Có trẻ ngồi trên ô tô, phụ huynh cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?
Khi có trẻ em trên ô tô, ngoài việc để mắt liên tục tới con trẻ thì cha mẹ cần lưu ý tới vị trí ngồi, dây an toàn cho trẻ em hay hướng dẫn các kỹ năng cần thiết cho bé.
Cho trẻ ngồi ghế riêng, chọn vị trí phù hợp và phải thắt dây an toàn
Đa số người Việt chưa chú ý đến điều này. Ghế ngồi trên ô tô không phù hợp với tầm vóc của trẻ nên dù có thắt dây an toàn cũng khó giúp trẻ yên vị khi vận hành trên đường xấu hoặc đi vào khúc cua. Do đó những trẻ dưới 12 tuổi hoặc có thể trạng nhỏ bé cần có ghế trẻ em riêng.
Không ít phụ huynh có thói quen cho trẻ ngồi hàng ghế trước hoặc ngồi gần bệ tì tay ở giữa xe vì như thế sẽ có cảm giác gần gũi. Song đây là vị trí cực kỳ nguy hiểm bởi khi bất ngờ gặp chướng ngại vật, xe phanh gấp sẽ tạo ra quán tính khiến trẻ có thể lao vào kính lái hoặc bảng táp lô.
Các nhà sản xuất xe hơi khuyến cáo không cho trẻ em ngồi hàng ghế trước bởi trong trường hợp túi khí bung ra có thể làm trẻ bị tổn thương. Vì thế, nên đặt ghế riêng ở hàng ghế sau và lựa chọn vị trí thích hợp để trẻ có thể quan sát không gian bên ngoài, tránh mệt mỏi, say xe.
Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen thắt dây an toàn. Đây là hành động cơ bản, bước đầu để hình thành thói quen cho trẻ khi di chuyển bằng ô tô.
Hướng dẫn trẻ tự giải cứu trong tình huống khẩn cấp
Ô tô là phương tiện sử dụng hàng ngày nên cha mẹ cần sớm trang bị cho trẻ kỹ năng tự giải thoát cho mình khi bị bỏ quên trên ô tô. Cụ thể, dạy trẻ cách mở cửa từ bên trong xe khi bị kẹt lại một mình mà xe chốt khóa, tắt máy.
Video đang HOT
Hãy dành thời gian chỉ cho trẻ biết vị trí lẫy khóa và các nút mở cửa. Nếu có thể, hãy cho trẻ học cách bật các tín hiệu cảnh báo khẩn cấp hoặc bấm còi để thu hút sự chú ý của người đi đường bởi khi tắt máy thì hệ thống đèn khẩn cấp và còi xe vẫn hoạt động bình thường.
Để mắt sát sao tới trẻ trong suốt hành trình
Trong lúc xe di chuyển, dù trẻ ngủ hay thức, người lớn trên xe cần liên tục để mắt tới hành khách nhí. Không cho trẻ nghịch ngợm, nhảy múa, hò hét trên xe nhưng cũng cần giao tiếp, kể chuyện để không khí chuyến đi không bị trầm lắng, dễ gây mệt mỏi.
Sử dụng rèm hoặc tấm che cửa sổ để ánh nắng không chiếu xuyên qua kính, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nếu di chuyển bằng ô tô vào mùa hè. Khóa cố định các cửa từ bên trong ở chế độ khóa trẻ em.
Nếu di chuyển hành trình dài, phụ huynh chọn điểm dừng chân để cho trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành, vận động một chút cho tỉnh táo hoặc tranh thủ ăn uống nhẹ. Tuyệt đối không để trẻ em một mình trong xe.
Những ngộ nhận của tài xế Việt về túi khí
Nhiều tài xế thắc mắc vì sao xe đâm bẹp đầu mà túi khí không bung hay tranh cãi không dứt về việc không thắt dây an toàn thì túi khí không bung.
Túi khí là bộ phận nằm trong hệ thống an toàn thụ động của xe, tức giảm thiểu rủi ro cho người trên xe khi xảy ra tai nạn. Bên cạnh túi khí còn có cấu trúc hấp thụ lực của thân xe, dây đai an toàn và bộ căng đai khẩn cấp. Để tăng tối đa khả năng bảo vệ người ngồi, túi khí thường hoạt động độc lập với những bộ phận còn lại nhưng cũng có khi hoạt động phụ thuộc, tùy theo thiết kế của mỗi hãng xe.
Thông thường, người sử dụng chỉ hiểu rõ về túi khí trên mẫu xe của mình, nhưng lại sử dụng kiến thức này áp dụng chung khi nói về xe của hãng khác. Do đó, cộng đồng tài xế hay xảy ra những tranh cãi xung quanh túi khí. Dưới đây là những ngộ nhận phổ biến của tài xế Việt.
1. Cứ đâm là bung
Câu trả lời là tùy trường hợp, không phải cứ đâm là túi khí bung. Có những trường hợp, xe bị va chạm dẫn tới nát đầu trước, nhưng túi khí vẫn không bung, bởi lẽ lúc này những tính toán điện tử của xe cho thấy, chỉ cần dây đai an toàn là đủ bảo vệ người trên xe, mà không cần thiết đến túi khí.
Theo thứ tự phản ứng, khi xe đâm vào vật thể khác, hệ thống khung gầm, thân xe sẽ hấp thụ một phần lực (có thể làm biến dạng), giảm lực tác dụng vào cabin. Sau đó, dây đai an toàn giữ hành khách không lao về phía trước do quán tính. Quá trình phản ứng an toàn sẽ dừng lại tại đây, nếu vụ va chạm không đủ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người trong xe.
