Cố vấn an ninh Mỹ: Giả thuyết COVID-19 rò rỉ từ viện virus Vũ Hán khả thi nhất
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Matthew Pottinger tuyên bố, “ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phòng thí nghiệm Vũ Hán là nguồn lây lan virus”.
Ông Matthew Pottinger, Phó Cố vấn an ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump, cho biết giả thuyết “đáng tin cậy” nhất về nguồn gốc của virus gây ra dịch COVID-19 là nó đi ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Vị quan chức Mỹ cho biết các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc cũng “thừa nhận” rằng có khả năng giả thuyết COVID-19 bắt nguồn từ một chợ thực phẩm tươi sống là sai lầm.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Matthew Pottinger. (Ảnh: Getty)
Theo The Mail on Sunday, Phó cố vấn An ninh Quốc gia Matthew Pottinger đã nói với các chính trị gia trên khắp thế giới trong một cuộc họp trực tuyến rằng, các thông tin tình báo đã chỉ ra khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm lớn nhất Trung Quốc, Viện Virus học Vũ Hán.
Ông tuyên bố: “Ngày càng có nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy phòng thí nghiệm (Vũ Hán) là nguồn lây của virus”. Ông cũng nói với các nhà lãnh đạo trong một cuộc gọi rằng sự cố có thể là một vụ rò rỉ hoặc một tai nạn.
Tại Anh, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan-Smith, người có mặt tại cuộc họp, cho biết các bình luận đã giúp “củng cố” các tranh luận xung quanh giả thuyết này.
Tin tức được đưa ra trong bối cảnh truyền thông đưa tin chính quyền Mỹ nói chuyện với một “người tố giác” từ viện virus Vũ Hán.
Video đang HOT
Ông nói thêm: “Đó là những gì tôi được nghe cách đây vài tuần. Tôi tin rằng đây là cách họ củng cố lập trường của mình về nguồn gốc bùng phát dịch”.
Từ lâu đã có các giả thuyết cho rằng virus corona gây COVID-19 vô tình bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán. Điều này thậm chí được Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc nhiều lần.
Vũ Hán là nơi có cơ sở nghiên cứu virus corona hàng đầu thế giới. Đây cũng là thành phố đầu tiên bị tàn phá bởi đại dịch. Điều đó đã làm dấy lên nghi ngờ. Các nghiên cứu khoa học cũng cho rằng virus corona có nguồn gốc từ động vật.
Trung Quốc 'đặt cược' vào chiến lược chống Covid-19 mới
Khi các cụm dịch mới xuất hiện ở ngoại ô Bắc Kinh hay Liêu Ninh, giới chức Trung Quốc không còn ra lệnh phong tỏa toàn diện như hồi đầu năm.
Giới chức Trung Quốc gần đây tránh áp đặt các lệnh phong tỏa và đóng cửa toàn bộ hoạt động kinh doanh để ngăn Covid-19 như hồi đầu năm, sau khi đại dịch bùng phát ở thành phố Vũ Hán. Thay vào đó, họ áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch có mục tiêu và ít can thiệp hơn, nhằm giúp ngăn chặn dịch lây lan nhưng không làm tổn hại nền kinh tế đang phục hồi.
"Sẽ có nhiều người đi lại và tụ tập hơn. Điều này sẽ khiến việc phòng ngừa và kiểm soát virus phải đối mặt với thách thức lớn", một quan chức thành phố Bắc Kinh tuần trước nói, đề cập tới kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dự kiến bắt đầu vào ngày 12/2.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho cư dân quận Thuận Nghĩa, ngoại ô Bắc Kinh hôm 28/12. Ảnh: Zuma Press.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 28/12 thông báo phát hiện 8 ca nhiễm cộng đồng ở Liêu Ninh, đông bắc nước này. Trong đó, 6 ca nhiễm được báo cáo ở thành phố Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, trong khi hai ca nhiễm còn lại được ghi nhận ở thành phố cảng Đại Liên, nơi có 5,6 triệu dân đã được xét nghiệm sau đợt bùng phát hồi giữa tháng 12.
Trong hai tuần qua, giới chức Đại Liên đã phát hiện 35 người mang triệu chứng bệnh, gồm hai ca được báo cáo hôm 29/12. Hàng trăm chuyến bay đến và rời Thẩm Dương, Đại Liên đã được yêu cầu dừng hoạt động trong những ngày gần đây để ngăn dịch bùng phát.
Trong khi đó, thủ đô Bắc Kinh hai tuần qua báo cáo 16 ca nhiễm cộng đồng, trong đó có hai ca không triệu chứng. Cho tới ngày 29/12, giới chức Bắc Kinh cho biết đã xét nghiệm khoảng 1,7 triệu trong số hơn 20 triệu dân của thành phố.
Dù Bắc Kinh gần đây đã tăng cường một số quy định kiểm soát Covid-19, chính quyền thành phố lưu ý chúng chỉ nên được áp dụng ở mức độ phù hợp, với hầu hết các biện pháp chỉ dựa vào ý thức tự nguyện và chỉ tác động tối thiểu tới cuộc sống hàng ngày của đa số cư dân.
Trường học và các lớp mẫu giáo vẫn được mở cửa, dù học sinh phải đeo khẩu trang và được kiểm tra thân nhiệt thường xuyên. Các khu dân cư ở Thuận Nghĩa, quận ngoại ô Bắc Kinh và là nơi bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát mới nhất, đã yêu cầu thiết lập các trạm kiểm soát cư dân và du khách ra vào khu vực. Công viên, bảo tàng và nhiều địa điểm công cộng khác, như nhà hàng, trung tâm thương mại cũng được yêu cầu hạn chế số lượng khách.
