Cổ tức bằng tiền mặt cũng có mặt trái
Một doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt thường sẽ khiến nhiều nhà đầu tư hài lòng bởi đây khoản tiền mà họ có thể nhìn thấy thật sự của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng nên cẩn trọng bởi động thái chia cổ tức tiền mặt lại có thể là một chiêu tạo “ảo ảnh” doanh nghiệp vững mạnh.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong tuần mới từ 21 – 25/10 sẽ có 12 doanh nghiệp (DN) chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng. Trong số đó có rất nhiều DN đang được các nhà đầu tư quan tâm như CTCP Đầu tư phát triển đa quốc gia I.D.I (mã: IDI), Nhựa Tiền Phong (mã: NTP), Kinh Bắc City (mã: KBC), Mía đường Sơn La (mã: SLS)…
Nhiều nhà đầu tư (NĐT) ưa thích phương thức đầu tư “ăn theo cổ tức, cổ phiếu thưởng” đã và đang bắt đầu mua vào cổ phiếu chờ ngày “lăn chốt”.
Cổ tức tiền mặt thể hiện dòng tiền
Thực tế, các NĐT “bắt sóng” cổ tức thường lựa chọn các DN chia cổ tức bằng tiền mặt vì cho rằng đây là những DN có dòng tiền ổn định. Do đó, nhiều năm gần đây, hầu hết các DN niêm yết ngoại trừ ngành ngân hàng đều có xu hướng chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ trung bình từ 8 – 30%, thậm chí có những khoản cổ tức đột biến lên tới vài trăm phần trăm.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) không mang lại nhiều lợi nhuận cho các NĐT giống như giai đoạn trước khiến dòng tiền thoái lui thì phương thức trả cổ tức bằng tiền mặt cũng là một hình thức giữ chân cổ đông.
Video đang HOT
Trong 12 DN sắp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần này (21 – 25/10) có tới 11 DN trả cổ tức bằng tiền mặt.
Có thể kể đến như CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I, ngày 25/10 tới sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2018 bằng tiền và cổ phiếu tổng tỷ lệ 20%, trong đó 5% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu.
Theo đó, IDI sẽ phát hành 29,7 triệu cổ phiếu mới và chi gần 99 tỷ đồng tiền mặt chi trả cổ tức cho cổ đông đợt này. Về kết quả kinh doanh, năm 2018, công ty đạt 6.341 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 19% so với năm 2017; lợi nhuận sau thuế tăng đột biến gần 88% lên gần 644 tỷ đồng.
Dù đứng trước khó khăn của ngành đường nói chung khiến kết quả kinh doanh có phần sụt giảm nhưng CTCP Mía đường Sơn La tới đây (ngày 24/10) cũng chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức niên độ tài chính 2018-2019 bằng tiền tỷ lệ 50%. Khoản cổ tức này sẽ được thanh toán vào ngày 18/11/2019.
Ngày 24/10 cũng là ngày giao dịch không hưởng quyền để Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã: KBC) chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức đợt 2 năm 2018 bằng tiền tỷ lệ 5%. Thời gian thanh toán 29/11/2019.
Với gần 470 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Kinh Bắc City sẽ chi khoảng 235 tỷ đồng trả cổ tức lần này cho cổ đông. Nguồn vốn chi trả lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty tính đến 31/12/2019 trên BCTC kiểm toán năm 2018.
Trước đó, không ít DN sẵn sàng chi ra mức cổ tức tiền mặt “khủng” cho năm 2018 như Sabeco (SAB): 50%, Bến xe Miền Tây (mã: WCS): 200%, Khoáng sản Hà Giang có tổng tỷ lệ là 70%….
Theo một chuyên gia chứng khoán, trong thời gian qua, NĐT Việt Nam có vẻ quan tâm đến các thông tin về trả cổ tức hơn là các thông tin về hoạt động kinh doanh của DN. Bản thân các công ty cũng nhận thức được tầm quan trọng đó và thường đưa ra các mức cổ tức cao làm “mồi câu”.
Việc chia cổ tức bằng tiền cũng có một số vấn đề đáng lưu ý
Liệu có ổn?
Xét trong giai đoạn 2014-2018, IDI có mức độ pha loãng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức tiền mặt rất cao, nhưng nghịch lý là thị giá cổ phiếu trên sàn vẫn thấp và giảm dài hạn. Trong khi đó, hoạt động trong ngành chế biến cá tra, IDI được hưởng lợi từ sự hồi phục chung của ngành này trong thời gian dài vừa qua.
Tuy nhiên, IDI lại là công ty con của CTCP Tập đoàn Sao Mai (mã: ASM) – một DN niêm yết khác, Tổng giám đốc của Sao Mai đồng thời là Chủ tịch HĐQT của IDI có sở hữu cổ phần cá nhân tại cả hai công ty. Điều này gây e ngại về tính minh bạch, nhất là khi IDI luôn có giao dịch với số dư rất lớn với Sao Mai.
Ngoài ra, một DN thường xuyên trả cổ tức tiền mặt có khả năng sẽ không tiếp tục mở rộng quy mô để tăng lợi nhuận trong tương lai nên sẽ không có nhu cầu tái sử dụng lợi nhuận để đầu tư. Điển hình như Công viên nước Đầm Sen (mã: DSN), Cáp treo Núi bà Tây Ninh (mã: TCT)…
Thậm chí, có trường hợp phần tiền chia cổ tức cho NĐT chỉ là một phần nhỏ của số vốn nợ đang vay để NĐT có cảm giác là DN vẫn đang hoạt động rất tốt. Sau đó, những lời hứa hẹn lâu năm dần dần đi vào quên lãng.
Thực tế là đã có khá nhiều DN thường xuyên gia hạn ngày trả cổ tức tới hàng năm, thậm chí… 10 năm! Có thể kể đến như CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (mã: HCD) đã kéo dài thời gian chi trả cổ tức từ năm 2017 đến năm 2019; CTCP Sông Đà 6 (mã: SD6) dời cổ tức đợt 2 năm 2015 đến năm 2019…
Nhìn chung, cổ tức bằng tiền là một khoản thu nhập hấp dẫn cho những NĐT thích có nguồn thu nhập bị động, an nhàn và không cần phải mua bán liên tục. Tuy nhiên, khi đã quyết định đầu tư vào một DN, các NĐT cần quan tâm đến lãnh đạo và tương lai của DN đó.
Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
Taseco Airs chuẩn bị chi trả cổ tức đợt 1/2019 tỷ lệ 20%
Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco - Taseco Airs (AST) sắp chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2019.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ngày 15/11 tới đây Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco - Taseco Airs (AST) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.000 đồng.
Thời gian thanh toán 8/1/2020.
Như vậy với 45 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Taseco sẽ chi khoảng 90 tỷ đồng tạm ứng cổ tức lần này cho cổ đông.
Thùy Linh/BNEWS/HSX
Đầu tư dài hạn sẽ giảm thiểu được rủi ro? Thông thường, những nhà đầu tư chứng khoán dài hạn được xem là đang đi theo mục tiêu "chậm mà chắc", là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người không ưa mạo hiểm với lợi nhuận ổn định, bền vững và ít rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán dài hạn không hề dễ dàng, nhà đầu tư phải là người...