Cố vấn An ninh Mỹ: Washington không còn ‘thụ động và ngây thơ’ trước Bắc Kinh
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cho biết, Mỹ không còn “thụ động và ngây thơ”, đang dần thức tỉnh trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
“Thời kỳ của sự thụ động và ngây thơ của người Mỹ đối với Trung Quốc đã qua. Nước Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, cuối cùng đã thức tỉnh trước nguy cơ từ Trung Quốc”, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cho biết hôm 24/6.
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách Mỹ có sự đồng thuận cao trong việc đầu tư nhiều hơn vào Trung Quốc, đào tạo thêm các kỹ sư, nhà khoa học, quan chức…. để nước này có tự do hóa và mở cửa nhanh hơn, nhất là về chính trị.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien. (Ảnh: AP)
Ông Robert O’Brien cho rằng, Washington chào đón Bắc Kinh vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, với những nhượng bộ và đặc quyền thương mại, mặc cho Trung Quốc đánh cắp công nghệ và làm tổn thương các doanh nghiệp Mỹ.
Video đang HOT
“Khi Trung Quốc ngày càng giàu mạnh hơn, chúng tôi tin rằng nước này sẽ dần tự do hóa. Đây là ý tưởng táo bạo, và là chủ ý tốt của Mỹ. Nó được sinh ra từ sự lạc quan vốn có của chúng tôi và bằng kinh nghiệm chiến thắng mà nước Mỹ đã trải qua đối với Liên Xô. Thật không may, điều đó hóa ra rất ngây thơ”, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cho hay.
Ông Robert O’Brien đưa ra danh sách các hoạt động của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến người Mỹ, đồng thời cho rằng các chỉ trích của ông không nhằm vào người dân Trung Quốc mà là chính quyền nước này.
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, Bắc Kinh dần có sự chuyển hướng trong việc thực hiện định hướng tuyên truyền ra thế giới. “Tại nhiều chục thành phố của Mỹ, mọi người nghe các đài phát thanh FM với sự tuyên truyền tinh tế ủng hộ Bắc Kinh”, ông Robert O’Brien cho hay.
Bên cạnh đó, ông Robert O’Brien trích dẫn các hoạt động an ninh mạng mà Trung Quốc thực hiện, cho rằng các hoạt động này thu thập dữ liệu cá nhân của hàng triệu người Mỹ.
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, đó là lí do mà chính quyền Trump đang nỗ lực ngăn chặn một số công ty của Trung Quốc, như gã khổng lồ công nghệ Huawei truy cập dữ liệu của Mỹ.
Những bình luận gay gắt của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc từ chối các nỗ lực của Mỹ về đàm phán hiệp ước vũ khí hạt nhân 3 bên với Nga. Cũng như việc chính quyền Trump tìm kiếm sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nhà Trắng cũng đang cố gắng đàm phán hiệp định thương mại mới giữa 2 bên.
Quan hệ Mỹ – Trung leo thang căng thẳng trong thời gian qua. Cuộc “tấn công bằng ngôn từ” mới nhất này là một phần mở rộng của những chỉ trích gay gắt từ chính quyền Trump việc Bắc Kinh che dấu dịch COVID-19, khiến hơn 120.000 người Mỹ thiệt mạng.
Niềm tin của người Australia với Trung Quốc giảm mạnh
Một cuộc khảo sát mới được công bố cho thấy niềm tin của người Australia với Trung Quốc và ông Tập giảm mạnh do căng thẳng song phương gần đây.
Kết quả khảo sát của Viện Lowy tại Sydney được công bố hôm nay cho thấy số người Australia tin tưởng Trung Quốc hành động có trách nhiệm trên trường quốc tế giảm từ 52% năm 2018 xuống còn 23%. Số người Australia coi Trung Quốc là đối tác kinh tế giảm xuống còn 55% so với 82% năm 2018.
"Tin tưởng vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta, đã giảm nhanh chóng", Giám đốc Viện Lowy Michael Fullilove cho biết khi công bố kết quả khảo sát. "Niềm tin vào lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thậm chí còn giảm mạnh hơn".
94% số người được hỏi nói rằng họ muốn thấy Australia giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và 82% ủng hộ các biện pháp trừng phạt quan chức Trung Quốc liên quan đến vi phạm nhân quyền. Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 giá trị thương mại của Australia. Các khoáng sản Australia được xuất khẩu tới Trung Quốc để xây dựng ngành công nghiệp nặng và sản xuất năng lượng.
Quốc kỳ Australia (xanh) và quốc kỳ Trung Quốc phía trước Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh năm 2016. Ảnh: Reuters.
Khảo sát mức độ tin tưởng với Trung Quốc được tiến hành từ năm 2005 và năm nay, Viện Lowy khảo sát 2.448 người trưởng thành trên khắp Australia.
Kết quả khảo sát năm nay cũng cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng của người Australia đối với liên minh an ninh giữa Canberra và Washington, tăng 6 điểm, lên 78%. 51% người được hỏi tin tưởng Mỹ hành động có trách nhiệm trên thế giới, 55% đánh giá mối quan hệ của Australia với Mỹ quan trọng hơn mối quan hệ với Trung Quốc.
Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình khi Bắc Kinh tìm cách chuyển sức mạnh kinh tế đang lên thành sức mạnh chính trị, ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên, việc phô diễn sức mạnh đã gây ra loạt tranh chấp với các nước láng giềng trong khu vực, từ các cuộc ẩu đả biên giới với Ấn Độ đến những xung đột ngoại giao công khai với Australia.
Những tháng gần đây, Trung Quốc áp lệnh trừng phạt thương mại vào các sản phẩm Australia, tuyên án tử hình công dân Australia và chế giễu liên minh lâu đời của Canberra với Washington. Những động thái này nhằm trả đũa việc Australia phản đối công ty công nghệ Huawei, lên án công khai gián điệp Trung Quốc và ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước này cũng như kêu gọi điều tra độc lập nguồn gốc virus cũng như cách xử lý trong đại dịch Covid-19.
Trump tiếp tục cáo buộc Trung Quốc làm bùng phát dịch Trump tiếp tục đổ lỗi cho Bắc Kinh về sự lây lan toàn cầu của nCoV, gọi virus này là "Kung Flu", gần giống "Kung Fu", chỉ võ thuật Trung Quốc. "Tôi có thế đặt tên nó là Kung flu. Tôi có thể đặt 19 phiên bản tên gọi khác nhau của nó. Nhiều người gọi đây là virus, nhưng cũng có nhiều...