Chính quyền Bắc Kinh kêu gọi người dân tự nguyện hạn chế các buổi tụ tập riêng và các chuyến đi không cần thiết, thay vì ban lệnh cấm nghiêm ngặt. Các công ty và cơ quan được khuyến nghị cho nhân viên nghỉ tết xen kẽ nhằm hạn chế tình trạng "xuân vận", khi hàng triệu người đồng loạt nghỉ tết và trở về quê.
Theo các nhà dịch tễ học, nCoV bùng phát ở Trung Quốc ngay khi quốc gia này bước vào mùa xuân vận và đây là lý do khiến dịch lây lan nhanh chóng.
Zhu Aiqing, một công chức ở Bắc Kinh, đã mất hơn 1.000 nhân dân tệ, tương đương 150 USD, phí hủy vé máy bay tới đảo Hải Nam, sau khi sếp cô yêu cầu các đảng viên như cô nêu gương tuân thủ lời kêu gọi của chính quyền và ở nhà trong dịp lễ năm mới.
"Thật may khi chúng tôi không phải chịu phí hủy đặt phòng khách sạn sau khi tôi gửi ảnh chụp thẻ công chức của mình và giải thích với họ về chính sách hiện tại của thành phố", Zhu nói.
Các quan chức hàng đầu của Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa đại dịch và nhu cầu giảm thiểu tác động đối với nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân.
Nền kinh tế Trung Quốc gần như chững lại trong quý I năm 2020, khi tổng sản phẩm nội địa (GDP) giảm 6,8% so với năm trước đó, mức giảm lớn nhất trong 4 thập kỷ qua ở quốc gia này. Nhưng sau khi đại dịch cơ bản đã được kiểm soát hồi mùa xuân, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tăng trưởng dương giữa đại dịch.
Kể từ khi áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt dài 76 ngày ở thành phố Vũ Hán và khu vực cân lận của tỉnh Hồ Bắc, nơi các ca nhiễm đầu tiên được phát hiện, giới chức Trung Quốc đã dần điều chỉnh các biện pháp kiểm soát đại dịch.
Khi dịch tái bùng phát ở Vũ Hán hồi cuối tháng 5, giới chức địa phương đã lập tức xét nghiệm hơn 9 triệu dân của thành phố trong 10 ngày, nhưng không phong tỏa thành phố với thế giới bên ngoài như cách làm hồi tháng 1.
Sau khi Bắc Kinh phát hiện các ca nhiễm mới ở một khu chợ đầu mối hồi tháng 6, thành phố này đã lập tức chia các khu vực theo thang cảnh báo nghiêm trọng ba cấp và chỉ một số khu dân cư bị yêu cầu "đóng cửa" hoàn toàn. Hơn một nửa cư dân thành phố được xét nghiệm và hầu hết các cơ sở kinh doanh được phép mở cửa hoạt động.
Đợt bùng phát tại Sân bay Quốc tế Phố Đông Thượng Hải hồi tháng 11 đã khiến thành phố ven biển này phải hủy hàng trăm chuyến bay và xét nghiệm hàng nghìn nhân viên sân bay. Các chuyên gia dẫn dắt nỗ lực ứng phó Covid-19 đã tranh luận về việc liệu có cần xét nghiệm toàn thành phố hay lựa chọn cách tiếp cận ít gây ảnh hưởng hơn, theo chia sẻ của Zhang Wenhong, chuyên gia y tế cộng đồng và là giám đốc khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn, Thượng Hải, trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc hôm 26/12.
Cư dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Đại Liên hôm 23/12. Ảnh: Zuma Press .
Sun Xiaodong, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Bệnh Thượng Hải, cho biết họ cuối cùng đã lựa chọn áp đặt các biện pháp hạn chế ít gây tác động đối với cư dân địa phương hơn.
Bản chất cách tiếp cận có mục tiêu hơn mà Bắc Kinh đang áp dụng được thể hiện rất rõ vào hôm 29/12 tại một tòa chung cư cao cấp thuộc Kempinski Hotel. Sau khi một cư dân của tòa nhà xét nghiệm dương tính với nCoV sau chuyến đi Hàn Quốc, những người từng đi chung thang máy với ca nhiễm này lập tức được cách ly hai tuần, theo chia sẻ của một cư dân sống ở đó.
Tuy nhiên, những cư dân sống trong các khu vực khác của tòa chung cư vẫn có thể tự do đi lại, trong khi các cửa hàng, văn phòng trong tòa nhà văn phòng cùng khu chung cư này vẫn hoạt động bình thường.
"Dù vẫn rất nghiêm ngặt, các biện pháp được đưa ra đã phù hợp hơn để hạn chế những bất tiện có thể gây ra với cư dân của tòa nhà ngay cả trong thời gian cách ly", một cư dân đang trong thời gian cách ly cho hay. "Tôi thấy chính sự tính toán chu toàn này là yếu tố lớn nhất giúp ngăn chặn đại dịch ở Trung Quốc".
Mỹ và EU yêu cầu Trung Quốc thả nhà báo đưa tin Vũ Hán Mỹ và EU yêu cầu Trung Quốc lập tức thả nhà báo đưa tin dịch bệnh Covid-19 ở Vũ Hán sau khi cô bị tuyên án 4 năm tù. "Mỹ lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc truy tố giả mạo và kết án nhà báo công dân Zhang Zhan hôm 28/12", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố...