Cổ trang Việt: “Già làng” không chỗ đứng
Có thể thấy, cổ trang là thể loại phim “lớn tuổi” nhất trong làng điện ảnh Việt. Nhưng dường như, vị “bô lão” này chưa bao giờ có được một chỗ đứng xứng tầm.
Xét về lịch sử, phim cổ trang là thể loại phim đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam. Từ khi khai sinh, dòng phim này cũng có khá nhiều tác phẩm.
Điện ảnh du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1898. Nhưng đến năm 1923, công ty Phim và Chiếu bóng Đông Dương mới thực hiện bộ phim truyện đầu tiên tại Việt Nam: Kim Vân Kiều. Phim được dựng phỏng theo tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, do Famechon chuyển thể thành kịch bản điện ảnh và không có sự thay đổi đáng kể nào về tình tiết. Bối cảnh được quay ở Việt Nam và làm hậu kỳ tại Pháp. Các vai diễn do các đào kép của ban tuồng Quảng Lạc đảm nhiệm.
Phim được công chiếu vào ngày 14 tháng 3 năm 1924. Kim Vân Kiều thất bại nặng nề do mắc phải nhiều sai lầm về nội dung, từ trang phục tới lối diễn xuất của diễn viên không khác gì hát tuồng trên sân khấu. Tuy nhiên, bộ phim cũng được coi là dấu mốc mở màn cho nền điện ảnh Việt.
Thẩm Thuý Hằng trong phim Người đẹp Bình Dương
Bộ phim cổ trang tiếp theo có thể kể đến là Người đẹp Bình Dương của đạo diễn Nguyễn Thành Châu công chiếu năm 1957. Đây là bộ phim đã làm nên tên tuổi của Thẩm Thuý Hằng – nữ minh tinh lừng lẫy một thời. Phim thành công về mặt doanh thu và tạo được tiếng vang lớn lúc bấy giờ.
Phim mang tính chất tôn giáo tuy không phát triển nhưng một vài tác phẩm có chút dấu ấn. Về Thiên chúa giáo có thể kể đến phim Áo dòng đẫm máu (1960). Về Phật giáo có thể kể đến 3 bộ phim Người con báo hiếu (1997), Đôi mắt Thái tử Câu Na La (1997) và Ánh đạo vàng (1998).
Cuối những năm 1980 đến khoảng đầu những năm 1990, phim cổ trang chủ yếu hướng tới những câu chuyện cổ tích như Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh, Tấm Cám…. Khi thể loại phim võ thuật của Hồng Kông du nhập vào Việt Nam, các nhà làm phim cũng sản xuất hàng loạt những phim võ hiệp dã sử như Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Tráng sĩ Bồ Đề, Chuyện tình Mỵ Châu…
Tuy nhiên, bộ phim cổ trang để lại được điểm nhấn trong thời kỳ này là Đêm hội Long Trì – một phim dã sử của đạo diễn Hải Ninh được công chiếu vào năm 1989. Bộ phim được đánh giá là khá thành công về mặt nội dung, bối cảnh cũng như trang phục.
Kiếp phù du là phần tiếp theo của Đêm hội Long Trì, được công chiếu vào năm 1990. Tuy nhiên, Kiếp phù du không để lại nhiều dấu ấn.
Poster phim Đêm hội Long Trì
Đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội là dịp mà phim lịch sử được đầu tư rất lớn. Có thể kể đến những bộ phim như Long thành cầm giả ca, Huyền sử thiên đô, Thái sư Trần Thủ Độ, Khát vọng Thăng Long, Lý Công Uẩn – Long thành cầm giả ca, Tây Sơn hào kiệt,…. Với thời gian chuẩn bị khá dài và sự quảng cáo rầm rộ, khán giả đã rất mong chờ một loạt phim cổ trang lịch sử Việt Nam cho thỏa cơn khát bấy lâu. Tuy nhiên, khán giả đã sớm thất vọng.
