‘Cơ trưởng Sully’ – phim lay động cảm xúc về tai nạn máy bay
Dự án hợp tác lần đầu giữa Tom Hanks và Clint Eastwood khắc họa chân dung người hùng cứu sống 155 hành khách trên chuyến bay gặp nạn của Mỹ.
Sully là tác phẩm tiểu sử dựa trên cuốn tự truyện Highest Duty của phi công Chesley Sullenberger, hay còn gọi là Sully do Tom Hanks hóa thân.
Tom Hanks hóa thành cơ trưởng cứu 155 hành khách nhờ đáp máy bay xuống sông Hudson.
Chuyện phim xoay quanh sự cố chấn động ngành hàng không xảy ra vào ngày 15/1/2009 ở Mỹ. Chiếc máy bay Airbus A320 vừa cất cánh vài phút thì bị một đàn chim đâm vào. Trước sự cố, cơ trưởng Sully (Tom Hanks) cho hạ cánh khẩn cấp xuống sông Hudson. 155 hành khách được giải cứu kịp thời và sống sót. Sự kiện này được truyền thông gọi là “phép màu”. Sully cùng phi hành đoàn được công chúng tôn vinh như những người hùng.
Tuy nhiên, khi xét lại vụ việc, cơ quan an toàn bay của Mỹ đặt ra nhiều nghi vấn. Họ cho rằng tình trạng của máy bay khi đó không đến mức khiến Sully phải quyết định liều lĩnh. Ông cùng cơ phó Jeff Skiles (Aaron Eckhart thủ vai) phải tham gia nhiều phiên điều trần. Từ chỗ là anh hùng, họ có nguy cơ bị xem là tội đồ.
So với các phim tiểu sử, cốt truyện Sully không quá phức tạp mà chỉ gói gọn trong thời lượng 97 phút. Dưới bàn tay đạo diễn Clint Eastwood, tác phẩm không sa vào phong cách cường điệu, bi kịch quá mức mà mô tả sự kiện một cách tiết chế.
Phim mang nhịp điệu chậm rãi và được dựng theo phong cách giả tài liệu, xen lẫn những đoạn đối thoại kiểu trả lời phỏng vấn và cơn ác mộng của nhân vật chính – người bị điều tra. Kịch bản xây dựng theo lối kể ngược – bắt đầu bằng những phiên điều tra cùng tâm tư của Sully sau vụ việc. Từng tình tiết về chuyến bay được nêu ra như mảnh ghép, trước khi toàn bộ vụ việc được tái hiện vào giữa phim. Lối kể đảo ngược tuyến tính này làm gia tăng tính hồi hộp, khiến khán giả tò mò về sự cố thực.
Trường đoạn kịch tính nhất nằm ở giữa – vén màn mọi chi tiết về cú đáp trên sông Hudson. Ở ngoài đời, thời gian từ khi phi cơ cất cánh đến lúc chạm mặt sông Hudson chỉ có 208 giây. Đạo diễn Clint Eastwood đưa lên màn ảnh những khoảnh khắc ngàn cân treo sợi tóc của câu chuyện bằng lối cắt dựng nhanh, ghi hình ở nhiều góc.
Xen kẽ những đúp quay cảnh toàn về hình ảnh máy bay lao xuống sông là những cảnh cận bàn chân hối hả chạy của Tom Hanks, khuôn mặt ngơ ngác của hành khách. Trường đoạn này đạt hiệu ứng thị giác rõ rệt nhờ quay hoàn toàn bằng máy quay IMAX – tăng gấp đôi độ phân giải so với máy quay kỹ thuật số hoặc phim nhựa.
Cảnh cơ trưởng Sully cứu máy bay còn cho người xem thấy việc đề cao sự chuyên nghiệp của ngành hàng không và cứu hộ Mỹ trong sự cố. Từng người đều làm đúng phận sự, như cỗ máy hoạt động chính xác từng chi tiết để giải quyết tai nạn. Khuôn mặt hai phi công đậm nét lo lắng nhưng bình tĩnh xử lý tình huống. Bên trong khoang, các hành khách bắt đầu hoảng hốt. Dù vậy, họ được tiếp viên hướng dẫn và trấn an. Trong khi đó, ở đài không lưu, nhân viên nỗ lực đến giây phút cuối cùng để kết nối với máy bay.
Video đang HOT
Trường đoạn mãn nhãn nhất phim tái hiện cú đáp thần kỳ giữa sông Hudson.
Cơ trưởng Sully là dấu ấn mới của Tom Hanks, thuyết phục người xem từ tạo hình đến diễn xuất.
Với hàng ria mép cùng mái tóc điểm bạc, nam diễn viên toát lên nét nghiêm nghị, cương trực của viên cơ trưởng 42 năm kinh nghiệm. Tài tử chủ động kiểm soát vai diễn một cách điềm đạm. Qua lối diễn chuyên nghiệp của Tom Hanks, Sully hiện lên như một người hùng không lên gân dù được tung hô hết lời. Ông không đắm mình trong hào quang mà luôn trăn trở về quyết định của mình.
Bên cạnh Tom Hanks, Aaron Eckhart có nhiều pha tung hứng , tạo ra tiếng cười nhẹ nhàng giúp phimSully không bị khô khan.
