Có tiền nhàn rỗi, nhà đầu tư BĐS nên làm gì giữa mùa dịch?
Bên cạnh những nhà đầu tư (NĐT) lo lắng thì còn khá nhiều NĐT lạc quan vẫn tìm kiếm kênh trú ẩn dòng tiền của mình vào bất động sản (BĐS) ở thời điểm này.
Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường là nhiều nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi nhưng không biết phải làm gì. Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, giới đầu tư phấp phỏng lo âu như “ngồi trên đống lửa” với sự sụt giảm nghiêm trọng của hầu hết các kênh đầu tư.
Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy vẫn có lượng NĐT tìm kiếm BĐS giữa mùa dịch Covid-19 vì cho rằng đây là “vịnh tránh bão” hợp lý nhất lúc này, bởi BĐS là tài sản hiện hữu, nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn chưa bao giờ “nguội”. Mặc dù vậy với tình cảnh hiện nay khi người dân phải hạn chế ra ngoài, tiếp xúc, tập trung nơi đông người thì việc đầu tư, kinh doanh, gặp gỡ đối tác, tìm hiểu thị trường lúc này cũng khá khó khăn.
Một NĐT lâu năm sống tại Q.Thủ Đức, Tp.HCM tỏ ra khá “sốt ruột” với tình hình dịch bệnh, ảnh hưởng phần nào đến dòng tiền đầu tư. Khoảng 2 tuần trước, NĐT này đã “xuống tiền” một nền đất tại thị trường Đồng Nai. Trong khi vẫn muốn tìm kiếm thêm kênh đầu tư ở một thị trường khác nhưng do tình hình dịch bệnh không đi lại tìm hiểu thị trường được. NĐT này cho biết, hiện đã kết nối với một số môi giới để xem nhà đất bằng phần mềm công nghệ, tuy vậy cũng chưa chốt được căn/nền.
Một số chuyên gia đã có những góc nhìn cá nhân về các kênh đầu tư phù hợp với những NĐT có tiền nhàn rỗi, nhất là ở thời điểm dịch bệnh này.
Đất nền tỉnh lân cận Tp.HCM: Vẫn được NĐT quan tâm
Video đang HOT
Đa số các NĐT tìm kiếm đất nền tỉnh lân cận đã có kinh nghiệm đầu tư ít nhất 3-5 năm, dù dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc đi tìm hiểu đất đai, hoặc giao dịch nhưng theo ghi nhận, khoảng 2-3 tuần trước vẫn có khá nhiều giao dịch phát sinh ở phân khúc đất nền. Hiện tại do tình hình dịch diễn biến phức tạp, hạn chế đi lại nên giao dịch chững lại rõ nét. Tuy nhiên, nhiều NĐT cho biết, họ giữ dòng tiền và chờ đợi qua dịch để tìm hiểu đất đai.
Lãi suất tiết kiệm ở nhiều ngân hàng có xu hướng giảm sâu bắt đầu từ 17/3. Trong xu thế này, có hiện tượng nhiều NĐT đã âm thầm rút tiền để đầu tư vào BĐS. Một số NĐT cho hay, trong xu thế này, việc giữ tiền trong các nhà băng gần như là để đồng tiền đứng yên, vì thế không ít người đã âm thầm rút tiền ra để đầu tư vào BĐS, kênh đầu tư đang có xu hướng hạ nhiệt sau thời gian bùng nổ về giá bán. Đất nền tỉnh là một trong các kênh lựa chọn của khá nhiều NĐT giữa mùa dịch này.
Theo ghi nhận, ở một số nền đất đã có hiện tượng ngang giá so với thời điểm trước Tết nguyên đán, một số nền NĐT cần tiền gấp nên cắt lỗ… những nền này hầu như chào ra đều có NĐT khác vào mua ngay. Đa số đất nền tại tỉnh lẻ đều có giá trên dưới 1 tỉ đồng, nên phù hợp với dòng tiền nhàn rỗi của nhiều NĐT lâu năm.