Ví như, bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long dù đã sản xuất xong từ lâu nhưng tới tận bây giờ, khán giả vẫn chỉ được xem phim trên báo. Hay như Huyền sử thiên đô, dù được chiếu trong giờ vàng trên VTV nhưng số phận cũng không khá hơn là mấy. Phim chỉ được phát sóng đến tập 20 thì bị ngừng giữa chừng, dù nhận được khá nhiều lời khen từ khán giả.
Video đang HOT
Nữ diễn viên Nhật Kim Anh trong phim Long thành cầm giả ca
Ngay đến một bộ phim được đánh giá là bộ phim thành công nhất trong loạt phim lịch sử mừng Đại lễ, được chọn làm phim chiếu trong lễ khai mạc Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội như Long thành cầm giả ca cũng không thể làm hài lòng công chúng.
Sau những thất bại nặng nề của loạt phim mừng Đại lễ, có vẻ các nhà làm phim đã không còn hào hứng với việc sản xuất phim bộ lịch sử. Thay vào đó là việc sản xuất những phim lẻ mang tính giải trí cao để công chiếu trong dịp tết. Cách làm này có vẻ an toàn hơn. Hai bộ phim cổ trang mới nhất có thể kể đến là Thiên mệnh anh hùng và Mỹ nhân kế.
Thiên mệnh anh hùng là bộ phim điện ảnh võ hiệp, cổ trang của Việt Nam công chiếu vào Tết năm 2012. Phim do đạo diễn Victor Vũ sản xuất dựa vào tác phẩm Nguyễn Trãi phần 2 – Bức huyết thư của nhà văn Bùi Anh Tấn. Là một bộ phim lịch sử hư cấu nên cũng không mấy ai quá khắt khe về những tình tiết lịch sử, và phim cũng không nhấn mạnh tới yếu tố lịch sử.
Thiên mệnh anh hùng
Phim được đánh giá cao, cảnh quay đẹp, trang phục tương đối thuần Việt, võ thuật hấp dẫn. Được quảng cáo rầm rộ và được khán giả rất quan tâm, Thiên mệnh anh hùng vẫn không đạt doanh thu như mong muốn. Có lẽ là vì phim không nhiều sao, không quá hài và cũng không có cảnh nóng nên với thị hiếu phần đông khán giả dịp tết, việc phim thất thu cũng không khó hiểu.
Bộ phim thua lỗ nặng nhưng bù lại, Thiên mệnh anh hùng ẵm rất nhiều giải thưởng Cánh Diều Vàng 2012 với các hạng mục: Phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, Nam diễn viên chính xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Âm thanh xuất sắc. Đó cũng coi như sự bù đắp lại phần nào cho những nỗ lực và cố gắng của những người muốn mang một làn gió mới cho phim cổ trang Việt.
Đến bộ phim gần đây nhất là phim Mỹ nhân kế được công chiếu vào dịp tết 2013. Nội dung phim dàn trải và không có điểm nhấn. Tuy nhiên, phim vẫn cháy vé nhờ PR tốt và dàn mỹ nhân nổi tiếng của showbiz Việt hội tụ như Tăng Thanh hà, Thanh Hằng, Diễm My 9x, Ngọc Quyên…
Poster phim Mỹ nhân kế
Bộ phim được ví như một cô gái đẹp nhưng kém duyên. Nhưng cũng không trách được, một cái bình bông thì nhiệm vụ của nó là để trưng cho đẹp, để người ta ngắm cho thoải mái tinh thần chứ không phải để các nhà khảo cổ săm soi. Xét về khía cạnh này, Mỹ nhân kế là một cái bình bông hoàn hảo.
Kết:
Có thể thấy, cổ trang là thể loại phim “lớn tuổi” nhất trong làng điện ảnh Việt. Nhưng dường như, vị “bô lão” này chưa bao giờ có được một chỗ đứng xứng tầm. Sau sự thất bại của hàng loạt phim, chưa nói tới món nợ lớn lao với lịch sử, một món nợ với khán giả hiện tại cũng chưa biết tới bao giờ các nhà làm phim mới có thể trả.
Theo Kenh 14
Khán giả "đói" phim cổ trang Việt
Khán giả Việt đã "no nê" với phim cổ trang, dã sử của Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, nhưng với chính dòng phim này của nước nhà thì họ lại bị "bỏ đói".
Phim cổ trang nước ngoài áp đảo, phim Việt càng lép vế
Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất phim cổ trang số lượng lớn với sự đầu tư rất hoành tráng công phu. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng không chịu "kém cạnh" và đang ngày càng phát triển hơn dòng phim này. Với những dàn diễn viên trẻ đẹp, tài hoa, phim cổ trang của những nước láng giềng này đã chiếm trọn trái tim khán giả nhiều nước và cũng không ngoại trừ Việt Nam. Khán giả Việt đã "no nê" với phim cổ trang, dã sử của Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, nhưng với chính dòng phim này của nước nhà thì họ lại bị "bỏ đói".
Cách đây 20 năm, cũng đã có khá nhiều nhà làm phim thử sức với dòng phim dã sử, lịch sử với sự ra đời của những Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Tráng sĩ Bồ Đề... Đặc biệt, bộ phim Đêm hội Long Trì sản xuất năm 1989 do NSND Hải Ninh đạo diễn được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết lịch sử cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã thực sự tạo nên một ấn tượng mạnh về dòng phim lịch sử Việt Nam. Nhưng cũng từ đó đến nay, trải qua hai thập kỷ, dòng phim này dường như bị ngủ vùi trong sự quên lãng khiến nó trở nên bị lép vế.
Đêm hội long trì tạo một ấn tượng mạnh về phim lịch sử Việt Nam
Xây dựng xong "đắp chiếu": Bị lãng quên hay lãng phí?
Năm 2010, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có rất nhiều dự án phim cổ trang được tiến hành. Danh sách các phim cổ trang mừng đại lễ cũng kha khá. Chẳng hạn như Khát vọng Thăng Long, Long Thành cầm giả ca, Thái sư Trần Thủ Độ, Huyền sử Thiên đô, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, Tây Sơn hào kiệt... Tưởng chừng như đây là dấu mốc của sự trở lại của dòng phim này. Khán giả đã trông chờ phim lịch sử Việt thêm một lần khởi sắc như quá khứ vàng son của nó, nhưng rồi giấc mộng ấy lại sớm tiêu tan.
Nhiều phim được đầu tư rất hoành tráng với kinh phí khổng lồ nhưng chưa hề được công chiếu như Thái sư Trần Thủ Độ (được đầu 57 tỷ VNĐ), Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long (khoảng 100 tỷ)...
Tạo hình trong Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long "đậm mùi" Trung Hoa
Trong đó, Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long được thực hiện hoàn toàn ở phim trường Hoành Điếm, Trung Quốc. Biên tập phim là Kha Chương Hoà, người đã từng biên kịch cho Thái tổ mật sử, Võ Tắc Thiên, Vương Triều Ung Chính... Phim có 3 đạo diễn, trong đó có hai gương mặt Trung Quốc. Các chuyên gia hóa trang của Trung Quốc, thuê 700 bộ cổ phục Trung Quốc và diễn viên quần chúng cũng là người của họ. Phim dự kiến lên sóng vào cuối tháng 9, trên giờ vàng của VTV3 và dự định phát hành ở Trung Quốc, các nước Asean và châu Âu.
Hoành tráng và "chịu chơi" là thế, nhưng khi xem trailer, bộ phim đã bị lên án gay gắt, bị yêu cầu cắt bỏ rất nhiều đoạn nhưng cuối cùng vẫn không được công chiếu chỉ bởi nó "đậm mùi" Trung Quốc. Nói đi cũng phải nói lại, sự đầu tư hoành tráng như vậy cho một bộ phim là vô cùng đáng quý nhưng phải đầu tư như thế nào cho hợp lý. Đúng như nhiều người nhận định, không thể công chiếu một bộ phim lịch sử Việt nhưng lại tự khoác lên mình một chiếc áo Trung Hoa. Song, cũng có nhiều luồng ý kiến cho rằng, dù sao phim đã xây dựng, hãy cứ công chiếu để khán giả nhận xét và "nhặt sạn". Khán giả là những người công tâm nhất, có "sạn" mới rút được kinh nghiệm cho những phim sau.
