Có tình mới, người cũ đến gây chuyện
Em tiếc tuổi thanh xuân đã uổng phí của mình, muốn nắm lấy cơ hội để được yêu một người xứng đáng hơn. Làm thế nào để dứt hẳn với chồng cũ, để người ta cũng không tiếc nuối cho em yên ổn với cuộc sống mới?
Chị Hạnh Dung kính mến,
Em năm nay 38 tuổi, lập gia đình được 12 năm và vừa ly hôn. Chuyện đổ vỡ là điều không ai muốn, luôn bị xem là bất hạnh, nên ai cũng tỏ ra tiếc cho em. Có người nói em đã “U40″ rồi, còn muốn vẫy vùng gì nữa mà ly hôn, khiến mấy đứa nhỏ không được sống cùng cha.
Ảnh minh họa
Chỉ có em là biết, sống với một người chồng, người cha thường xuyên say xỉn, đánh đập vợ con, “thả dê” khắp nơi… như vậy, thật không có gì để nuối tiếc. Em nuôi con, hai đứa con em: một trai một gái, đang học lớp Năm và lớp Tám, vẫn không thiếu hụt thứ gì. Con em vẫn đi học thêm tiếng Anh, vẫn đi bơi mỗi tuần, ăn uống đầy đủ, dù tiền cấp dưỡng theo quy định của tòa, anh ta chưa từng chuyển cho em một xu.
Nhiều cơ hội đến với em, trong đó có một người cũng đã qua một lần đò, đang nuôi con gái riêng 11 tuổi. Khi thấy em có người theo đuổi, chồng cũ của em đã gây chuyện, đến nhà đòi bắt con em, đến nhà ba má em chửi bới, gây sự. Em tiếc tuổi thanh xuân đã uổng phí của mình, muốn nắm lấy cơ hội để được yêu một người xứng đáng hơn. Làm thế nào để dứt hẳn với chồng cũ, để người ta cũng không tiếc nuối gì mà để cho em yên ổn với cuộc sống mới?
Hải Mi (TP. HCM)
Em Hải Mi thân mến,
Em nói “không có gì nuối tiếc”, nhưng dứt một cuộc hôn nhân, bao giờ chẳng có chút giằng níu, vương vấn… Có lẽ, cuối cùng em cũng đã thấy mình nuối tiếc gì, nên thật chẳng có cách nào “cưa đứt đục suốt”, khiến hai người dứt hẳn quan hệ, như không hề quen nhau. Chỉ là, đừng để những ràng buộc của cuộc sống cũ giam cầm cuộc sống mới. Hãy tìm cách tháo gỡ, thoát ra, từng ngày một, em nhé.
Về việc nuôi con, em có thể nhờ tòa án, nhờ cơ quan anh ta, nhờ đoàn thể phụ nữ phường, quận… can thiệp, hoặc ít ra cũng thông báo về tình trạng anh ta không cấp dưỡng nuôi con, không hoàn thành nghĩa vụ. Để làm tròn vai cả cha cả mẹ, trong hoàn cảnh của em, là vô cùng vất vả. Em có thể tranh thủ sự ủng hộ của ba má, kể cả ba má chồng cũ. Những ngày quá bận rộn, có thể gửi con về ngoại. Những dịp lễ, tết, có thể đưa con về thăm ông bà. Nói chung, em đừng khép kín cuộc sống hiện tại mà cần chia sẻ nó – chia sẻ những khó khăn, vất vả, với những người thân.
Video đang HOT
Từ những chia sẻ đó, việc thấy rằng một mình em phải mang cái gánh quá nặng sau cuộc chia tay, em cần một bờ vai nương tựa… là chuyện dễ hiểu, mọi người sẽ thông cảm, dễ chấp nhận chuyện em đến với ai đó trong quãng đời còn lại.
Đã qua thời tuổi trẻ, mình cũng nên thận trọng, cân nhắc hơn và cũng không cần quá nhấn mạnh đến cái tôi. Việc mình lớn tiếng tuyên bố, vội vàng hành động, hay kể lể, nói xấu người xưa… đều có thể bị hiểu lầm. Mục tiêu cuối cùng vẫn là một hạnh phúc bền vững, thực sự là của mình. Chúc em tìm được hạnh phúc ấy.
Theo Báo Phụ Nữ
Tôi đang làm cái việc 'trái khoáy'
Đó là đi nhà nghỉ với chồng cũ đều đặn 2 tuần/lần. Chỉ có điều chúng tôi không đi một mình mà "đính kèm" cu con 7 tuổi.
