Cổ tức toàn cầu năm 2020 sụt giảm mạnh do Covid-19
Theo một báo cáo được công bố hôm thứ Hai (23/11), khoản chi trả cổ tức của các công ty lớn nhất thế giới vào năm 2020 sẽ giảm từ 17,5 – 20%, tương đương khoảng 263 tỷ USD do hậu quả của cuộc khủng hoảng Covid-19 nhưng có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm tới.
Mặc dù dự đoán của công ty quản lý quỹ Janus Henderson cho thấy mức giảm cổ tức nhỏ hơn một số người đã lo ngại khi bắt đầu đại dịch, nhưng đây sẽ là mức giảm lớn nhất kể từ ít nhất là năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cổ tức là nguồn thu nhập chính của cả quỹ hưu trí nhà nước và tư nhân, nhưng các công ty đang cố gắng đối phó với đại dịch đã cắt giảm 55 tỷ USD, tương đương 11,4% trong quý III sau khi mức giảm 108 tỷ USD, tương đương 22% trong quý II khi mức độ không chắc chắn trong quá trình đại dịch đạt đến đỉnh điểm.
“Kịch bản tích cực nhất của chúng tôi là chi trả cổ tức toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 17,5% về còn 1,2 nghìn tỷ USD và kịch bản xấu nhất là giảm 20,2% về còn 1,16 nghìn tỷ USD”, Jane Shoemake, Giám đốc Đầu tư về Thu nhập cổ phiếu toàn cầu của Janus Henderson cho biết.
Video đang HOT
Biểu đồ tình hình chia trả cổ tức toàn cầu qua các năm
“Đây là năm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”, Jane Shoemake cho biết.
“Nhưng nếu cuộc sống bắt đầu quay trở lại bình thường, ngay cả một số công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất (chẳng hạn như các công ty du lịch, giải trí và bán lẻ) sẽ có thể bắt đầu trả cổ tức trở lại”, ông nói.
Báo cáo ước tính mức phục hồi của năm tới có thể lên tới 12% tùy thuộc vào diễn biến của đại dịch và liệu các ngân hàng của châu Âu có được phép chia cổ tức trở lại hay không.
“Chúng tôi vẫn còn mùa đông để vượt qua. Nó sẽ không phải là một con đường rõ ràng”, ông nói.
Chia nhỏ theo lĩnh vực, mức giảm tồi tệ nhất trong quý III là từ các công ty tiêu dùng hàng xa xỉ, với mức giảm 43%, trong đó các nhà sản xuất ô tô và công ty giải trí thể hiện mức giảm sâu nhất.
Các công ty lĩnh vực truyền thông, hàng không vũ trụ và ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi dược phẩm, nhà sản xuất thực phẩm và nhà bán lẻ thực phẩm đều tạo ra mức chi trả cổ tức cao hơn.
Về mặt địa lý, các ngân hàng và công ty dầu mỏ của Anh đã cắt giảm các khoản thanh toán của họ giảm gần 42%, trong khi Úc cũng đã kìm hãm cổ tức ngân hàng đã giảm 40%.
Cổ tức tại Mỹ đã giảm 3,9%, thay vào đó là tác động của việc mua lại cổ phiếu. Các khoản thanh toán của Nhật Bản giảm 16% với các nhà xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi mức tăng 3,3% ở Trung Quốc và gần 10% ở Hồng Kông tạo nên một điểm sáng hiếm hoi.
Các công ty công nghệ lớn đã vượt qua đại dịch và Microsoft sẽ lần đầu tiên trở thành công ty trả cổ tức lớn nhất thế giới với mức tăng gần 10% trong quý IV.
Shoemake nói: “Trong 10 năm qua, bạn đã chứng kiến một sự thay đổi lớn. Có những công ty công nghệ đang bỏ ra rất nhiều tiền mặt để chia cổ tức”.
PNJ: 10 tháng lãi sau thuế đạt 817 tỷ đồng
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã: PNJ) đã công bố kết quả kinh doanh tháng 10 và 10 tháng đầu nằm 2020.
Theo đó, tháng 10/2020, PNJ ghi nhận doanh thu thuần 1.827 tỷ đồng, tăng trưởng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh thu kênh bán lẽ đã tăng 17,5%; doanh thu kênh khách hàng doanh nghiệp tăng 52,9%, đặc biệt kênh xuất khẩu có sự phục hồi mạnh trong tháng 10 với 43,1%. Lợi nhuận sau thuế tháng 10 đạt 175 tỷ đồng tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: PNJ
Luỹ kế 10 tháng, doanh thu thuần của PNJ đạt 13.495 tỷ đồng, tăng 0,7% và lợi nhuận sau thuế đạt 813 tỷ đồng, giảm 13% so với 10 tháng đầu năm 2019.
Trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm, PNJ ghi nhận doanh thu sụt giảm của kênh bán sỉ lần lượt giảm 16,1% và 25,7% so với cùng kỳ. PNJ cho biết, sức mua của các khách hàng sỉ vẫn bị ảnh hưởng do sức mua thị trường trang sức còn thấp. Kênh bán sỉ là kênh PNJ hướng đến sản phẩm công nghệ cao, đưa ra thị trường những sản phẩm nữ trang kim cương do PNJ sản xuất thay vì gia công và nhập khẩu.
Riêng kênh vàng miếng, mặc dù ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,7% trong tháng 10, nhưng luỹ kế 10 tháng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 12,9% so với cùng kỳ.
Với kết quả trên, 10 tháng, PNJ đã hoàn thành 93,2% kế hoạch doanh thu và 98,1% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Mới đây, PNJ đã có thông báo ngày chốt quyền 08/12/2020 để thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 6% bằng tiền. Dự kiến ngày 22/12/2020, PNJ sẽ chi trả tạm ứng cổ tức năm 2020. Ước tính, PNJ sẽ chi ra khoảng 135 tỷ đồng để chi trả đợt tạm ứng cổ tức nói trên.
Cổ phiếu vượt đỉnh, Đầu tư Sài Gòn VRG tạm ứng cổ tức 10% Đầu tư Sài Gòn VRG dự chi 79 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2020. Giá cổ phiếu SIP đang liên tục phá đỉnh, đạt 151.000 đồng/cp cuối phiên 20/11. Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) thông báo chốt danh sách cổ đông thực hiện tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt 1 năm 2020, tỷ lệ 10% (1 cổ...