Cảnh trong phim Thái sư Trần Thủ Độ
Thái sư Trần Thủ Độ là bộ phim được UBND thành phố Hà Nội bỏ 57 tỷ đồng đầu tư cho hãng phim truyện I (nay là Công ty cổ phần phim truyện I) sản xuất. Phim được giao cho đạo diễn Đặng Tất Bình tổ chức sản xuất và đạo diễn Đào Duy Phúc đảm nhận phần nội dung. Phim bấm máy từ tháng 6/2009 với dự kiến sẽ hoàn tất và lên sóng đúng vào tháng 10/2010 trong không khí cả nước tưng bừng chào đón đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Với dàn diễn viên trẻ đẹp, những góc quay hấp dẫn, một phần cảnh cũng được quay bên Trung Quốc cũng hứa hẹn một bộ phim đáng xem. Nhưng hơn 1 năm qua, phim vẫn chưa hề được công chiếu trong sự chờ đợi mỏi mòn của khán giả. Và mới đây, phim đã bị loại khỏi giải Cánh diều vàng chỉ vì vi phạm quy chế. Lý do là, phim Thái sư Trần Thủ Độ vẫn chưa được bất kỳ một đài truyền hình nào kiểm duyệt cũng như có kế hoạch phát sóng.
Nhiều khán giả đã phải thắc mắc, tại sao một bộ phim lịch sử nhằm kỷ niệm Đại lễ mà đến tận bây giờ vẫn chưa có đài truyền hình nào kiểm duyệt hay có kế hoạch phát sóng? Hay phải chăng phim cổ sử Việt vẫn chưa thực sự được coi trọng? Có lẽ đây là một sự lãng phí không đáng có khi mà bản thân khán giả đang mỏi mòn trông ngóng phim lịch sử nước nhà.
Cảnh trong phim Tây Sơn hào kiệt
Cảnh phim Huyền sử thiên đô
Cảnh phim Khát vọng Thăng Long
Bên cạnh những bộ phim chưa được chiếu, cũng có một số phim đóng và kịp phát sóng trong dịp này như Tây Sơn hào Kiệt, Huyền sử thiên đô, Khát vọng Thăng Long... Đặc biệt Tây Sơn hài kiệtkhi mới tung trailer đã được coi là phim bom tấn của điện ảnh Việt Nam, khán giả háo hức chờ đợi và cũng háo hức kéo nhau đi xem. Nhưng phim cũng chưa thực sự thành công vì khản giả vẫn còn có những phản hồi chưa tốt trong kịch bản, cũng như kỹ xảo quay.
Với sự chờ đợi mỏi mòn vì mãi không chiếu phim, nhiều phim chiếu rồi nếu không bất hợp lý ở điểm này thì lại vô lý ở chỗ khác... khiến khán giả không còn mặn mà nữa. Song điều đó không có nghĩa là khán giả đang quay lưng với dòng phim lịch sử của nước nhà, chẳng qua phim chưa đáp ứng được nhu cầu của khán giả mà thôi.
Thực tế, phim cổ sử Việt đang còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và thách thức. Từ việc thiếu những kịch bản hay, tinh tế, thiếu kinh phí, không có trường quay chuyên nghiệp... và khâu tuyển chọn diễn viên cũng là việc không dễ dàng. Trong khi phim cổ trang nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ và đứng ở một đẳng cấp khác. Vì vậy, chúng ta cũng không nên quá khắt khe với phim của nước nhà. Hãy tạm coi những điểm cộng (dù nhỏ bé) cho phim là một bước tiến mới của dòng phim lịch sử hiện tại sau nhiều năm vắng bóng, để các nhà làm phim có thể yên tâm "tự nhặt sạn" và làm ra tác phẩm chất lượng hơn nhiều.
Theo VNN
Phim lịch sử Việt như 'đại gia ném tiền' Không chỉ những dự án tư nhân tự bỏ tiền sản xuất, các dự án nhà nước bỏ tiền đầu tư từ tiền đóng thuế của người dân lên tới hàng chục tỷ cũng "đắp chiếu", không ai xem, là sự lãng phí. Phải đầu tư cho người có tài, không phải người tán khéo Thiên mệnh anh hùng được tư nhân đầu...