Dưới bàn tay đạo diễn Clint Eastwood, “Sully” trở nên chân thực và tiết chế vừa đủ.
Điểm trừ của phim nằm ở tuyến nhân vật trong Ủy ban an toàn. Thật ra, đây cũng là thế “tiến thoái lưỡng nan” của kịch bản. Nếu mô tả họ đơn giản như cuộc điều trần ngoài đời, tác phẩm sẽ nhàm chán. Ngược lại, nếu thêm thắt nhiều quá, đây không còn là một phim tiểu sử. Clint Eastwood chọn cách trung lập là biến các nhân vật này thành một kiểu phản diện nửa vời. Họ xuất hiện có phần nhạt nhòa trong suốt cuộc điều tra.
Sully (Cơ trưởng Sully) đã chiếu ở Việt Nam từ ngày 9/9.
Theo VNE
Hình ảnh chưa từng công bố vụ máy bay hạ cánh giữa sông
Bộ phim "Cơ trưởng Sully" dựa trên câu chuyện có thật. Ngay khi phim công chiếu, những bức ảnh chưa từng công bố về vụ việc đã được tiết lộ.
Do đạo diễn Clint Eastwood thực hiện, Tom Hanks đóng chính, Sully (Cơ trưởng Sully) sớm được giới phê bình đánh giá là đối tượng nặng ký tại Oscar năm nay. Rotten Tomaotes chấm phim 84% còn IMDB nhận xét 8/10. Nhưng thành tích về doanh số phòng vé lúc này còn khiến các tay viết hàng đầu bất ngờ hơn. Sau 3 ngày ra rạp, phim cán mốc 35,5 triệu USD, dẫn đầu doanh thu tuần qua.
Phim là câu chuyện có thật về cơ trưởng Chesley Sullenberger - người có đến hơn 40 năm kinh nghiệm lái máy bay. Cũng như bao lần, hôm đó, ông nhận điều khiển phi cơ mang mã hiệu 1549 của Us Airways. Hơn 100 giây sau khi cất cánh, hai động cơ, hệ thống điều khiển của máy bay đã bị hư hại vì va chạm với đàn ngỗng trời. 208 giây còn lại là quyết định mạo hiểm của Sully khi hạ cánh thành công ở đường băng kỳ diệu - sông Hudson, trung tâm New York.
Quyết định mạo hiểm này đã cứu sống 155 hành khách cùng phi hành đoàn. Không phải hư cấu, câu chuyện "thần kỳ trên sông Hudson" là sự việc đã ghi vào lịch sử ngành hàng không Mỹ. Ngày 15/1/2009, Chesley Sullenberger trở thành anh hùng của người Mỹ. Cơ trưởng Sully đã mang đến hình ảnh chân thực như đang xem lại những thước phim tư liệu.
17 năm sau, những tấm ảnh do nhiếp ảnh gia Stephen Mallon lần đầu được công bố. Stephen chụp phía bên trong máy bay Airbus A320 khi công tác trục vớt máy bay trở nên lâu hơn dự kiến.
9 ngày sau khi hạ cánh trên sông, chiếc máy bay do cơ trưởng Sully điều khiển vẫn ngập trong nước và bị hư hại khá nhiều. Khó có thể tin rằng, 155 người trên máy bay đã được an toàn.
Chiếc máy bay bị hỏng động cơ, phải đáp khẩn cấp. Hai sân bay ở gần là Teterboro và LaGuardia đều không là sự lựa chọn kịp thời. Lần đầu tiên, một máy bay chọn sông là đường băng hạ cánh và không gây thiệt hại về người.
Phần cửa số máy bay bị nứt vỡ do va chạm với nước.
Phần thân vỏ động cơ bị hư hại nặng. Máy bay do cơ trưởng Sully điều khiển hư hỏng 2 động cơ chính, có mùi xăng và mất lực đẩy trước khi hạ cánh.
Cảnh sát Mỹ mất gần 2 tuần để đưa máy bay lên bờ.
Chỉ hai người bị thương sau vụ hạ cánh khẩn cấp xuống sông.
Nữ phát ngôn của Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang (FAA) Laura Brown nói rằng theo thông tin ban đầu cho thấy, các động cơ của máy bay đã bị chim đâm vào ngay sau khi cất cánh.
Chuyến bay mang số hiệu 1549 tạo nên điều chưa từng có trong lịch sử hàng không với câu chuyện về một người anh hùng tên Sully. 208 giây quyết định sống và chết. Trong phim, khán giả sẽ được thấy Sully trải qua thêm một thử thách khác khi các nhà chức trách đặt ra nghi vấn ông hành động vội vàng, không coi trọng an toàn của các hành khách. Họ tin vào các con số tính toán từ chuyên gia và hoài nghi câu chuyên của Suly.
Hình ảnh máy bay US Airway 1549 được trưng bày ở bảo tàng Carolinas Aviation.
Theo Zing
Tom Hanks sẽ có đề cử Oscar thứ sáu với 'Sully' Đó là nhận định của giới truyền thông quốc tế sau khi bộ phim "Cơ trưởng Sully" có buổi chiếu ra mắt tại hai liên hoan phim Venice và Telluride. Sau khi La La Land nhận vô số lời khen ngợi và lập tức được xếp vào nhóm ứng cử viên nặng ký trên đường đua Oscar 2017, Sully là tác phẩm đáng...