hợp đồng chứ không còn để chế độ biên chế trong giáo dục nữa.
Tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu thì lại cho rằng, việc xem xét bỏ chế độ biên chế, viên chức trong giáo dục cần được xem xét hết sức thận trọng, bởi biên chế khiến giảng viên cảm thấy họ là người chủ của trường đại học.
Bộ trưởng Nhạ giải thích đây mới chỉ là đề xuất và việc áp dụng trong thực tiễn cần phải có lộ trình rất dài, bước đi rõ ràng.Về lâu dài, chế độ viên chức suốt đời sẽ tùy thuộc vào từng tổ chức. Song ông cho rằng, đối với giáo dục đại học thì nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào tổ chức nhân sự của họ.
Hỗ trợ cho người trở về hơn là đầu tư để đi học
GS Châu đặt vấn đề chính sách thu hút các nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài theo chương trình 911 hiện nay vẫn còn khá cứng nhắc. Ông Hoàng Minh Sơn cho rằng, hiện tại nhà trường có hàng trăm em đi học ở nước ngoài, không biết các em khi học xong có quay trở về không song vẫn phải quản lý. Khi các em không quay trở về thì cũng không có cách nào để đòi tiên các em cả.
Từ đó, ông Sơn nêu kiến nghị trong chi phí cho mỗi sinh viên đi học theo chương trình thì nhà nước chỉ hỗ trợ 50% còn 50% là cho vay.
Nhì nhận những hạn chế của chương trình 91, ông Nhạ khẳng định tới đây sẽ kiến nghị Chính phủ chuyển dần từ việc cử đi học sang gắn trách nhiệm của người đi học với hiệu quả của đơn vị cử đi dưới dạng học bổng.
Ông Nhạ cho rằng nên đi theo hướng "hậu kiểm" hơn là đầu tư tiền để cử cán bộ hay sinh viên đi học. "Đối với các trường đại học, các viện nghiên cứu hiện nay phải đặt tài năng và hiệu quả lên hàng đầu. Thậm chí cung xkhông nên phân biệt nhà khoa học quốc tịch Việt hay nước ngoài miễn là họ mang lại cho ta những sản phẩm tốt" - Bộ trưởng Nhạ nói.
Phát biểu tại cuối cuộc thảo luận, Bộ trưởng Nhạ khẳng định, thu hút người tài ở nước ngoài là một vấn đề khó đòi hỏi phải suy nghĩ và hành động nghiêm túc hướng tới hiệu quả hơn là kêu gọi chung chung.
Theo Vietnamnet
'Trải thảm đỏ đón nhân tài' hay 'thả gà ra đuổi'? Chuyện thành phố Đà Nẵng kiện 7 nhân tài vì sử dụng ngân sách nhà nước đi du học nhưng không trở về đúng hạn quả thật chẳng khác gì việc "thả gà ra đuổi". Việc nhà nước đầu tư cho những cá nhân xuất sắc đi học ở những quốc gia tiên tiến hơn rồi quay trở về phục vụ đất nước...