Bên cạnh đất thổ cư, đất nông nghiệp ở các tỉnh giáp ranh thì đất nền ven biển miền trung cũng được các NĐT quan tâm ở thời điểm này. Bỏ dòng nhàn rỗi và chờ đợi cũng là cách mà NĐT có tầm nhìn đón sóng dòng tiền của mình trong dài hạn ở bối cảnh hiện nay.
Căn hộ: Có hiện tượng giá giảm trên thị trường thứ cấp
Đây cũng là phân khúc nhận được sự quan tâm của người mua ở thực khi có tích lũy kha khá. Nhiều người tranh thủ tìm nhà lúc thị trường đang có hiện tượng chững giá hoặc giá giảm nhẹ trên thị trường thứ cấp.
Ghi nhận cho thấy, bên cạnh các dự án giá cao giao dịch chậm thì có những dự án trên dưới 2 tỉ đồng/căn “manh nha” thông tin ra thị trường đăng kí mua vượt cả “rổ hàng”. Trong đó lượng NĐT mua để đầu tư khá nhiều.
Đại diện một sàn BĐS tại Tp.HCM cho biết, dưới tác động của dịch Covid-19, giá bán căn hộ trên thị trường thứ cấp có giảm nhẹ từ 5-7%, trong khi giá ở thị trường sơ cấp không giảm nhưng cũng không tăng rõ nét. Nhân viên môi giới vẫn đảm bảo làm việc online và chào khách bằng cellphone, email, MKT online….
Theo các doanh nghiệp, dĩ nhiên trong lúc thị trường khó khăn không thể kì vọng giao dịch tốt như thời điểm chưa dịch. Nếu trước đó, trước bối cảnh khan cung, những dự án nào đủ điều kiện ra hàng là một lợi thế rất lớn, CĐT có thể tăng giá, nhưng hiện do dịch bệnh nên người người hạn chế tiếp xúc đám đông, hoạt động mở bán giới thiệu dự án bị hoãn lại thì không thể lấy việc tăng giá để áp dụng ở bối cảnh này được. Tuy việc bán hàng chậm nhưng với doanh nghiệp BĐS vẫn phải hoạt động và cố gắng để có khách hàng “nhỏ giọt”, duy trì hoạt động chờ thị trường hồi phục.
Nhiều sàn BĐS lớn giảm chi nhánh, cắt giảm nhân sự,...ứng phó với dịch Covid-19
Kiên trì, nỗ lực và sáng tạo là thông điệp mà ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Hải Phát Land gửi tới toàn bộ nhân viên trong hệ thống công ty mình nhằm vượt qua thời kỳ đầy khó khăn này.
Hải Phát Land là một trong những đơn vị phân phối bất động sản lớn nhất trên cả nước, với quy mô 25 chi nhánh trải dài khắp cả nước cùng đội ngũ gần 2000 nhân sự. Mỗi năm đơn vị này phân phối ra thị trường hàng nghìn sản phẩm BĐS.
Cũng như nhiều "ông lớn" phân phối BĐS khác, Hải Phát Land cũng đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến thị trường chững lại, giao dịch khó khăn. Trước những thách thức đó thì nhiều đơn vị phân phối BĐS lớn cũng đã có "quyết sách" riêng cho mình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Hải Phát Land cho biết, thị trường BĐS đang đối diện nhiều khó khăn và thách thức, không phải bây giờ mà từ cuối năm 2019 cũng đã khó khăn. Chính vì thế ngay từ 2019 Hải Phát Land cũng đã có những chiến lược dịch chuyển thị phần. Và để ứng phó với dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, chiến lược 2020 của công ty là tập trung vào các TP lớn - nơi có nhu cầu ở thực, nên giao dịch tại hệ thống của Hải Phát Land vẫn túc tắc chứ không "đóng băng". Số lượng giao dịch đất nền và căn hộ có giảm nhưng không bị sụt hẳn.
"Ngoài ra, chúng tôi đã nâng mức độ chống dịch lên cấp độ cao nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế đến toàn hệ thống công ty. Không tổ chức sự kiện, hạn chế tiếp xúc khách hàng, nhân viên phải thường xuyên thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Các nhân viên sale chuyên sang tư vấn bán hàng online. Trước tình hình dịch có thể kéo dài, công ty cũng đã có phương án áp dụng công nghệ vào các giao dịch và hiện đang gấp rút hoàn tất,"ông Giang chia sẻ.