Thật ra, chuyện cũng mới xảy ra vài tháng nay, đó là khi tôi và anh cùng tỉnh táo nhận ra rằng: tuy mình chia tay nhau, nhưng con cái không hề có lỗi.
Chúng tôi từng là một gia đình. Ảnh minh họa
Anh đưa đơn ly hôn vì lý do "không hợp nhau" bởi tôi là người hướng ngoại, tôi tìm kiếm công việc mới, phù hợp với khả năng và thu nhập vì thế cao hơn. Tôi tự cho mình quyền hưởng thụ những cuối tuần spa hoặc đi bar đến nửa đêm. Tôi cho đó là "tái tạo năng lượng cho cơ thể". Tất nhiên cơm nước vẫn lo tròn, có điều không phải là cơm nóng canh sốt do tự tay nấu nướng, mà đã có siêu thị lo, chỉ hâm lại là xong.
Anh vẫn là ông giáo thể dục cấp 1, đồng lương không biết bao giờ sẽ tăng cho đủ chi dùng bản thân anh. Thì đừng nói gì lo được cho vợ con ăn sung mặc sướng. Tôi bàn anh nghỉ việc, ra ngoài làm với tôi, chỉ cần khéo ăn nói là được. Anh không chấp nhận, nói nghề nhân viên bảo hiểm của tôi là nghề "mặt dày", mất hết tư cách. Anh thà làm ông giáo làng, cơm rau cá vụn mà nhân cách cao trọng.
Tôi "điên" lên, cho rằng anh xúc phạm nghề nghiệp cũng là xúc phạm tôi. Anh bảo, thật ra nghề của em không phải làm bảo hiểm, em vốn là một cô giáo. Tôi chỉ những vật dụng đắt tiền trong gia đình, chiếc xế xịn anh đi, ngôi nhà hai tầng vừa xây... Đó là lương giáo viên à? Hay từ "nghề mặt dày" của tôi mà ra?
Anh im lặng. Tháng tháng vẫn đưa tôi gần ba triệu đồng, nhưng số tiền đó có bõ bèn gì, chẳng bằng một chầu spa của nhóm chị em chúng tôi.
Thế là anh đưa đơn ly hôn khi con trai chúng tôi 5 tuổi. Tôi chấp nhận và được quyền nuôi con vì con dưới 5 tuổi và vì tôi có thu nhập cao hơn.
Trong 2 năm qua, tôi càng thành công trong công việc bao nhiêu, thì trong cõi lòng lại tan tác bấy nhiêu. Anh công khai cặp bồ với cô này cô nọ, khoe những bữa cơm gia đình tuy hai người nhưng đầm ấm và luôn kèm câu "tút": "Vợ vậy mới là vợ chứ!". Là do bạn bè tôi chụp màn hình gửi tôi xem, chứ tôi có kết bạn với anh đâu mà biết.
Thật ra họ chưa là vợ anh, bữa cơm đó cũng có thể trong quán ăn đồng quê nào đó, hay đơn giản là anh tự làm rồi "chọc tức" tôi thôi. Tôi mặc kệ, lòng luôn cho rằng mình không sai gì cả. Phải chi tôi trai gái hay bài bạc làm tan nát gia đình thì chớ. Đằng này tôi chỉ có chút năng động thôi mà chồng lại bỏ. Tôi tự nhủ sẽ sống tốt hơn nữa để xem cả đời còn lại của anh có tìm được ai hơn tôi không?
Chúng tôi từng vui vẻ bên nhau. Ảnh minh họa
Hai năm qua, quyết định cấp dưỡng của tòa, anh không hề thực hiện. Tôi cũng chả buồn đòi. Nhưng chỉ có con là có vấn đề về tâm lý.
Khi ăn cơm, con lấy thêm chén và gọi "Ba ơi về ăn cơm". Lúc đi ngủ, nhất quyết nhích về một bên, chừa bên ngoài "Cho ba đi công tác về nằm". Tôi thương con ứa nước mắt, nhưng biết làm sao được, khi tôi là kẻ bị bỏ rơi dù không có tội.
Rồi mức độ vấn đề tâm lý của con tôi nặng hơn, là khi gặp bất chú bác nào, dù là khách tới nhà hay người bạn sơ giao tôi gặp trong siêu thị đứng lại trò chuyện. Con đều ôm vai bá cổ, bẹo má, cù lét họ như là quen lắm. Đêm con ngủ giật mình khóc thút thít, nói sao ba đi công tác không chịu về? Hay là máy bay hết xăng nên rơi xuống biển? Ủa mà ba biết bơi thì dù rơi xuống biển cũng có sao đâu hén mẹ?