Vậy nhờ cách nào xe có thể nhận biết tính mạng người trên xe có nguy hiểm hay không?
Câu trả lời dựa vào nguồn thông tin mà các cảm biến đặt phía trước, trên thân xe đưa về bộ điều khiển trung tâm ECU. Những thông tin đó là tổ hợp của nhiều yếu tố như gia tốc dừng, độ hấp thụ lực, độ biến dạng, xê dịch của các bộ phận cố định trên xe. Nếu ECU tính toán, phân tích nguồn thông tin này cho ra kết quả vụ va chạm đủ mạnh hoặc nguy hiểm đến tính mạng, túi khí sẽ nổ.
Việc tính toán "thế nào là nguy hiểm" phụ thuộc vào quan điểm từng nhà sản xuất và đặc trưng từng dòng xe.
2. Thắt dây an toàn túi khí mới bung
Một tranh cãi khác là túi khí có bung không nếu không thắt dây an toàn. Câu trả lời chính xác là tùy xe của từng hãng. Hầu hết xe Nhật, ví dụ Toyota thiết kế hệ thống túi khí và dây an toàn độc lập nhau. Nếu ECU tính toán vụ va chạm đủ nguy hiểm để bung túi khí thì túi khí sẽ bung mà không cần quan tâm tới dây an toàn có cài hay không.
Một số hãng xe Đức như Volkswagen, BMW cũng thiết kế hai công nghệ này độc lập. Thậm chí với BMW, nếu người ngồi trên xe không thắt dây an toàn, túi khí còn bung sớm và nhạy hơn trong trường hợp va chạm xét thấy đủ nguy hiểm.
Tuy nhiên, như Mercedes, hãng xe này lại cấu trúc túi khí và dây an toàn phụ thuộc nhau. Tức là nếu không thắt dây an toàn thì túi khí không bung. Chuyên gia kỹ thuật của Mercedes Việt Nam cho biết, thiết kế túi khí bung khi cài dây an toàn để đảm bảo tổng hợp các phương án bảo vệ người ngồi tốt nhất. Nhưng công nghệ vẫn được thiết lập thông minh để trong trường hợp xe nhận thấy va chạm quá nguy hiểm, dù không thắt dây an toàn thì túi khí cũng vẫn bung.
Xe không đưa ra cảnh báo nào trên bảng đồng hồ hay màn hình về việc "không thắt dây an toàn thì túi khí không bung", mà chỉ phát ra tiếng kêu cùng biểu tượng nhấp nháy khi người ngồi không thắt dây an toàn như trên hầu hết xe của tất cả các hãng. Do đó, chủ xe cần hiểu về cấu tạo này khi mua xe và nhắc nhở người đi cùng.
Túi khí không bung khi không thắt dây an toàn.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, dù thiết kế của nhà sản xuất là thế nào, thì đeo dây an toàn mỗi khi ngồi vào xe luôn là nguyên tắc tiên quyết. Không nên đổ lỗi cho việc túi khí không bung vì không thắt dây an toàn, quan trọng người sử dụng cần biết bảo vệ mình trước, bằng việc đơn giản là cài dây.Nhưng cũng có một số hãng thiết kế theo nguyên tắc "túi khí chỉ bung khi thắt dây an toàn" và đặt tình trạng cảnh báo cho người dùng. Trên một vài dòng xe, đèn túi khí sẽ báo "Airbag OFF" nếu không thắt dây an toàn và bật sang ON nếu thắt.
3. Không có người ngồi ở ghế phụ thì túi khí không bung
Với câu hỏi này, đáp án cũng là tùy từng trường hợp. Chuyên gia của Toyota cho biết hãng không xét tới trường hợp này, vì thế bất kể khi nào xe đâm đủ nguy hiểm, túi khí sẽ tự động nổ mà không cần biết có người ngồi ở ghế phụ hay không.
Nhưng Mercedes thì khác. Hãng xe Đức lắp thêm những cảm biến lực dưới ghế. Trong tai nạn, khi cảm biến nhận thấy có một lực tác động đủ lớn như có người ngồi, túi khí ở ghế phụ mới bung. Sở dĩ hãng đưa ra cấu tạo này là để mang tới độ an toàn cao nhất nếu trẻ em ngồi ở ghế phụ.
Trong trường hợp trẻ em ngồi ở ghế này, túi khí bung như quả bom cỡ nhỏ phát nổ thẳng vào đầu, ngực, có thể gây nguy hiểm hơn nhiều cho trẻ so với va chạm xe. Cảm biến dưới ghế sẽ đọc lực, nếu lực nhỏ hơn một giới hạn, ECU hiểu ở vị trí đó là trẻ em, túi khí ở ghế phụ không phát nổ mà chỉ có túi khí ở ghế lái nổ.
Một số hãng xe Đức khác thì đưa ra lựa chọn chế độ tắt chủ động hoặc tắt tự động cho túi khí ghế phụ nhằm giảm chi phí khi túi khí bung mà không có hành khách.
Những gợi ý đơn giản nhưng hữu ích cho các tài xế mới lái Những tài xế mới hoặc lâu không có điều kiện vận hành xe ô tô khi tiếp xúc lại đôi khi có thể cảm thấy chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của bản thân; Và dưới đây là những gợi ý giúp bạn cầm lái tự tin và an toàn hơn khi lái xe. Những tài xế mới hoặc lâu không...