Về quy mô công ty, ông Giang cho biết hiện công ty chưa cắt giảm nhân sự, mà thay vào đó đây là cơ hội để công ty có thời gian tái cơ cấu lại hệ thống bởi Hải Phát Land hiện đang triển khai rất nhiều dự án, do đó công việc xử lý còn rất lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch kéo dài hết quý 2 thì nhiều khả năng công ty cũng sẽ tính đến biện pháp này. Trong hoàn cảnh khó khăn này, cần sự nỗ lực, kiên trì và sáng tạo mới có thể đứng vững và vượt qua thử thách.
Là một trong nhưng đơn vị phân phối BĐS hàng đầu khác tại miền Bắc, ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cũng bộc bạch, hiện giờ thị trường đang rất khó khăn. Cuối năm 2019 thị trường đã ngấm khó khăn về pháp lý nay lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến giao dịch và nguồn cung trên thị trường sụt giảm mạnh.
Trước thực trạng đó, hàng trăm sàn BĐS đã phải đóng cửa. Tuy nhiên, với Đất Xanh Miền Bắc thì vẫn đang triển khai hoạt động bình thường. Trong gần 3 tháng đầu năm đã có khoảng trên 260 giao dịch thành công, nhưng chủ yếu là người mua nhà ở thực, đã tìm hiểu về dự án từ trước đó, còn hiện giờ các sự kiện mở bán phải tạm dừng lại.
Tuy nhiên, dự báo được những khó khăn, Công ty cũng đã phải cơ cấu lại quy mô hoạt động, đó là cắt giảm chi phí không cần thiết, giảm số lượng chi nhánh Chẳng hạn ở Đất Xanh Miền Bắc, từ đầu năm đến nay tôi đã cho cắt giảm tất cả các khoản chi phí rườm rà. Trong đó, đầu tiên là chi phí marketing và quảng cáo dự án. Tỷ lệ cắt giảm cỡ khoảng 70%. Trước đây, Đất Xanh Miền Bắc thường dùng cỡ khoảng 3-4 tỷ đồng mỗi tháng, khoảng 1 tỷ đồng mỗi tuần nhưng nay chỉ còn khoảng 200-300 triệu đồng. Công ty cũng phải trả lại một số điểm không quan trọng, rút về một số địa điểm chính.
Dù không chịu ảnh hưởng nặng nền như nhiều sàn BĐS nhỏ khác, nhưng Phú Quý Land cũng đang gặp khó khăn bởi doanh số giảm. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hà-Chủ tịch Phú Quý Land thì công ty rất may mắn so với nhiều đơn vị khác về khoản thuê mặt bằng. Bởi Phú Quý Land đã mua đứt 2 sàn của một tòa nhà để làm trụ sở.
Tuy nhiên, thị trường ảm đạm cũng đã làm cho doanh số giảm. Bởi vậy, công ty đã rút bớt một số chi nhánh ở những nơi không cần thiết. Đồng thời, giảm quy mô sale, một phần nhân viên cũng làm việc online nhằm hạn chế tiếp xúc xã hội, tụ tập nơi động người theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng chống dịch.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), cho biết HoREA cũng đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vượt qua đại dịch và chuẩn bị phục hồi hoạt động trở lại sau đại dịch như gia hạn thuế, không xử phạt các doanh nghiệp và các cá nhân nộp chậm quyết toán thuế...
Giảm lãi suất, nhà đầu tư có quay lại bất động sản? Lo lắng khi để dòng tiền đứng yên khi lãi suất tiết kiệm hạ xuống, nhiều nhà đầu tư (NĐT) phân vân với các kênh đầu tư trong thời điểm dịch bệnh đang làm chao đảo nền kinh tế. Ngày 17/3 Ngân hàng Nhà nước đã ra một loạt chủ trương giảm lãi vay, giãn nợ...miễn, giảm một số loại phí giao dịch...