Có tiền tỷ nên mua nhà cho thuê, hay gửi ngân hàng hưởng lãi?
Đang có khoản tài chính dư giả, nhà đầu tư băn khoăn giữa 2 phương án: Mua nhà cho thuê hay gửi tiết kiệm ngân hàng? Hãy cùng tìm hiểu xem đâu là bài toán tài chính tốt nhất?
Gửi tiết kiệm hay mua nhà là câu hỏi chung của nhiều người khi có khoản tiền nhàn rỗi. Bởi khi có tiền trong tay, ai cũng phân vân xem nên làm thế nào để “tiền đẻ ra tiền”. Vậy, mua nhà cho thuê hay gửi tiết kiệm lấy lãi hàng tháng, hình thức nào sẽ sinh ra mức lợi nhuận tốt hơn?
Theo nhiều chuyên gia nhận định, tùy từng mục đích cụ thể, mỗi cách đầu tư sẽ đem lại những nguồn lợi khác nhau. Tuy nhiên, việc cân nhắc “rót” tiền đầu tư vào đâu cũng đòi hỏi nhà đầu tư phải thận trọng và tìm hiểu kỹ càng mọi phương án.
Trước hết, có thể khẳng định rằng gửi tiết kiệm ngân hàng là một kênh đầu tư an toàn, không gặp nhiều rủi ro và đỡ phải đau đầu khi nghĩ tới vấn đề mất vốn. Tuy nhiên, nếu so sánh với hình thức đầu tư căn hộ cho thuê thì khả năng sinh lời từ gửi tiết kiệm có phần ít hơn.
Khi có tiền nhàn rỗi thì nên gửi tiết kiệm hay mua nhà cho thuê là trăn trở của nhiều người.
“Gửi tiết kiệm chưa bao giờ là một kênh đầu tư kiếm lời, tiền để ngân hàng sẽ mất giá, trong khi nhà đất luôn gia tăng giá trị. Thực chất, gửi tiết kiệm chưa bao giờ được xem là một kênh đầu tư, nó chỉ là kênh giữ giá mà thôi, với điều kiện “chủ nhân” không tiêu vào tiền lãi”, một chuyên gia tài chính tại TP Hồ Chí Minh đánh giá.
Cũng theo vị này, khi dịch Covid-19 bùng phát, lo sợ bất động sản rớt giá nhiều người chọn bán nhà đang cho thuê, rồi cầm tiền mặt gửi ngân hàng với suy nghĩ “an toàn hóa” đồng tiền. Tuy nhiên, thực chất đây là hành động “lấy ngắn cắn dài” không khả quan. Đó là chưa kể, sẽ có những năm mà tình trạng lạm phát lên rất cao, thậm chí tương đương với mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Thế thì số tiền lãi nhà đầu tư lãnh tại ngân hàng coi như đủ để chi trả cho lạm phát.
Như vậy, rõ ràng với bài toán so sánh giữa gửi tiền tiết kiệm và đầu tư bất động sản cho thuê có thể thấy, phương án đầu tư bất động sản có phần có lợi hơn gửi tiết kiệm ngân hàng. Đó là chưa kể đến trường hợp trong tương lai giá trị của bất động sản sẽ được đẩy lên, số tiền thu về chắc chắn sẽ cao hơn qua hình thức gửi tiền tiết kiệm.
Video đang HOT
Vậy, nếu không gửi ngân hàng mà chọn mua bất động sản, nhà đầu tư cần làm gì?
Trước hết, nhà đầu tư phải chọn những dự án căn hộ có quy mô lớn hoặc khu vực có mật độ dân số cao, vì 6 lý do:
Thứ nhất, với những dự án có nhiều căn hộ thì việc cho thuê sẽ càng dễ dàng hơn, nó thu hút được khách hàng bởi những dịch vụ hình thành trong tòa nhà.
Thứ hai, ở khu phố có mật độ dân càng cao thì khả năng cho thuê càng tốt, với nhà liên kết hoặc biệt thự thì nên nằm ở trong những khu vực cho nhiều nhà cửa, sầm uất.
Thứ ba, để tăng hiệu quả đầu tư nên chọn dự án có thể nhận nhà cho thuê ngay, hoặc chủ đầu tư đủ uy tín để bàn giao đúng thời hạn để tăng hiệu quả đầu tư, đảm bảo dòng tiền.
Thứ năm, nếu là dự án đang xây dựng nên lựa chọn những dự án của chủ đầu tư uy tín, thương hiệu lớn và đặc biệt là được chủ đầu tư truyền thông rộng rãi nhiều người biết đến. Những chủ đầu tư danh giá, thương hiệu tốt luôn sẵn sàng có cam kết mạnh mẽ với khách hàng về chất lượng công trình, chế độ hậu mãi.
Thứ sáu, chọn những dự án có môi trường sống tốt dịch vụ khép kín và chất lượng cao, nhằm đảm bảo tính thanh khoản cũng như giá cho thuê luôn tốt hơn vì thu hút được nhiều khách hàng cao cấp quan tâm.
Ngoài ra, nếu không đầu tư căn hộ dự án, mà chọn đầu tư vào nhà cho hộ gia đình thuê thì nên đầu tư vào những ngôi nhà cho hộ gia đình đơn lẻ thuê là giải pháp tốt nhất dành cho những nhà đầu tư tầm trung trong việc mua, quản lý tài chính, quản lý và bán các ngôi nhà đó.
Nhà đầu tư sẽ không phải thuê nhiều nhân công để quản lý như ở những tòa nhà cho nhiều người thuê mà chỉ cần gọi họ khi một gia đình nào đó gặp sự cố. Mặt khác, sự cố của gia đình đó cũng không làm ảnh hưởng tới những hộ gia đình khác.
Tóm lại, điểm mấu chốt của kinh doanh bất động sản là dự đoán và ước tính chính xác độ rủi ro và số lợi nhuận tiềm năng. Nếu có khả năng làm được điều này, nhà đầu tư sẽ tính toán được thời điểm mua, bán bất động sản và sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với lãi suất được ngân hàng chi trả.
Lãi suất giảm, tiền nhàn rỗi vẫn chảy vào ngân hàng
Tâm lý "phòng thủ" của người dân chính là lý do khiến nguồn tiền nhàn rỗi vẫn chảy vào ngân hàng trong bối cảnh lãi suất giảm, vàng tăng giá.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục được dự báo sẽ đi xuống trong thời gian tới.
Xu hướng lãi suất đi xuống
Đầu tháng 8, lần thứ hai trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Trước đó, hồi tháng 3, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các tổ chức tín dụng đã được NHNN điều chỉnh tăng nhẹ. Điều này được cho là để hỗ trợ chi phí cho các tổ chức tín dụng trong bối cảnh thanh khoản dư thừa lớn vì tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Sau động thái của NHNN, mặt bằng lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng tiếp tục giảm trong tháng 8/2020. Đặc biệt, các ngân hàng lớn là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng từ 3,7% xuống 3,5%/năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng từ 4% xuống 3,8%/năm, lãi suất kỳ hạn 9 tháng từ 4,6% xuống 4,50%/năm...
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục được dự báo sẽ đi xuống trong thời gian tới. Trung tâm Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa có báo cáo thị trường tiền tệ tuần 10-14/8 cho thấy, NHNN tiếp tục không thực hiện giao dịch trên thị trường mở, nhưng liên tục mua vào ngoại tệ trong 2 tuần trở lại đây, đồng nghĩa một lượng lớn tiền đồng được bơm vào hệ thống ngân hàng. Thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn rất dồi dào, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đi ngang ở mức 0,26%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,35%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trong khi đó, từ đầu năm đến hết ngày 28/7, tín dụng chỉ tăng 3,45% (cùng kỳ năm 2019 là 7,31%). Trước bối cảnh tăng trưởng tín dụng trì trệ và các doanh nghiệp đang tiếp tục lao đao vì làn sóng dịch thứ hai, NHNN đã ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất với cả các khoản vay hiện hữu và vay mới.
Theo SSI Research, từ nay đến cuối năm, lãi suất có thể giảm tiếp khoảng 50-70 điểm cơ bản ở kỳ hạn dưới 12 tháng và 20-30 điểm cơ bản ở kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng
Mặt bằng lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm khiến nhiều người liên tưởng đến việc nguồn tiền nhàn rỗi sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn. Đáng chú ý là, thị trường vàng "dậy sóng" thời gian gần đây khi đạt đỉnh 2.080 USD/ounce và đang duy trì trên ngưỡng 2.000 USD/lounce. Giá vàng trong nước có thời điểm vượt trên 60 triệu đồng/lượng, hiện vẫn trên 56 triệu đồng.
"Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 19/6/2020, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,35%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 2,45%."
Thế nhưng, nguồn tiền tiết kiệm vẫn chọn ngân hàng. Điều này được chứng minh qua tăng trưởng huy động vốn của ngành ngân hàng nói chung và các nhà băng nói riêng trong 6 tháng đầu năm nay. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 19/6/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,59% so với cuối năm 2019, thấp hơn mức tăng trưởng cùng thời điểm năm 2019 (6,05%). Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,35% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,09%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 2,45% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,22%). Như vậy, tốc độ tăng trưởng huy động vốn nửa đầu năm cao gần gấp đôi tín dụng.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cũng cho hay, huy động vốn trên địa bàn đến cuối tháng 6/2020 nhìn chung có tốc độ tăng trưởng tích cực hơn so với những tháng đầu năm (tăng 3,35% so với cuối năm trước). Ước tính 7 tháng đầu năm 2020, huy động vốn tiếp tục tăng 3,96%, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM duy trì tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2020, tăng 3,07%. 7 tháng đầu năm 2020, tín dụng trên địa bàn ước tăng trưởng đạt 3,66%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tín dụng tăng 7,61%).
Mặc dù nhiều nhà đầu tư chạy theo vàng và một số tài sản sinh lời khác trong thời gian qua, nhưng phần lớn các chuyên gia nhận định, tâm lý chung của người dân vẫn ở thế "thủ", chứ không phải chỉ chú ý tới sinh lời trong thời điểm khó khăn này. Đó là lý do nguồn tiền nhàn rỗi vẫn chảy vào ngân hàng trong bối cảnh vàng cao giá.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, lãi suất giảm nhưng người dân cũng khó có thể rút tiền ra mua bất động sản ngay lúc này, vì yếu tố tâm lý rất mạnh. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều người vẫn muốn được chủ động tiền mặt, nên muốn gửi tiết kiệm để khi có nhu cầu có thể lấy ra. Nếu đầu tư vào bất động sản thì đòi hỏi vốn lớn và thanh khoản thấp trong bối cảnh thị trường đang bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Đối với vàng, thanh khoản cao, lợi nhuận có, song rủi ro đi kèm.
Dưới 1 tỷ đồng, gửi tiết kiệm tại quầy ngân hàng nào có lợi nhất hiện nay? Chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng hiện nay cũng khá lớn, có thể chênh tới 1,5%/năm ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng và chênh tới 2,5%/năm ở các kỳ hạn dài. Sang tháng 9, một số ngân hàng như Techcombank, VPBank, ABBank, OceanBank,... tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động, giảm thêm 0,1-0,4 điểm phần trăm so...