Rồi con nói chuyện một mình, trong tay là hai con gấu bông hoặc hai quyển tập hay đơn giản là hai que kem con cũng chơi trò "cha con" mà nói chuyện với nhau. "Ba ơi, hôm nay con vô trường viết bài được mười điểm", chú gấu bên tay trái gật gù và giọng con nói. Chú gấu bên tay phải "bắt bẻ": "Nay có chấm điểm nữa đâu mà con biết mình được mười, đó là con giả giọng ồm ồm của người lớn.
Tim tôi ứa máu, tôi cố bù đắp cho con bằng cách giảm làm việc và hay đưa con đi chơi, tối không làm việc khuya mà học bài cùng con rồi kể chuyện cho con ngủ xong mới trở dậy làm việc. Khi con ốm bệnh, tôi phát điên vì lo lắng và không đủ thời gian, lòng càng oán chồng cũ dữ dội...
Hai năm trôi qua...
Mẹ con tôi sắp an yên để chấp nhận mái nhà không có đàn ông thì anh tìm về, nói rằng thời gian qua do thay đổi chỗ làm nên không thăm con được, tôi bắt bẻ "Ngay cả điện thoại cũng không gọi được sao?". "Sợ em giận... rồi không cho con nghe máy". Hai đứa chỉ biết nhìn nhau, lòng tôi vẫn uất hận dâng trào.
Cu con từ trong phòng lao ra khi nghe tiếng người lạ. Rồi nó ôm chầm lấy anh, mặt nó áp sát mặt ba và tiếng hức... hức...c ứ vang lên. Không phải khóc òa, không phải thút thít, mà như là kìm nén, như là muốn nói nhiều lắm nhưng không nói được.
Ba nó cũng lau nước mắt. Trước mặt tôi mọi thứ nhòe đi.
Không biết bao lâu, giọng anh khẽ khàng "Hay là... nhà mình đi uống cà phê nhé?". "Ồ dze! Cà phê hồ bơi Vườn Hồng nha ba! Từ ngày ba đi công tác, con thèm đi hồ bơi mà không có ai đưa đi". "Có mẹ mà". "Mẹ nhát lắm, không dám xuống hồ! Bữa nay ba về, mình tắm tới chiều luôn nha ba!"
Cà phê, bơi, ăn trưa... chẳng lẽ lại chia tay? Cu con kêu buồn ngủ và đòi ngủ chung với ba mẹ, "Để con nằm giữa, lăn qua bên này ôm mẹ, lăn qua bên kia ôm ba như hồi đó đó". Anh nhìn tôi dò hỏi, cu con thì lắc tay mẹ "Đi lẹ đi mẹ, con mệt rồi, con buồn ngủ". Tôi bảo khẽ với anh "Thì cứ làm như con nói đi".
Chiếc xe lại đưa ba người đi trên cung đường đầy nắng. Miệng con tôi không ngừng hát vang.
Bà chủ nhà trọ hình như có chút ngạc nhiên khi cặp đôi này lại có cả trẻ em.
Con ngủ rồi, anh khẽ khàng bảo tôi, rằng anh biết anh đã sai, chẳng mong gì làm lại. Chỉ xin tôi cho hai tuần gặp con một lần, được ăn uống và nghỉ ngơi bên nhau thế này. Tôi im lặng. Quả thật bây giờ tôi không cần gì cả, công việc ổn định, nhà cửa tài sản cũng đủ hai mẹ sống, chỉ thiếu một người chồng.
Tôi kể anh nghe những chứng bệnh "thiếu tình cha" của con, cũng phải uống thuốc điều trị tâm lý một thời gian đấy. Anh gục xuống cơ thể bé nhỏ đang say ngủ kia. Giọt nước mắt hiếm hoi của người đàn ông ngoài bốn mươi trào ra kèm câu nói "Ba sai nhiều lắm con ơi". Tôi nghe tim mình nứt toác.
Tôi chấp nhận việc làm trái khoáy là đi nhà nghỉ cùng chồng cũ, chẳng để làm gì cả, chỉ là để con tôi có được giây phút sống trong mái ấm đủ mẹ đủ cha.
Theo Báo Phụ Nữ
Chồng bán hết vàng cưới nhưng không đưa tôi đồng nào Tôi phải tự nuôi con, còn phải tiết kiệm để trả số tiền 30 triệu mà chồng tôi nợ trước khi cưới. ảnh minh họa Tôi thực sự rất muốn ly hôn, nhưng sợ bố mẹ hai bên buồn, sợ con tổn thương khi sống trong một gia đình không đầy đủ bố mẹ như bạn bè. Nhưng nếu không ly hôn tôi...