Có Tiến Đại Phát thanh toán nợ, BOT Cầu Thái Hà tự tin hoạt động liên tục?
Mặc dù đơn vị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục nhưng ban lãnh đạo BOT cho rằng với sự hỗ trợ cam kết tài chính dài hạn để thanh toán các khoản nợ tín dụng của nhà đầu tư là Công ty TNHH Tiến Đại Phát thì công ty sẽ hoạt động liên tục trong tương lai.
CTCP BOT Cầu Thái Hà (BOT) vừa có giải trình về báo cáo tài chính soát xét 6 tháng 2020.
Cụ thể, tại báo cáo tài chính đơn vị kiểm toán lưu ý, BOT có lỗ luỹ kế 144 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2020. Doanh thu năm 2019 chỉ đạt 16% và 6 tháng đầu năm 2020 mới chỉ đạt 13% với phương án tài chính. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh liên tục âm từ thời điểm công ty bắt đầu hoạt động thu phí.
Hiện tại các khoản nợ tín dụng được thanh toán nhờ vào sự tài trợ của cổ đông lớn là Công ty TNHH Tiến Đại Phát.
Các yếu tố trên cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Video đang HOT
BOT giải thích như sau, trong giai đoạn đầu hoạt động thu phí, công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành thu phí do nhiều nguyên nhân khách quan. Công ty đã có những biện pháp để khắc phục nhằm tháo gỡ khó khăn.
Cụ thể như, ngày 4/2/2020, công ty đã có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban quản lý dự án Thăng Long đề cập đến một số vấn đề còn tồn tại từ bước lập dự án đầu tư, mời nhà đầu tư, triển khai xây dựng, khai thác dự án cầu Thái Hà là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Công ty cũng đã đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể thu đúng, đủ để hoàn vốn đầu tư như đề xuất được lắp đặt bổ sung trạm thu phí, thực hiện tư vấn lập dự án đánh giá lưu lượng xe thực tế…
Hiện tại công ty đang chờ văn bản trả lời của Bộ Giao thông Vận tải và cấp có thẩm quyền về các vấn đề này.
Ban lãnh đạo BOT tin rằng với tài sản hiện hữu 1.381 tỷ đồng và 95 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng trong giai đoạn đầu tư đang làm thủ tục hoàn thuế, cũng với sự hỗ trợ cam kết tài chính dài hạn để thanh toán các khoản nợ tín dụng của nhà đầu tư là Công ty TNHH Tiến Đại Phát thì công ty sẽ hoạt động liên tục trong tương lai.
Hoàn tất phát hành 10.000 tỷ trái phiếu chưa lâu, Masan Group lên kế hoạch phát hành tiếp 8.000 tỷ đồng
Một phần tiền từ phát hành trái phiếu sẽ được dùng để trả nợ vay nội bộ cho Vincommerce cũng như tăng vốn điều lệ cho The Sherpa
Tập đoàn Masan (Masan Group, MSN) vừa thông qua quyết định huy động 8.000 tỷ trái phiếu. Trong đó, Tập đoàn dự chào bán riêng lẻ tổng cộng 43 đợt trái phiếu với giá trị huy động tối đa 4.000 tỷ đồng. Ngày phát hành dự kiến trong quý 3/2020.
Trái phiếu chào bán là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được bảo đảm tài sản, có kỳ hạn 3 năm, trả lãi 6 tháng/lần. 2 kỳ đầu tiên có lãi suất 10%/năm, các kỳ tiếp theo được xác định bằng tổng của lãi suất tham chiếu và biên độ 4%/năm. Lãi suất tham chiếu là trung bình cộng của các lãi suất tiền gửi áp dụng đối với các khoản tiền tiết kiệm cá nhân kì hạn 12 tháng do Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV công bố.
Đối tượng cho lô 4.000 tỷ này là các cá nhân, tổ chức trong ngoài nước phù hợp quy định pháp luật. Tất cả trái phiếu trên theo kế hoạch Masan sẽ mua lại ngay trong năm 2021. Chi tiết, vào tháng 9/2021 Tập đoàn dự mua lại 1.235 tỷ, đến tháng 10 tiếp tục mua 380 tỷ, tháng 11 mua 1.140 tỷ và 285 tỷ còn lại sẽ hoàn tất mua ngay trong tháng 12/2021.
Song song, Tập đoàn cũng sẽ chào bán ra công chúng 4.000 tỷ trái phiếu khác. Theo kế hoạch, số trái phiếu này sẽ được chào bán ra công chúng trong 9 đợt với khối lượng cụ thể của từng đợt do Ban lãnh đạo Công ty quyết định.
Tuỳ theo kế hoạch sử dụng vốn mỗi đợt và thời gian chào bán, Masan đưa ra mức chi trả lãi suất khác nhau. Trong đó, các đợt 3, 6 và 9 sẽ có mức lãi cố định cao nhất với 10%/năm, đối với giai đoạn 6 tháng tiếp theo của năm thứ hai sẽ được trả bằng lãi thả nổi (4%/năm lãi tham chiếu).
Được biết, số tiền thu được sẽ được sử dụng để thanh toán nợ vay cho công ty con là CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce (3.000 tỷ đồng), đồng thời góp thêm vốn điều lệ cho Công ty TNHH The Sherpa (1.000 tỷ đồng).
Về The Sherpa và The CrownX, tháng 6/2020 HĐQT Masan đã ra nghị quyết thành lập 2 đơn vị này nhằm hoàn tất giao dịch hợp nhất giữa Vincomerce (VCM) và Masan Cosumer Holdings (MCH). Trong đó, CrownX sẽ là công ty con nắm giữ phần vốn góp tại MCH và VCM. Masan sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại VCM và MCH trong một hoặc nhiều giao dịch và ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang hoặc Tổng Giám đốc Danny Le quyết định tỷ lệ sở hữu cụ thể của Masan tại The Sherpa và CrownX.
Trong đó, The Sherpa đang có vốn điều lệ 517 tỷ đồng, dự kiến sau khi tăng 1.000 tỷ mức vốn đơn vị này sẽ tăng lên 1.517 tỷ đồng.
Còn với The CrownX, chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2020, ban lãnh đạo cho biết đơn vị này sẽ nắm giữ 85,71% cổ phần của MCH và 83,74% cổ phần của VCM. Masan cho thấy tham vọng đưa The CrownX trở thành "kỳ lân" ngành hàng tiêu dùng thế hệ mới, trọng tâm là mảng hàng tiêu dùng tiến vào kênh bán lẻ hiện đại quy mô lớn.
HĐQT Masan cũng đã thông qua việc mua thêm 15% cổ phần của The CrownX, giao dịch đang được cân nhắc thực hiện bằng tiền mặt với giá trị lên đến 1 tỷ USD dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý 2/2020 và quý 3/2020. Cuối tháng 6, Masan đã chi 20.000 tỷ đồng (862 triệu USD) để mua lại 12,6% lợi ích của The CrownX.
Với những chiến lược trên, Masan từ năm 2020 đã liên tục huy động lượng lớn vốn, không chỉ phát hành hàng trăm triệu cổ phần cho đối tác, Công ty cũng vừa hoàn tất phát hành 10.000 tỷ trái phiếu vào tháng 6 năm nay.
BOT Cầu Thái Hà tiếp tục báo lỗ quý thứ 6 liên tiếp, huy động vốn để trả nợ ngân hàng BOT vẫn phải chịu lỗ ròng gần 24 tỷ đồng trong quý 2/2020, thấp hơn mức lỗ 42 tỷ của cùng kỳ 2019. Như vậy, đây là quý thứ 6 liên tiếp kể từ khi đi vào hoạt động BOT chìm trong thua lỗ. CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh...